Danh mục

Giáo trình Quản trị học: Phần 2 - PGS.TS. Nguyễn Thị Bích Loan, PGS.TS. Phạm Công Đoàn (Đồng chủ biên)

Số trang: 164      Loại file: pdf      Dung lượng: 1,008.89 KB      Lượt xem: 68      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Phí tải xuống: 1,000 VND Tải xuống file đầy đủ (164 trang) 0
Xem trước 10 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Giáo trình "Quản trị học" được biên soạn nhằm cung cấp các kiến thức cơ bản, nền tảng về quản trị học cho ngành quản trị kinh doanh và các ngành liên quan ở bậc đại học, là tài liệu tham khảo cho học viên cao học và nghiên cứu sinh cũng như các nhà nghiên cứu, thực hành quản trị ở các tổ chức, doanh nghiệp. Giáo trình được kết cấu thành 7 chương và chia làm 2 phần, phần 2 trình bày những nội dung về: chức năng hoạch định; chức năng tổ chức; chức năng lãnh đạo; chức năng kiểm soát;... Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Giáo trình Quản trị học: Phần 2 - PGS.TS. Nguyễn Thị Bích Loan, PGS.TS. Phạm Công Đoàn (Đồng chủ biên) CHƯƠNG 4 CHỨC NĂNG HOẠCH ĐỊNH Sau khi đọc chương này, người đọc nắm được các nội dung cơ bản của chức năng hoạch định, cụ thể: - Khái niệm hoạch định và tầm quan trọng của hoạch định đối với hoạt động quản trị. - Quá trình hoạch định và các nội dung chủ yếu, mối quan hệ giữa các giai đoạn của quá trình hoạch định. - Các công cụ hỗ trợ chủ yếu trong hoạch định. 4.1. Khái niệm và tầm quan trọng của hoạch định 4.1.1. Khái niệm hoạch định Trước khi hành động, ai cũng đều xác định mục tiêu của hành động cần đạt tới, từ đó suy nghĩ vậy, cân nhắc, lựa chọn cách thức hành động hiệu quả để đảm bảo đạt được mục tiêu. Xác định mục tiêu và soạn thảo một kế hoạch hành động để đạt được mục tiêu, đó chính là hoạch định. Hoạt động của một tổ chức bao gồm những con người với quy mô lớn hơn, tính phức tạp cao hơn nên kết quả/hậu quả cũng lớn hơn nên càng cần thiết phải hoạch định. Có nhiều cách hiểu, cách diễn đạt về hoạch định. Theo Harold Koontz, Cyril J. O’Donnell và Heinz Weihrich (1968): “Hoạch định là quá trình xác định mục tiêu và quyết định trước xem phải làm cái gì, làm như thế nào, khi nào làm, ai làm cái đó để đạt được mục tiêu”. 145 Thwo R. Kreitner (2009) cho rằng: Hoạch định là sự đối phó với sự bất định bằng một bản kế hoạch chi tiết để đạt được mục tiêu đề ra. Từ các khái niệm trên, có thể hiểu: Hoạch định là quá trình nhà quản trị xác định mục tiêu của tổ chức, xây dựng các kế hoạch hành động cần thiết để đạt mục tiêu. Cách hiểu trên về hoạch định cho thấy: Hoạch định là công việc (quyết định) của nhà quản trị trong tổ chức. Hoạch định là một tiến trình bao gồm xác định mục tiêu, xây dựng các kế hoạch để phối hợp các hoạt động nhằm thực hiện mục tiêu. Kế hoạch hành động phải chỉ rõ để đạt mục tiêu cần phải làm gì? Ai làm? Làm như thế nào? Khi nào làm? Những nguồn lực nào cần huy động và phân bổ, sử dụng chúng như thế nào? Sản phẩm của hoạch định (mục tiêu và kế hoạch hành động) vừa chứa đựng yếu tố chủ quản (ý chí, khả năng dự báo, tiên liệu...) vừa chứa đựng yếu tố khách quan (các yếu tố môi trường bất định) nên có thể không phù hợp với thực tế, do đó, hoạch định không chỉ làm một lần, mà có thể và cần phải điều chỉnh để đảm bảo phù hợp với thực tiễn. Kế hoạch hành động gồm các kế hoạch dài hạn, có tính chiến lược và các kế hoạch ngắn hạn có tính chiến thuật, tác nghiệp, để thực hiện chiến lược, các kế hoạch này đều hướng thực hiện mục tiêu của tổ chức. Cụ thể hơn quá trình hoạch định bao gồm: (i) xác định sứ mệnh, mục tiêu cả trong dài và ngắn hạn của tổ chức, (ii) xác định mục tiêu của các bộ phận, (iii) lựa chọn chiến lược để thực hiện mục tiêu, (iv) xây dựng các kế hoạch hành động để 146 thực hiện chiến lược, (v) phân bố các nguồn lực hiệu quả thực hiện các hoạt động theo kế hoạch đã vạch ra nhằm đạt được mục tiêu. 4.1.2. Tầm quan trọng của hoạch định Từ thực chất của hoạch định có thể thấy: nhờ hoạch định mà tổ chức có được định hướng phát triển trong sự thích nghi với môi trường và thực hiện ý chí của nhà quản trị, đảm bảo sử dụng tối ưu các nguồn lực hiện có và có thể huy động. Hoạch định giúp thiết lập được các tiêu chuẩn kiểm tra các hoạt động nhằm thực hiện định hướng phát triển tổ chức qua các mục tiêu được xác lập để từ đó có những điều chỉnh cần thiết, hữu hiệu. Tầm quan trọng của hoạch định được thể hiện qua những biểu hiện chủ yếu sau: Trước hết, qua hoạch định, nhà quản trị định hướng hoạt động của tổ chức, xác định mục tiêu và các kế hoạch hành động giúp nhà quản trị phối hợp được hoạt động, thống nhất được suy nghĩ và hành động của các cá nhân, bộ phận trong tổ chức từ đó đảm bảo sự tập trung vào thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ trọng yếu, cốt lõi trong từng thời kỳ để đảm bảo thực hiện mục tiêu chung của tổ chức. Hoạch định là cơ sở cho sự phân quyền, ủy quyền, làm rõ quyền, trách nhiệm và nghĩa vụ của mỗi cá nhân, bộ phận trong quá trình hoạt động, tạo thuận lợi cho hoạt động điều hành tác nghiệp của nhà quản trị, đồng thời cũng làm tăng tính chủ động sáng tạo của các bộ phận, cá nhân, phản ứng nhanh nhạy, kịp thời trước những biến động của môi trường. Hoạch định chỉ rõ các chỉ tiêu cần thực hiện, đó đó là cơ sở và tạo thuận lợi cho việc kiểm tra, đánh giá các hoạt động để từ đó có biện pháp điều chỉnh. 147 Sau cùng hoạch định giúp làm tăng sự thành công của nhà quản trị và tổ chức nhờ những hoạt động của tư duy, tính toán, cân nhắc thận trọng trong phân tích, dự báo, tiên liệu được thời cơ, thách thức, thuận lợi và những khó khăn từ phía môi trường bằng những phương pháp có tính khoa học, thực tiễn, do đó các mục tiêu, giải pháp hành động đảm bảo tính khả thi cao, nguồn lực được sử dụng hiệu quả hơn. 4.2. Quá trình hoạch định Theo A.Kinicki, B.Williams (2006), thì hoạch định bao gồm: hoạch định sứ mạng, mục tiêu, hoạch định chiến lược, hoạch định chiến thuật và hoạch định tác nghiệp được thể hiện ở mô hình sau: Sứ mạng tổ chức Chiến lược Các kế hoạch chiến thuật Các kế hoạch tác nghiệp Các kế hoạch đảm bảo/Kế hoạch Kế hoạch đơn dụng thường xuyên (Chỉ dẫn hoạt động - Chương trình và ra quyết định) - Dự án Chính sách Thủ tục Quy tắc - Ngân sách Sơ đồ 4.1: Các loại hoạch định Nguồn: A.Kinicki, B.Williams, Management: A practical introduction, th 6 edition ebook, 2006 148 4.2.1. Xác ...

Tài liệu được xem nhiều: