Danh mục

Giáo trình Quản trị học - TS. Vũ Thế Phú

Số trang: 122      Loại file: pdf      Dung lượng: 1.45 MB      Lượt xem: 27      Lượt tải: 0    
Thư viện của tui

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 22,000 VND Tải xuống file đầy đủ (122 trang) 0
Xem trước 10 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Giáo trình Quản trị học do TS. Vũ Thế Phú biên soạn. Nội dung trình bày về bản chất của quản trị, sự phát triển của lý thuyết quản trị, doanh nghiệp và nhà kinh doanh, ra quyết định quản trị,...Mời bạn cùng tham khảo.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Giáo trình Quản trị học - TS. Vũ Thế Phú CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO TỪ XAQUA TRUYỀN HÌNH - TRUYỀN THANH – MẠNG INTERNET GIÁO TRÌNH QUẢN TRỊ HỌC PGS. TS. VŨ THẾ PHÚ PGS. TS. VŨ THẾ PHÚ Năm 2006 Quản Trị Học PHẦN MỞ ĐầU1. NỘI DUNG MÔN HỌC Bài 1: Bản Chất Của Quản Trị Bài 2: Sự Phát Triển Của Lý Thuyết Quản Trị Bài 3: Doanh Nghiệp Và Nhà Kinh Doanh Bài 4: Nhà Quản Trị Bài 5: Ra Quyết Định Quản Trị Bài 6: Hoạch Định Bài 7: Tổ Chức Bài 8: Cơ Cấu Tổ Chức Quản Trị Bài 9: Quản Trị Nguồn Nhân Lực Bài 10: Thông Tin Quản Trị Bài 11: Lãnh Đạo Bài 12: Kiểm Tra2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU MÔN HỌC Việc nghiên cứu phương pháp của quản trị học rất quan trọng. Bởi vì, phảichọn đúng các vì sao để chúng giúp cho quản trị học tiến xa hơn nữa. Phươngpháp luận đúng sẽ là một hệ phóng từ đó vút lên các “tên lửa”: Những công trìnhnghiên cứu cụ thể về quản trị. Quản trị học lấy phương pháp hệ thống, phương pháp phân tích logic làmphương pháp luận chung để nghiên cứu các vấn đề quản trị. Phương pháp nàyđòi hỏi khi nghiên cứu, giải quyết các vấn đề quản trị phải có quan điểm lịch sử,quan điểm tổng hợp và quan điểm hệ thống. Cần phải nghiên cứu các vấn đề quản trị trong những điều kiện lịch sử cụthể có tính đến những kinh nghiệm cụ thể, những thành tựu và triển vọng. Quan điểm này nghiên cứu vấn đề toàn diện, nghiên cứu các hiện tượngtrong mối liên hệ và phụ thuộc lẫn nhau. Như vậy, khi nghiên cứu một vấn đề gìđó, phải tính đến tất cả các yếu tố: Kinh tế, chính trị, tâm lý và xã hội, luậtpháp… Trang 3 Quản Trị Học Quan điểm và phương pháp hệ thống giữ một vai trò quan trọng trong quảntrị. Nó cho phép xem xét hệ thống quản trị và bị quản trị như là một tổng thểtoàn vẹn của các yếu tố có liên hệ qua lại với nhau được thống nhất bởi mụcđích chung tìm ra đặc tính của hệ thống, các mối liên hệ bên trong, bên ngoàicủa hệ thống. Khi nghiên cứu các vấn đề quản trị cần có quan điểm hệ thống: Phải tínhđến những đặc điểm của toàn bộ hệ thống, các bộ phận trong hệ thống và mốiquan hệ qua lại giữa chúng. Nhờ phương pháp luận đúng, quản trị có thể khai thác các tiềm năng giốngnhư quá trình tách các hạt nhân nguyên tử để phóng ra các năng lượng khổng lồmà trước đó chúng chỉ tồn tại dưới dạng tiềm năng trong hệ thống này hoặc hệthống khác mà thôi. Trang 4 Quản Trị Học BÀI 1 BẢN CHẤT CỦA QUẢN TRỊ Mục đích yêu cầu Phân biệt được hoạt động quản trị và khoa học quản trị Nắm được mục đích và tầm quan trọng của quản trị Hiểu được những định nghĩa chính của quản trị Thấy được quản trị là một nghệ thuật Nắm vững khái niệm hiệu quả của quản trị1. KHÁI NIỆM 1.1. HOẠT ĐỘNG QUẢN TRỊ VÀ KHAO HỌC QUẢN TRỊ Hoạt động quản trị đã có từ rất xa xưa do yêu cầu của lao động tập thể cùng với sự xuất hiện của các Bộ lạc, các tập thể người. Quản trị ra đời cùng với sự xuất hiện của sự hợp tác và phân công lao động. Đó là một yêu cầu tất yếu khách quan. Lao động tập thể đòi hỏi sự phối hợp nhịp nhàng, sự điều khiển, sự chỉ dẫn cụ thể đối với từng cá nhân để hoàn thành công việc chung. Theo C.Mác: “Một nghệ sĩ chơi đàn thì tự điều khiển mình nhưng một dàn nhạc thì cần phải có người chỉ huy, người nhạc trưởng. Ai cũng biết “cai trị” là một nghệ thuật có từ thời cổ xưa gắn liền với các Nhà nước phong kiến cổ đại ở Ai Cập, Trung Hoa, Hy Lạp… Những công trình cổ như Kim tự tháp Ai Cập, Vạn lý trường thành… thể hiện nghệ thuật điều khiển, chỉ huy, tổ chức của những nhà quản trị tài giỏi đến mức nào! Có thể nói, sản xuất xã hội và nhân loại không thể tồn tại và phát triển nếu không có quản trị. Quản trị ngày nay đã xâm nhập vào mọi lĩnh vực của đời sống xã hội: Gia đình, đoàn thể, đội bóng, đoàn văn công, nhà thờ; chùa chiền, tổ sản xuất, hợp tác xã, xí nghiệp… Tất cả mọi lĩnh vực đều cần đến quản trị. Một nhà kinh tế của Thụy Điển nói rằng: Ngày nay, thậm chí trong mỗi bước đi hay bấm công tắc đèn đều có liên quan đến quản trị. Tuy nhiên, khoa học quản trị hay “Quản trị học” chỉ mới xuất hiện nhữngnăm gần đây và người ta coi quản trị học là một trong những ngành khoa họcmới mẻ nhất của nhân loại. Trang 5 ...

Tài liệu được xem nhiều: