Danh mục

Giáo trình sinh lý học vật nuôi - Chương 3

Số trang: 24      Loại file: pdf      Dung lượng: 825.03 KB      Lượt xem: 13      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Phí tải xuống: 18,000 VND Tải xuống file đầy đủ (24 trang) 0
Xem trước 3 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Chương 3 MÁU VÀ BẠCH HUYẾT 1 KHÁI NIỆM Máu là một chất dịch lỏng lưu thông trong tim và hệ thống mạch quản. Máu là nguồn gốc của hầu hết các dịch thể trong cơ thể. - Máu ngấm vào tế bào tổ chức tạo thành dịch nội bào. - Máu ngấm vào khe hở giữa các tế bào thành dịch gian bào. - Máu vào ống lâm ba tạo nên dịch bạch huyết. - Máu vào não tuỷ tạo nên dịch não tuỷ.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Giáo trình sinh lý học vật nuôi - Chương 3 Chương 3 MÁU VÀ BẠCH HUYẾT1 KHÁI NIỆM Máu là một chất dịch lỏng lưu thông trong tim và hệ thống mạch quản. Máu lànguồn gốc của hầu hết các dịch thể trong cơ thể. - Máu ngấm vào tế bào tổ chức tạo thành dịch nội bào. - Máu ngấm vào khe hở giữa các tế bào thành dịch gian bào. - Máu vào ống lâm ba tạo nên dịch bạch huyết. - Máu vào não tuỷ tạo nên dịch não tuỷ. Số lượng máu thay đổi theo loài động vật, sau đây là lượng máu so với trọnglượng cơ thể: Lợn 4,6%; trâu, bò 8%; chó 8-9%; mèo 6,6%; ngựa 8,9%; thỏ 5,45%; gà8,5%; người 7,5%. Trong tổng lượng máu của cơ thể có tới 54% máu được lưu thông trong hệ thống tuầnhoàn, 46% máu còn lại ở dạng dự trữ trong đó ở gan 20%, lách 16%, mao mạch dưới da10%. Hai loại máu này thường xuyên đổi chỗ cho nhau. Khi cơ thể bị mất máu đột ngột thìsẽ bị choáng váng, ngất, do áp lực máu trong mao quản bị giảm đột ngột, đặc biệt giảm ởmao quản của não làm ức chế thần kinh. Khi lấy máu từ từ (máu tĩnh mạch) có thể lấy đến2/3 tổng lượng máu mà con vật vẫn chưa chết, vì lượng máu dự trữ sẽ được huy độngthành máu lưu thông. Máu là tấm gương phản ánh tình trạng dinh dưỡng và sức khoẻ của cơ thể, vì vậynhững xét nghiệm về máu là những xét nghiệm cơ bản được dùng để đánh giá tìnhtrạng sức khoẻ cũng như giúp cho việc chẩn đoán bệnh.2. CHỨC NĂNG SINH LÝ CỦA MÁU2.1. Chức năng hô hấp Máu vận chuyển oxy từ phổi đến các mô bào và vận chuyển khí carbonic lừ mô bàovề phổi để thải ra ngoài.2.2. Chức năng dinh dưỡng Máu vận chuyển các chất dinh dưỡng hấp thu được từ ống tiêu hóa đến tận các môbào, tổ chức để nuôi dưỡng, cung cấp năng lượng và nguyên liệu cho các quá trình sinh tổnghợp trong tế bào.2.3. Chức năng bài tiết Máu nhận các sản phẩm cuối cùng của trao đổi chất ở các mô bào, tổ chức như khíCO2 , urê, acid uric... rồi vận chuyển đến phổi, thận, da để đào thải ra ngoài.2.4. Chức năng điều hòa thân nhiệt Máu đảm bảo nhiệt lượng trong cơ thể, đồng thời nh ờ hệ thống tuần hoàn máu,nhiệt lượng được vận chuyển từ trong cơ thể ra ngoài hay ngược lại có tác dụng điềuhòa nhiệt. Khi gặp lạnh mạch máu ngoài da co lại dồn máu vào trong giữ ấm cho cơ 71thể. Khi trời nóng mạch máu ngoài da dãn ra, máu từ trong dồn ra đem nhiệt thải bớt rangoài.2.5. Chức năng điều hòa và duy trì sự cân bằng nội môi Các chỉ số như: cân bằng nước, độ pa, áp suất thẩm thấu, tỷ lệ các chất điệngiải...luôn được ổn định bằng cơ chế hấp thu và cơ chế đệm trong máu để hằng địnhnội môi.2.6. Chức năng điều hòa thể dịch Máu mang các hormone và các chất dinh dưỡng sinh ra từ cơ quan này đến cơ quankhác góp phần vào sự điều hòa trao đổi chất, sinh trưởng và phát triển, điều hòa các quátrình sinh lý và sự thống nhất của toàn bộ cơ thể.2.7. Chức năng bảo vệ cơ thể Trong máu có các loại kháng thể và các loại bạch cầu có khả năng ngăn cản, tiêu diệtvi khuẩn và những mầm bệnh xâm nhập vào cơ thể.3. TÍNH CHẤT LÝ HÓA CỦA MÁU3.1. Tỷ trọng của máu Máu có tỷ trọng lớn hơn nước, thay đổi phụ thuộc vào số lượng hồng cầu. Bảng 3.1: Tỷ trọng của máu một số loài vật nuôi Ngựa: 1,060 Lợn: 1,060 Chó: 1,059 Bò đực: 1,061 Dê: 1,062 Gà: 1,064 Người: 1,051 Bò cái: 1,043 Cừu: 1,042 Lừa: 1,0423.2. Độ nhớt của máu Độ nhớt của máu được xác định trên cơ sở so sánh với độ nhớt của nước. Nếu lấyđộ nhớt của nước là 1 đơn vị thì độ nhớt của máu là 5 (biến đổi từ 3-6 theo loài và theotrạng thái cơ thể). Độ nhớt của máu là do hàm lượng protein huyết tương và số lượnghồng cầu quyết định. Độ nhớt được tạo nên do sự ma sát giữa các phần tử đó với nhau.Độ nhớt ảnh hưởng đến sức cản máu chảy trong mạch quản nên ảnh hưởng đến huyếtáp.3.3. áp suất thẩm thấu của máu (ASTT) 3.3.1. ASTT của máu do các thành phần hòa tan trong huyết tương tạo ra Gồ m áp suất thẩm thấu thể keo do protein huyết tương tạo nên và áp suất thẩm thấutinh thể do nồng độ các muối hòa tan trong huyết tương tạo nên. ASTr máu động vật có vúkhoảng 7,4 atmotphe (tâm). ASTT máu = ASTr thể keo + ASTr tinh thể ASTT máu = 7,4 atm x 760 mmHg = 5624 mmHg. + ASTT thể keo : 20 - 25 mmHg, như vậy ASTT thể keo nhỏ nhưng có tác dụng lớntrong việc giữ nước lại trong mạch quản. Hàm lượng protein huyết tương lớn hơn hàm lượng protein của tổ chức, mà 72protein huyết tương lại ở dạng keo không qua thành mạch được, nên nó có tác dụng hútnước tử tổ chức vào máu. - Trường hợp phù do giảm hàm lượng protein huyết tương làm cho nước khôngđi vào máu, sẽ giữ lại ở tổ chức gây phù nề. Sự giảm protein huyết tương có thể do cácnguyên nhân: do suy dinh dưỡng, do viêm gan hoặc viêm cầu thận làm tăng tính thấmcủa các mao mạch tiểu cầu ...

Tài liệu được xem nhiều: