Danh mục

Giáo trình sinh hóa động vật phần 10

Số trang: 34      Loại file: pdf      Dung lượng: 699.88 KB      Lượt xem: 9      Lượt tải: 0    
Jamona

Xem trước 4 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Sự loại trừ allele đã được chứng minh bằng thực nghiệm như sau: tiêm một lượng nhỏ Plasmid có chứa các gen chuỗi K đã tái tổ hợp vào một tế bào trứng chuột đã thụ tinh. Kết quả là chuột chuyển gen này kìm hãm sự tái tổ hợp của các gen chuỗi K. Nhưng kết quả tương tự cũng thu được với các gen chuỗi nặng. Mặc dầu cơ chế loại trừ allele vẫn chưa rõ nhưng có khả năng là các sản phẩm protein của các sự kiện tái tổ hợp thành công đã ức chế toàn...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Giáo trình sinh hóa động vật phần 10 Sự loại trừ allele đã được chứng minh bằng thực nghiệm như sau: tiêm một lượng nhỏ Plasmid có chứa các gen chuỗi K đã tái tổ hợp vào một tế bào trứng chuột đã thụ tinh. Kết quả là chuột chuyển gen này kìm hãm sự tái tổ hợp của các gen chuỗi K. Nhưng kết quả tương tự cũng thu được với các gen chuỗi nặng. Mặc dầu cơ chế loại trừ allele vẫn chưa rõ nhưng có khả năng là các sản phẩm protein của các sự kiện tái tổ hợp thành công đã ức chế toàn bộ quá trình tái tổ hợp tương tự sau này. 11. Sự chuyển đổi từ dạng liên kết màng đến dạng tiết của một kháng thể. Sự chuyển đổi từ dạng liên kết màng đến dạng tiết của một kháng thể là do sự thay đổi phiên mã của chuỗi nặng. Mô hình lựa chọn dòng của sự phát sinh kháng thể đòi hỏi rằng kháng thể bộc lộ trên bề mặt của các tế bào B còn trinh cũng có tính đặc hiệu kháng nguyên giống như các kháng thể được tiết ra bởi các hậu thế của tế bào B chín. IgM gắn màng (một kháng thể được tổng hợp bởi các tế bào B trinh) neo vào màng sinh chất bởi một polypeptide kỵ nước 41 gốc tạo nên các cuối C của chuỗi nặng (μm). Dạng tiết của IgM (kháng thể đầu tiên được tiết ra bởi các tế bào B chín), chuỗi nặng (μs) có 2 đoạn cuối C phân biệt nhau. Vậy các tế bào B đã thay đổi sự tổng hợp chuỗi nặng này như thế nào ? Hình 9.13: Sự chuyên hoá các gen Cμ đối với protein μs thông qua sự lựa chọn nối thay đổi vị trí polyadenylate hoá. Trong μm mARN (trái) đoạn ở cuối exon C113 (6) chuyển nối μs đã polyadenylate ở sau 2 exon chuyên hoá đoạn vận chuyển màng (7+8). Các μs mARN (phải) lại polyadenylate đúng sau đoạn đuôi μs còn lại Các gen chuỗi nặng tái tổ hợp sinh dưỡng bao gồm 8 exon C (Hình 9.13 ): Một đoạn L mã hoá đoạn dẫn peptid tín hiệu, một đơn vị VDJ mã hoá vùng VH; 4 exon mã hoá vùng CH1, vùng bản lề, vùng CH2 và vùng CH3 và 2 exon mã hoá chọn lọc đuôi vận chuyển màng của μm. Trong việc hình thành m RNA đặc hiệu μm, sự đóng vòng của hệ đã loại ra một đoạn ở cuối exon CH3 đặc hiệu đuôi μs và sự phiên mã đầy đủ đã kết thúc như thường lệ bởi poly (A). Trong sự hình thành μs mRNA thì sự đóng vòng lại làm hệ giữ lại đoạn μs và phiên mã polyadenylate xảy ra sau thời điểm này vì thế loại trừ được đoạn vận chuyển màng. Các tế bào B khi được kích thích bởi kháng nguyên đã có sự chuyển đổi như thế nào giữa sự đóng vòng cuối cùng và vị trí polyadenylate thì vẫn chưa rõ. 12. Sự chuyển lớp Immunoglobulin của các tế bào B. Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội – Giáo trình Hoá Sinh động vật …………………………… 301 http://www.ebook.edu.vn Các tế bào B có thể chuyển lớp Immunoglobulin mà chúng tổng hợp. Các tế bào B trinh tổng hợp chủ yếu các IgM gắn màng. Nhưng con cháu của các tế bào B lại bị kích thích tăng sinh tổng hợp các lớp Ig khác nhau có các vùng biến đổi giống nhau cũng như các IgM gốc. Các trình tự acid nucleic đặc hiệu cho vùng biến đổi của chuỗi nặng vì thế trở nên gần kề với trình tự đặc hiệu vùng cố định của các của chuỗi nặng. Vậy cơ chế của sự chuyển lớp là gì ? Những vùng biến đổi của họ gen chuỗi nặng ở người như chúng ta đã thấy, nó bao gồm 8 đoạn mã hoá các vùng cố định cho các lớp và dưới lớp (Hình 9.14). Sự chuyển lớp có thể xảy ra ở quá trình thông qua RNA hoặc DNA. Trên thực tế, cả 2 cơ chế này đều xảy ra. Trong cơ chế xảy ra ở RNA thì không xác định được sự kiện chuyển đổi (switching) là thay đổi kết thúc phiên mã, sự polyadenylate hay sự đóng vòng. Nhưng trong bất cứ trường hợp nào, kết quả vẫn là tổng hợp mRNA chuỗi nặng có các vùng biến đổi giống nhau, nhưng vùng cố định thì khác nhau. Tế bào vì thế có thể tổng hợp liên tục 2 hoặc nhiều hơn các lớp Ig với các vị trí gắn kháng nguyên giống nhau. Hình 9.14 :Sự chuyển lớp qua trung gian DNA Cơ chế chuyển lớp với DNA xảy ra thông qua sự tái tổ hợp sinh dưỡng giữa đơn vị VDJ và vùng C lựa chọn. Để làm việc đó, các đoạn DNA xen giữa được loại bỏ, vì thế cơ chế này xảy ra không thuận nghịch. Ví dụ sự chuyển đổi tái tổ hợp từ tạo IgM tới tạo IgG (Hình9.14) thì tế bào B đã mất các đoạn Cμ, Cδ và Cγ3, vì thế hậu thế của nó không thể tổng hợp được IgM, IgD hoặc IgG3, nhưng vẫn còn tiềm năng để chuyển đổi tổng hợp IgG2, IgE và IgA vì sự tái tổ hợp không gây phiền toái tới các đoạn Cγ2, Cε và Cα. Mỗi đoạn CH có sự loại trừ Cδ do sự chuyển đổi hoặc vùng S bao gồm các yếu tố bổ cứu ngắn lập đi lập lại (Cδ chỉ được biểu hiện thômng qua RNA). Vì thế vùng S này có thể tạo nên các tín hiệu tái tổ hợp sử dụng trong sự chuyển lớp. 13. Receptor tế bào T 13.1.Receptor của tế bào T với kháng nguyên: TCR. Có 2 dạng TCR: TCR1 và TCR2. Khoảng 95% tế bào máu biểu lộ TCR2 và 5% là TCR1. TCR2 (hay TCRαβ) đó là một dimer tạp gồm 2 chuỗi α và β nối với nhau bằng liên kết đồng hoá trị. Chuỗi α là sản phẩm của sự sắp xếp lại các gen trên nhiễm sắc thể 14; chuỗi β là từ các gen trên nhiễm sắc thể 7. Mỗi chuỗi có một vùng biến đổ ...

Tài liệu được xem nhiều: