Danh mục

Giáo trình Quản trị chuỗi cung ứng: Phần 2

Số trang: 333      Loại file: pdf      Dung lượng: 31.56 MB      Lượt xem: 19      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 1,000 VND Tải xuống file đầy đủ (333 trang) 0

Báo xấu

Xem trước 10 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Giáo trình "Quản trị chuỗi cung ứng" được biên soạn nhằm giảng dạy cho cả đối tượng đại học và sau đại học, với các ngành quản trị kinh doanh, quản trị marketing, kinh doanh thương mại và kế toán. Giáo trình được kết cấu thành hệ thống 9 chương và chia làm 2 phần, phần 2 trình bày những nội dung về: mua và quản lý nguồn cung; phân phối và thu hồi trong chuỗi cung ứng; quản lý thông tin chuỗi cung ứng; cộng tác chuỗi cung ứng; đánh giá, đo lường và quản trị rủi ro chuỗi cung ứng;... Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Giáo trình Quản trị chuỗi cung ứng: Phần 2 Chương 5 MUA VÀ QUẢN LÝ NGUỒN CUNG YÊU CẦU HỌC TẬP CỦA CHƯƠNG Mua và quản lý nguồn cung thể hiện toàn bộ các hoạt động đầu vào trong SCM, có vị trí và tầm ảnh hưởng ngày càng rộng lớn trong các chuỗi cung ứng. Những vấn đề chính mà người học cần nắm bắt trong chương 5 bao gồm: - Có kiến thức cơ bản về mua, quan điểm phát triển của mua; mục tiêu, cách thức xác lập các chiến lược mua, quá trình và tổ chức mua. - Có hiểu biết cơ bản về bản chất, hình thức, chiến lược, quy trình thuê ngoài và các phương pháp xác định cơ hội thuê ngoài. - Nắm rõ các nội dung cơ bản liên quan đến quản lý nguồn cung trong SCM, như vai trò, đặc điểm, các chiến lược nguồn cung và quản lý quan hệ nhà cung cấp. 5.1. MUA VÀ CHIẾN LƯỢC MUA 5.1.1. Khái niệm và quá trình phát triển 5.1.1.1. Khái niệm, vị trí và chức năng mua Theo quan điểm truyền thống, mua (Puchasing) là hành vi thương mại, là hoạt động nhằm tạo nguồn lực đầu vào, thực hiện các quyết định của dự trữ, đảm bảo vật tư, nguyên liệu, hàng hóa cho sản xuất hoặc cung ứng trong phân phối. Ở phạm vi hẹp này, mua là tập hợp các hoạt động nhằm tạo lập lực lượng vật tư, nguyên liệu, hàng hoá cho doanh nghiệp, đáp ứng các yêu cầu sản xuất, dự trữ và bán hàng với tổng chi phí tối ưu. Cách tiếp cận này tập trung vào các giao dịch hơn là vào các mối quan hệ, hoạt động mua được xử lý ở mức độ tác nghiệp hoặc chiến thuật hơn là chiến lược. 272 Năm 1997, Carr và Smeltzer đưa ra quan niệm: Mua (Procurement) là quá trình lập kế hoạch, thực hiện, đánh giá và kiểm soát chiến lược và vận hành các quyết định để hướng chức năng mua vào việc tìm kiếm các cơ hội phù hợp với khả năng của công ty nhằm đạt được mục tiêu dài hạn. Định nghĩa này bổ sung vào cách tiếp cận truyền thống, cho thấy mua không chỉ nhằm đạt được mức giá rẻ nhất mà còn tập trung vào việc tìm kiếm các cơ hội dài hạn có tính chiến lược. Trong chuỗi giá trị mở rộng của M. Porter, mua được xem là liên kết chủ yếu và có vị trí kết nối then chốt giữa các thành viên chuỗi cung ứng. Mua hiệu quả cho phép tối ưu hóa giá trị cho cả bên mua và bán, từ đó tối đa hóa giá trị cho cả chuỗi cung ứng. Theo cách tiếp cận này, mua (Procurement) được hiểu là một phần chiến lược chuỗi cung ứng, bao gồm những hoạt động liên quan đến xác định nhu cầu, định vị và lựa chọn nhà cung cấp, đàm phán các điều khoản, theo dõi và đánh giá để đảm bảo hiệu suất và phát triển các nhà cung cấp. Hoạt động mua chú trọng vào bốn chức năng ở các cấp độ khác nhau: - Đặt hàng là chức năng thuần túy, bao gồm các hoạt động hành chính dưới hình thức triển khai các đặt hàng. - Lựa chọn nhà cung cấp tiềm năng từ danh sách các nhà cung cấp đã được phê duyệt và đàm phán các thỏa thuận. - Tìm nguồn cung ứng là quyết định tầm chiến lược, liên quan đến các quyết định mua trước khi danh sách nhà cung cấp được phê duyệt. - Quản lý cung ứng mở rộng chức năng của mua bằng việc đồng bộ hóa các dòng nguyên vật liệu đầu vào với các hoạt động khác của công ty. - Các chức năng này cần phải được thực hiện trong một hệ thống 273 tổng thể chứ không phải riêng rẽ. Khi đó, các luồng thông tin và vật liệu trong toàn bộ tổ chức sẽ được liên kết chặt chẽ hơn. 5.1.1.2. Các mục tiêu và vai trò của mua a) Các mục tiêu mua Mua có tầm ảnh hưởng ngày càng rộng lớn trong các chuỗi cung ứng, là liên kết chủ yếu và là quá trình tương tác cốt lõi giữa các thành viên chuỗi. Mua đáp ứng một số mục tiêu sau: - Đảm bảo cung ứng liên tục: Mua phải đảm bảo đáp ứng liên tục yêu cầu của các nhóm khách hàng nội bộ trong doanh nghiệp về cung cấp các vật tư, nguyên liệu, hàng hóa và dịch vụ đầu vào có chất lượng. Các khách hàng nội bộ bao gồm bộ phận sản xuất, các trung tâm phân phối, bộ phận kĩ thuật, bộ phận nghiên cứu và phát triển, phòng công nghệ thông tin… Để đạt được mục tiêu trên, mua cần đáp ứng các yêu cầu: Mua sản phẩm và dịch vụ với mức giá phù hợp; mua đúng nguồn; mua theo đúng đặc điểm kỹ thuật; mua với số lượng phù hợp; sắp xếp giao hàng đúng thời điểm; đáp ứng đúng yêu cầu của khách hàng nội bộ. - Quản lý quá trình mua hiệu quả: Để đạt được mục tiêu này đòi hỏi bộ phận mua phải quản lý hoạt động nội bộ của mình một cách hiệu quả thông qua việc quản lý và phát triển đội ngũ nhân viên mua, xây dựng và duy trì các chính sách, thủ tục và quy trình mua... - Phát triển nguồn cung ứng: Đây là mục tiêu quan trọng nhằm lựa chọn, phát triển và duy trì nguồn cung. Mục tiêu này cho phép mua bám sát các điều kiện thực tại trong thị trường cung ứng để đảm bảo: (1) Các nguồn cung hiện tại duy trì tính cạnh tranh; (2) Nắm rõ các nguồn cung tiềm năng và phát triển các mối quan hệ với nhà cung ứng; (3) Cải thiện và phát triển những nguồn cung không cạnh tranh. Nhờ đó, bộ phận mua có thể quản lý tốt một mạng lưới cơ sở cung ứng có khả năng cung cấp các sản phẩm có lợi thế về giá thành, chất lượng, công nghệ, giao hàng cũng như phát triển sản phẩm mới. Duy trì tốt mối quan hệ với các nhà 274 cung cấp bên ngoài và phát triển các nguồn cung cấp chất lượng cao, đáng tin cậy. - Phát triển mối quan hệ chặt chẽ với các bộ phận chức năng khác: Mục tiêu này đòi hỏi bộ phận mua phải duy trì và phát triển mối quan hệ hợp tác lành mạnh, tích cực và chặt chẽ với các chức năng khác, cung cấp thông tin và tư vấn khi cần thiết để đảm bảo hoạt động hiệu quả của toàn bộ tổ chức. Như các nhóm chức năng marketing, sản xuất, kỹ thuật, công nghệ và tài chính trong tổ chức. - Hỗ trợ chiến lược chung của tổ chức: Đây là mục tiêu nhằm tạo ra sự thống nhất với mục tiêu chung của tổ chức, do mua ảnh hưởng trực tiếp (tích cực hoặc tiêu cực) đến hiệu suất tổng thể của doanh nghiệp. Khi đạt được mục tiêu này, mua được công nhận là một tài sản chiế ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: