Giáo trình Quản trị hậu cần (Nghề: Quản trị kinh doanh - Cao đẳng): Phần 2 - Trường CĐ Cộng đồng Đồng Tháp
Số trang: 62
Loại file: pdf
Dung lượng: 721.21 KB
Lượt xem: 13
Lượt tải: 0
Xem trước 7 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Nội dung giáo trình Quản trị hậu cần gồm 7 chương: Đại cương về quản trị hậu cần; Sản phẩm và dịch vụ khách hàng hậu cần; Hệ thống thông tin hậu cần; Quản trị dự trữ; Quản trị mua hàng và cung ứng; Quản trị vận tải; Quản trị chuỗi cung ứng. Mời các bạn cùng tham khảo nội dung phần 2 giáo trình!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Giáo trình Quản trị hậu cần (Nghề: Quản trị kinh doanh - Cao đẳng): Phần 2 - Trường CĐ Cộng đồng Đồng Tháp CHƢƠNG 4: QUẢN TRỊ DỰ TRỮ Mã bài: KT470-04 Giới thiệu: Chương này nêu lên tầm quan trọng của kho bãi và quản trị hàng tồn kho dự trữ, giới thiệu mô hình, phương pháp quản trị hàng tồn kho dự trữ hiệu quả ứng dụng trong doanh nghiệp hiện nay. Mục tiêu: Sau khi học xong bài này, người học có thể: Trình bày tổng quan về quản trị dự trữ; Phân biệt các phương pháp quản trị dự trữ; Nhận biết mô hình dự trữ thông dụng. Trình bày các nội dung về hoạt động Logistics như: khái niệm, phân loại, các hoạt động Logistics chức năng. Phân tích được các tình huống thực tế về Logistics Phân biệt một số loại kho bãi Nhận biết tác động “Roi da”- Bullwhip xảy ra như thế nào và các yếu tố liên quan khác. Xác định các yếu tố chính là nguyên nhân gây ra tác động “Roi da” trong chuỗi cung ứng. Sử dụng công nghệ thông tin hỗ trợ và tạo ra sự hợp tác hiệu quả trong chuỗi cung ứng 1. Tổng quan 1.1. Lý do tồn tại dự trữ 1.1.1. Hiệu ứng Bullwhip (Hiệu ứng cái roi da)- Khái niệm và hệ quả Một trong những tác động phổ biến nhất trong chuỗi cung ứng là hiện tượng có tên gọi “Roi da”. Khi có thay đổi nhỏ về nhu cầu sản phẩm từ khách hàng, điều này sẽ chuyển thành những thay đổi lớn hơn về nhu cầu từ các công ty trong chuỗi cung ứng. Các công ty ở những giai đoạn khác nhau trong chuỗi đều có cái nhìn khác nhau về toàn cảnh nhu cầu thị trường, kết quả là sự phối hợp trong chuỗi cung ứng bị chia nhỏ. Công ty thực hiện nhiều cách khác nhau do thiếu hụt sản phẩm ngắn hạn và sẽ dẫn đến sự thiếu hụt trong toàn chuỗi cung ứng. Tác động này sẽ thể hiện trên phạm vi lớn hơn liên quan đến nhiều ngành công nghiệp, và được gọi là “bơm vào buồng phổi” chu kỳ kinh doanh. 64 Tác động sẽ ảnh hưởng đến ngành công nghiệp phục vụ tăng trưởng và phát triển thị trường khi nhu cầu đột nhiên tăng nhanh. Ví dụ như trong ngành công nghiệp phục vụ các thiết bị truyền thông thư tín hay thị trường linh kiện máy tính. Tác động bắt đầu khi nhu cầu thị trường lớn mạnh tạo ra sự thiếu hụt sản phẩm. Các nhà sản xuất và phân phối gia tăng sản xuất và mức tồn kho để đáp ứng nhu cầu. Đây là điểm hoặc là nhu cầu thay đổi, hoặc là nhu cầu cung ứng sản phẩm lớn hơn mức nhu cầu đáp ứng. Nhà sản xuất và phân phối không nhận ra việc cung cấp đang lớn hơn nhu cầu nên tiếp tục thiết lập việc cung ứng sản phẩm. Và kết quả là lượng sản phẩm dư thừa quá lớn khi công ty nhận ra điều này. Nhà sản xuất sẽ ngưng hoạt động máy móc và cắt giảm nhân viên. Nhà phân phối gặp khó khăn trong hàng tồn kho, và làm giảm giá trị sản phẩm trên thị trường. Hiệu ứng “Cái roi da” hay Bullwhip Effect được phát hiện năm 1961 bởi tiến sĩ Ray Forrester. Biểu hiện cụ thể của hiệu ứng này là thông tin về nhu cầu của thị trường cho một sản phầm/hàng hóa nào đó bị bóp méo, khuếch đại lên dẫn đến sự dư thừa tồn kho, gây ảnh hưởng tới các chính sách giá, đồng thời tạo ra những phản ánh sai lệch, không chính xác trong nhu cầu thị trường. Hiệu ứng “cái roi da” xuất hiện trong quá trình đưa ra dự đoán về nhu cầu của các kênh phân phối trong chuỗi cung ứng. Vào những năm 1960, trò chơi mô phỏng được phát triển ở trường đại học quản lý công nghệ Massachusetts đã minh họa tác động “Roi da” xảy ra như thế nào. Trò chơi mô phỏng này được gọi là “Beer game”- Trò chơi về phân phối bia. Trò chơi cho thấy những gì xảy ra trong chuỗi cung ứng thực có sự hỗ trợ của nhóm các cửa hàng bán lẻ như bia, bánh snacks và một số hàng hóa khác. Kết quả của trò chơi mô phỏng mang lại bài học quý giá là làm như thế nào kết hợp những hoạt động ở các công ty khác nhau trong một chuỗi cung ứng. “Beer game” bắt đầu từ kinh nghiệm của nhà bán lẻ về sự thay đổi nhỏ liên quan đến nhu cầu thương hiệu của loại bia gọi là Lover’s Beer. Đơn hàng theo lô ấn định từ nhà bán lẻ chuyển đến nhà phân phối bia. Lúc đầu, những đơn hàng này vượt quá mức tồn kho của những nhà phân phối hiện có, nên họ chia phần Lover’s Beer từ nhà cung cấp của mình cho các nhà bán lẻ. Sau đó, nhà phân phối này lại đặt nhiều đơn hàng lớn từ các nhà máy sản xuất ra bia Lover’s Beer. Những nhà bia này không thể gia tăng mức sản xuất để đáp ứng nên cũng chia phần lại cho các nhà phân phối và bắt đầu xây dựng năng lực sản xuất thêm. Sự khan hiếm Lover’s Beer gây cơn sốt trong quá trình mua hàng và ngày càng gia tăng. Khi nhà máy bia tăng mức sản xuất và bắt đầu cung ứng số lượng lớn sản phẩm ra thị trường, các đơn hàng vẫn gia tăng và cơn sốt mua hàng đột nhiên suy giảm. Sản phẩm sản xuất 65 lắp đầy kho của nhà phân phối và cả kho của nhà bán lẻ, vượt quá nhu cầu thực sự cần thiết. Nhà máy sản xuất vượt quá công suất; nhà phân phối bị ứ động vốn do quá nhiều hàng tồn kho; nhà bán lẻ huỷ bỏ các đơn hàng đặt trước đó hay khuyến mãi giảm giá sản phẩm. Tất cả đều bị tổn thất nặng nề. Các thành viên trong chuỗi cung ứng đều nhận thức được chi phí của tác động “Roi da”. Nhà sản xuất gia tăng công suất sản xuất để thỏa mãn các đơn hàng và điều này là bất ổn so với nhu cầu thực sự. Nhà phân phối thì tồn trữ thêm sản phẩm để kiểm soát mức đơn hàng thay đổi. Chi phí vận tải gia tăng vì công suất chuyên chở tăng thêm để kiểm soát thời điểm nhu cầu tăng cao. Chi phí lao động cũng đồng thời tăng theo để đáp ứng nhu cầu cao trong các thời điểm. 1.1.2. Nguyên nhân và giải pháp a) Nguyên nhân dẫn đến hiệu ứng Bullwhip: Có 4 nguyên nhân chính gây ra hiệu ứng Bullwhip - Việc cập nhật dự báo nhu cầu - Dung lượng đơn hàng theo quy mô - Biến động về giá cả - Trò chơi tạo sự hạn chế và thiếu hụt Việc hiểu rõ các nguyên nhân gây ra hiệu ứng Bullwhip sẽ giúp các nhà quản lý đưa ra các ch ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Giáo trình Quản trị hậu cần (Nghề: Quản trị kinh doanh - Cao đẳng): Phần 2 - Trường CĐ Cộng đồng Đồng Tháp CHƢƠNG 4: QUẢN TRỊ DỰ TRỮ Mã bài: KT470-04 Giới thiệu: Chương này nêu lên tầm quan trọng của kho bãi và quản trị hàng tồn kho dự trữ, giới thiệu mô hình, phương pháp quản trị hàng tồn kho dự trữ hiệu quả ứng dụng trong doanh nghiệp hiện nay. Mục tiêu: Sau khi học xong bài này, người học có thể: Trình bày tổng quan về quản trị dự trữ; Phân biệt các phương pháp quản trị dự trữ; Nhận biết mô hình dự trữ thông dụng. Trình bày các nội dung về hoạt động Logistics như: khái niệm, phân loại, các hoạt động Logistics chức năng. Phân tích được các tình huống thực tế về Logistics Phân biệt một số loại kho bãi Nhận biết tác động “Roi da”- Bullwhip xảy ra như thế nào và các yếu tố liên quan khác. Xác định các yếu tố chính là nguyên nhân gây ra tác động “Roi da” trong chuỗi cung ứng. Sử dụng công nghệ thông tin hỗ trợ và tạo ra sự hợp tác hiệu quả trong chuỗi cung ứng 1. Tổng quan 1.1. Lý do tồn tại dự trữ 1.1.1. Hiệu ứng Bullwhip (Hiệu ứng cái roi da)- Khái niệm và hệ quả Một trong những tác động phổ biến nhất trong chuỗi cung ứng là hiện tượng có tên gọi “Roi da”. Khi có thay đổi nhỏ về nhu cầu sản phẩm từ khách hàng, điều này sẽ chuyển thành những thay đổi lớn hơn về nhu cầu từ các công ty trong chuỗi cung ứng. Các công ty ở những giai đoạn khác nhau trong chuỗi đều có cái nhìn khác nhau về toàn cảnh nhu cầu thị trường, kết quả là sự phối hợp trong chuỗi cung ứng bị chia nhỏ. Công ty thực hiện nhiều cách khác nhau do thiếu hụt sản phẩm ngắn hạn và sẽ dẫn đến sự thiếu hụt trong toàn chuỗi cung ứng. Tác động này sẽ thể hiện trên phạm vi lớn hơn liên quan đến nhiều ngành công nghiệp, và được gọi là “bơm vào buồng phổi” chu kỳ kinh doanh. 64 Tác động sẽ ảnh hưởng đến ngành công nghiệp phục vụ tăng trưởng và phát triển thị trường khi nhu cầu đột nhiên tăng nhanh. Ví dụ như trong ngành công nghiệp phục vụ các thiết bị truyền thông thư tín hay thị trường linh kiện máy tính. Tác động bắt đầu khi nhu cầu thị trường lớn mạnh tạo ra sự thiếu hụt sản phẩm. Các nhà sản xuất và phân phối gia tăng sản xuất và mức tồn kho để đáp ứng nhu cầu. Đây là điểm hoặc là nhu cầu thay đổi, hoặc là nhu cầu cung ứng sản phẩm lớn hơn mức nhu cầu đáp ứng. Nhà sản xuất và phân phối không nhận ra việc cung cấp đang lớn hơn nhu cầu nên tiếp tục thiết lập việc cung ứng sản phẩm. Và kết quả là lượng sản phẩm dư thừa quá lớn khi công ty nhận ra điều này. Nhà sản xuất sẽ ngưng hoạt động máy móc và cắt giảm nhân viên. Nhà phân phối gặp khó khăn trong hàng tồn kho, và làm giảm giá trị sản phẩm trên thị trường. Hiệu ứng “Cái roi da” hay Bullwhip Effect được phát hiện năm 1961 bởi tiến sĩ Ray Forrester. Biểu hiện cụ thể của hiệu ứng này là thông tin về nhu cầu của thị trường cho một sản phầm/hàng hóa nào đó bị bóp méo, khuếch đại lên dẫn đến sự dư thừa tồn kho, gây ảnh hưởng tới các chính sách giá, đồng thời tạo ra những phản ánh sai lệch, không chính xác trong nhu cầu thị trường. Hiệu ứng “cái roi da” xuất hiện trong quá trình đưa ra dự đoán về nhu cầu của các kênh phân phối trong chuỗi cung ứng. Vào những năm 1960, trò chơi mô phỏng được phát triển ở trường đại học quản lý công nghệ Massachusetts đã minh họa tác động “Roi da” xảy ra như thế nào. Trò chơi mô phỏng này được gọi là “Beer game”- Trò chơi về phân phối bia. Trò chơi cho thấy những gì xảy ra trong chuỗi cung ứng thực có sự hỗ trợ của nhóm các cửa hàng bán lẻ như bia, bánh snacks và một số hàng hóa khác. Kết quả của trò chơi mô phỏng mang lại bài học quý giá là làm như thế nào kết hợp những hoạt động ở các công ty khác nhau trong một chuỗi cung ứng. “Beer game” bắt đầu từ kinh nghiệm của nhà bán lẻ về sự thay đổi nhỏ liên quan đến nhu cầu thương hiệu của loại bia gọi là Lover’s Beer. Đơn hàng theo lô ấn định từ nhà bán lẻ chuyển đến nhà phân phối bia. Lúc đầu, những đơn hàng này vượt quá mức tồn kho của những nhà phân phối hiện có, nên họ chia phần Lover’s Beer từ nhà cung cấp của mình cho các nhà bán lẻ. Sau đó, nhà phân phối này lại đặt nhiều đơn hàng lớn từ các nhà máy sản xuất ra bia Lover’s Beer. Những nhà bia này không thể gia tăng mức sản xuất để đáp ứng nên cũng chia phần lại cho các nhà phân phối và bắt đầu xây dựng năng lực sản xuất thêm. Sự khan hiếm Lover’s Beer gây cơn sốt trong quá trình mua hàng và ngày càng gia tăng. Khi nhà máy bia tăng mức sản xuất và bắt đầu cung ứng số lượng lớn sản phẩm ra thị trường, các đơn hàng vẫn gia tăng và cơn sốt mua hàng đột nhiên suy giảm. Sản phẩm sản xuất 65 lắp đầy kho của nhà phân phối và cả kho của nhà bán lẻ, vượt quá nhu cầu thực sự cần thiết. Nhà máy sản xuất vượt quá công suất; nhà phân phối bị ứ động vốn do quá nhiều hàng tồn kho; nhà bán lẻ huỷ bỏ các đơn hàng đặt trước đó hay khuyến mãi giảm giá sản phẩm. Tất cả đều bị tổn thất nặng nề. Các thành viên trong chuỗi cung ứng đều nhận thức được chi phí của tác động “Roi da”. Nhà sản xuất gia tăng công suất sản xuất để thỏa mãn các đơn hàng và điều này là bất ổn so với nhu cầu thực sự. Nhà phân phối thì tồn trữ thêm sản phẩm để kiểm soát mức đơn hàng thay đổi. Chi phí vận tải gia tăng vì công suất chuyên chở tăng thêm để kiểm soát thời điểm nhu cầu tăng cao. Chi phí lao động cũng đồng thời tăng theo để đáp ứng nhu cầu cao trong các thời điểm. 1.1.2. Nguyên nhân và giải pháp a) Nguyên nhân dẫn đến hiệu ứng Bullwhip: Có 4 nguyên nhân chính gây ra hiệu ứng Bullwhip - Việc cập nhật dự báo nhu cầu - Dung lượng đơn hàng theo quy mô - Biến động về giá cả - Trò chơi tạo sự hạn chế và thiếu hụt Việc hiểu rõ các nguyên nhân gây ra hiệu ứng Bullwhip sẽ giúp các nhà quản lý đưa ra các ch ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Quản trị kinh doanh Giáo trình Quản trị hậu cần Quản trị hậu cần Quản trị chuỗi cung ứng Quản trị dự trữ Quản trị mua hàngGợi ý tài liệu liên quan:
-
99 trang 388 0 0
-
Những mẹo mực để trở thành người bán hàng xuất sắc
6 trang 335 0 0 -
Báo cáo Phân tích thiết kế hệ thống - Quản lý khách sạn
26 trang 334 0 0 -
115 trang 317 0 0
-
146 trang 312 0 0
-
98 trang 304 0 0
-
Chương 2 : Các công việc chuẩn bị
30 trang 289 0 0 -
87 trang 237 0 0
-
96 trang 236 3 0
-
Giáo trình QUẢN TRỊ CHUỔI CUNG ỨNG
179 trang 223 0 0