Danh mục

Giáo trình Quản trị Marketing (Nghề: Quản trị kinh doanh - Cao đẳng): Phần 2 - Trường CĐ Cộng đồng Đồng Tháp

Số trang: 140      Loại file: pdf      Dung lượng: 1.20 MB      Lượt xem: 9      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Phí tải xuống: 34,000 VND Tải xuống file đầy đủ (140 trang) 0
Xem trước 10 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Giáo trình Quản trị Marketing giúp người học được trang bị những kiến thức từ khái quát đến chi tiết, làm nền tảng để có thể viết một bảng kế hoạch marketing khi tự kinh doanh hoặc tham mưu các giải pháp marketing cho chủ doanh nghiệp tại đơn vị làm việc sau này. Bên cạnh đó đây sẽ là nền tảng giúp người học nghiên cứu các môn chuyên ngành về marketing được hiệu quả hơn. Mời các bạn cùng tham khảo nội dung phần 2 giáo trình!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Giáo trình Quản trị Marketing (Nghề: Quản trị kinh doanh - Cao đẳng): Phần 2 - Trường CĐ Cộng đồng Đồng Tháp QUẢN TRỊ CHƢƠNG 4. HOẠCH ĐỊNH CHÍNH SÁCH SẢN PHẨM MARKETING Chương 4. HOẠCH ĐỊNH CHÍNH SÁCH SẢN PHẨM Mục tiêu: giúp học viên nắm được các vấn đề cơ bản về sản phẩm, hoạch địnhchính sách sản phẩm, chiến lược cho sản phẩm mới cũng như đưa ra các quyết định về nhãn hiệu và bao bì, bao gói cho sản phẩm.4.1. Khái niệm sản phẩm4.1.1. Định nghĩa sản phẩm Sản phẩm là bất cứ cái gì có thể đưa vào thị trường để tạo sự chú ý, mua sắm, sửdụng hay tiêu dùng nhằm thỏa mãn một nhu cầu hay ước muốn. Nó có thể là những vậtthể, dịch vụ, con người, địa điểm, tổ chức và ý tưởng.Cấu trúc của sản phẩm: Phần lớn các sản phẩm được cấu trúc ở năm mức độ: lợi ích cốt lõi, sản phẩmchung, sản phẩm mong đợi, sản phẩm hoàn thiện và sản phẩm tiềm ẩn. Mức cơ bản là lợi ích cốt lõi, chính là dịch vụ hay lợi ích cơ bản mà khách hàngmua. Chẳng hạn đối với một chiếc áo đi mưa, khách hàng mua “sự khô ráo”; đối vớimột chuyến du lịch thiên nhiên, khách hàng mua “sự thư giãn và bầu không khí tronglành”. Nhà kinh doanh phải xem mình là người cung ứng lợi ích. Nhà kinh doanh phải biến lợi ích cốt lõi thành sản phẩm chung, chính là dạng cơbản của sản phẩm đó: một khách sạn phải là một tòa nhà có các phòng để cho thuê. Tiếp theo, nhà kinh doanh phải chuẩn bị một sản phẩm mong đợi, tức là tập hợpnhững thuộc tính và điều kiện mà người mua thường mong đợi và chấp thuận khi họmua sản phẩm đó. Ví dụ, khách đến khách sạn mong có được một cái giường sạch sẽ,xà phòng, khăn tắm, điện thoại, tủ để quần áo và một mức độ yên tĩnh tương đối… Mức độ thứ tư, nhà kinh doanh chuẩn bị một sản phẩm hoàn thiện thêm, tức làmột sản phẩm bao gồm cả những dịch vụ và lợi ích phụ thêm làm cho sản phẩm củadoanh nghiệp khác với sản phẩm của đối thủ cạnh tranh. Ví dụ khách sạn có thể hoànthiện thêm sản phẩm của mình bằng cách trang bị máy thu hình, bổ sung dầu gội đầuvà hoa tươi, dịch vụ đăng ký và trả phòng nhanh chóng,... QUẢN TRỊ CHƢƠNG 4. HOẠCH ĐỊNH CHÍNH SÁCH SẢN PHẨM MARKETING Ở các nước phát triển ngày nay cạnh tranh chủ yếu diễn ra ở mức độ hoàn thiệnsản phẩm. Theo Levitt, cuộc cạnh tranh mới không phải là giữa những gì các công tysản xuất ra, mà là giữa những thứ họ bổ sung cho sản phẩm của mình dưới hình thứcbao bì, dịch vụ, quảng cáo, tư vấn cho khách hàng, tài trợ, thỏa thuận giao hàng, lưukho và những thứ khác mà mọi người coi trọng. Tuy nhiên, việc hoàn thiện sản phẩm kéo theo việc tiêu tốn chi phí của nhà kinhdoanh. Cho nên nhà kinh doanh cần phải cân nhắc liệu khách hàng có chấp nhận trảthêm tiền để nhận được sản phẩm hoàn thiện và doanh nghiệp trang trãi được chi phíphụ thêm không. Hơn nữa, những lợi ích hoàn thiện thêm sẽ nhanh chóng trở thành lợiích mong đợi. Vì thế, doanh nghiệp phải tìm kiếm thêm những tính chất và lợi ích mớiđể bổ sung cho sản phẩm của mình. Ngoài ra, trong khi các công ty nâng giá sản phẩmđã hoàn thiện của mình thì các đối thủ cạnh tranh có thể bán sản phẩm ở mức cơ bản. Sản phẩm tiềm ẩn Sản phẩm hoàn thiện Sản phẩm mong đợi Ích lợi cốt lõi Sản phẩm chung Hình 4.1. Năm mức độ sản phẩm. Ở mức độ thứ năm là sản phẩm tiềm ẩn, tức là những sự hoàn thiện và biến đổimà sản phẩm đó có thể có được trong tương lai. Trong khi sản phẩm hoàn thiện thểhiện những gì đã được đưa vào sản phẩm hiện nay, thì sản phẩm tiềm ẩn chỉ nêu rahướng phát triển có thể của nó. Vì thế các doanh nghiệp tích cực tìm kiếm những cáchthức mới để thỏa mãn khách hàng và tạo ra sự khác biệt cho sản phẩm của mình. QUẢN TRỊ CHƢƠNG 4. HOẠCH ĐỊNH CHÍNH SÁCH SẢN PHẨM MARKETING Như vậy, khi mua một sản phẩm người mua mong muốn thỏa mãn cho cả mộtchuỗi nhu cầu, và các nhu cầu đó có quan hệ tác động qua lại chặt chẽ với nhau trongquá trình quyết định mua của khách hàng.4.1.2. Phân loại sản phẩm: Có nhiều cách phân loại sản phẩm, ở đây giới thiệu hai cách phân loại chủ yếu:theo độ bền của sản phẩm (hàng bền, hàng không bền và các dịch vụ) và mục đích sửdụng sản phẩm (hàng tiêu dùng, hàng tư liệu sản xuất). a. Hàng bền, hàng không bền và các dịch vụ:- Hàng bền, là những hàng hóa cụ thể thường được sử dụng rất nhiều lần. Ví ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: