Danh mục

Giáo trình -Quy hoạch phát triển nông thôn -chương 3

Số trang: 24      Loại file: pdf      Dung lượng: 414.70 KB      Lượt xem: 15      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Xem trước 3 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Chương 3 NHỮNG VẤN ĐỀ VĨ MÔ VỀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN 1. PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP, ĐIỀU KIỆN TIÊN QUYÊT CHO PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN 1.1. Vị trí, vai trò, tầm quan trọng của nông nghiệp đối với sự phát triển kinh tế xã hội và phát triển nông thôn Nông nghiệp là ngành sản xuất ra những sản phẩm thiết yếu cho đời sống con người như lương thực, thực phẩm mà không người sản xuất vật chất nào có thể thay thế được. Ngoài ra nông nghiệp còn cung cấp nguyên liệu cho các ngành công nghiệp...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Giáo trình -Quy hoạch phát triển nông thôn -chương 3 Chương 3 NHỮNG VẤN ĐỀ VĨ MÔ VỀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN1. PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP, ĐIỀU KIỆN TIÊN QUYÊT CHO PHÁT TRIỂNNÔNG THÔN 1.1. Vị trí, vai trò, tầm quan trọng của nông nghiệp đối với sự phát triển kinh tế xãhội và phát triển nông thôn Nông nghiệp là ngành sản xuất ra những sản phẩm thiết yếu cho đời sống con người nhưlương thực, thực phẩm mà không người sản xuất vật chất nào có thể thay thế được. Ngoài ranông nghiệp còn cung cấp nguyên liệu cho các ngành công nghiệp như công nghiệp chế biến,công nghiệp thực phẩm và công nghiệp nhẹ khác. Trong lịch sử phát triển của thế giới, bất cứ.ở nước nào dù là giàu hay nghèo, nôngnghiệp đều có vị trí quan trọng trong nền kinh tế. Sự phát triển của nông nghiệp tạo ra sựổnđịnh xã hội và mức an toàn lương thực quốc gia. Nông nghiệp còn là nguồn tạo ra thu nhậpngoại tệ. Tuỳ theo lợi thế của mình mà mỗi nước có thể xuất khẩu các sản phẩm nông nghiệpbằng cách thu ngoại tệ hay trao đổi lấy sản phẩm công nghiệp đểđầu tư lại cho nông nghiệp vàcác ngành khác trong nền kinh tế quốc dân. Nông nghiệp nông thôn là thị trường tiêu thụ các sản phẩm, dịch vụ của công nghiệp vàcác ngành kinh tế khác. Nông nghiệp phát triển là một trong những nhân tố bảo đảm cho cácngành công nghiệp hoá học, cơ khí, công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng, dịch vụ sản xuất vàđời sống phát triển. Ở hầu hết các nước đang phát triển, nông nghiệp, nông thôn là thị trườngtiêu thụ rộng lớn các sản phẩm của công nghiệp và dịch vụ. Như vậy có thể nói trong hoạt độngcủa nền kinh tế quốc dân, các lĩnh vực sản xuất như nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ luôncó mối liên hệ ràng buộc và cộng sinh. Sự liên hệ này thể hiện ở chỗ không !thững nông nghiệpcung cấp nguyên liệu, vốn và lao động cho công nghiệp và dịch vụ mà còn là thị trường tiêuthụ rộng lớn của công nghiệp và dịch vụ. Mối liên hệ này còn được thể hiện cảở những vấn đềkhoa học và công nghệ được áp dụng trong quá trình sản xuất. Chúng có tác dụng như đòn bẩyđể cho cả nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ phát triển. Hoạt động của nông nghiệp còn có tác dụng bảo tồn và cải tạo tài nguyên thiên nhiên, bảovệ môi trường sinh thái. Sản xuất nông lâm nghiệp luôn gắn liền với việc sử dụng có hiệu quảvà quản lý tốt các tài nguyên thiên nhiên như đất đai, rừng, biển, động thực vật... Một nền nôngnghiệp phát triển, ngoài việc tăng trưởng cao còn phải bảo vệ tài nguyên, chống giảm cấp vềmôi trường, bảo vệđa dạng sinh học. Đó là yếu tố cơ bản cho sự phát triển bền vững. . Việt Nam là một nước nông nghiệp, vị trí vai trò của nông nghiệp càng trở nên quan trọngtrong nền kinh tế quốc dân. Mặc dù xu hướng chung là tỷ trọng thu nhập từ nông nghiệp trongtổng GDP sẽ giảm dần trong quá trình tăng trưởng nền kinh tế, nhưng vai trò của nông nghiệp,nông thôn vẫn luôn được khẳng định trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Chiến lược phát triển của Việt Nam là phấn đấu vì một sự phát triển cân bằng trên cơ.sởđổi mới kinh tế với sựổn định chính trị và công bằng trong thu nhập. Tổng thu nhập quốc dânđã tăng đáng kể, thời kỳ 1995-2002 tăng bình quân 7,04%1năm, xuất khẩu tăng 24,06%1năm.Đầu tư trực tiếp từ nước ngoài cũng liên tục tăng từ năm 2000 đến nay. Tăng trưởng nông nghiệp đã đạt được tiêu chuẩn của thế giới (5,4%/năm từ 1997-2002)và nó là một yếu tốđóng góp quan trọng trong cơ chế hoá xuất khẩu. Hiện nay ở Việt Nam cũng như một số nước đang phát triển trên thế giới vẫn còn tìnhtrạng lợi ích mang lại trong quá trình tăng trưởng kinh tế đổ dồn về thành thị hơn là nông thôn.Vấn đề đã trở nên rõ ràng là nếu không tập trung đầu tư có hiệu quả và lâu dài vào ngành nôngnghiệp và nông thôn thì sẽ có nguy cớ tăng thêm độ chênh lệch về thu nhập giữa nông thôn vàthành thị và sẽ làm trầm trọng hơn sự phá huỷ các nguồn tài nguyên thiên nhiên. Hơn thế nữavới khoảng 76,03% dân số sống ở vùng nông thôn cũng chứa đựng một lực lượng lao động khálớn, nếu không giải quyết tốt công ăn việc làm thì sẽ tăng thêm sự bất ổn định về chính trị củađất nước. Mặt khác tình trạng đói nghèo ở Việt Nam vẫn chủ yếu là ở các vùng nông thôn(người nghèo ở các vùng nông thôn chiếm 90% tổng số người nghèo trong cả nước). Tìnhtrạng nghèo ở nông thôn càng trở nên trầm trọng hơn do tăng tự nhiên về dân số với tỷ lệ cao.Vì vậy tập trung vào chương trình phát triển nông nghiệp: Đảm bảo an toàn lương thực, xoáđói giảm nghèo, tạo thêm công ăn việc làm là điều kléli tiên quyết cho phát triển nông thônvững bền ở Việt Nam. Trong chiến lược xây dựng và phát triển đất nước, Việt Nam vẫn coi trọng kinh tế nôngnghiệp. Nông thôn vẫn được coi là địa bàn trọng điểm để thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hoá,hiện đại hoá. Không thể làm giàu từ nông nghiệp, điều đó đúng nhưng cũng không thểổn địnhxã hội và phát triển kinh tế nếu đất nước thiếu lương thực, thực phẩm, nông thôn nghèo ...

Tài liệu được xem nhiều: