LờI Mở ĐầU
Trong những năm gần đây, việc đổi mới phương pháp giảng dạy đã trở nên bức thiết và cấp bách. Sinh viên đã và sẻ là trung tâm của dạy và học. Giáo trình là khâu quan trọng không thể thiếu được nhằm góp phần thực hiện tốt việc đổi mới phương pháp giảng dạy.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Giáo trình thức ăn gia súc - Chương 1
LờI Mở ĐầU
Trong những năm gần đây, việc đổi mới phương pháp giảng dạy đã trở nên bức
thiết và cấp bách. Sinh viên đã và sẻ là trung tâm của dạy và học. Giáo trình là khâu quan
trọng không thể thiếu được nhằm góp phần thực hiện tốt việc đổi mới phương pháp giảng
dạy. Quyển “Giáo trình Thức ăn gia súc” do PGS. TS. Lê Đức Ngoan, Ths Nguyễn Thị
Hoa Lý và Ths Dư Thị Thanh Hằng biên soạn nhằm cung cấp cho sinh viên đại học
ngành Chăn nuôi, Thú y, Thủy sản những kiến thức cơ bản về thức ăn động vật nói chung
và thức ăn gia súc nói riêng. Giáo trình dày hơn 150 trang A4, bao gồm 8 chương. Bố cục
và nội dung các chương rõ ràng.
Để hoàn thành tập tài liệu có giá trị này, các tác giả đã tham khảo rất nhiều tài liệu
trong và ngoài nước, và có những sách và tài liệu mới xuất bản trong những năm gần đây
(2002- 2004).
Trong khuôn khổ thời lượng của một môn học “Thức ăn gia súc” với 4 học trình
(60 tiết, bao gồm cả thực hành, thực tập), cho nên nội dung sách không thể bao trùm hết
những vấn đề chuyên sâu được. Tập thể tác giả mong nhận được những ý kiến góp của
các thầy cô, các đồng nghiệp và các em sinh viên để tài liệu hoàn chỉnh hơn trong lần tái
bản sau.
“Giáo trình Thức ăn gia súc” đã được GS.TS. Vũ Duy Giảng đọc và góp ý. Chúng
tôi xin chân thành cám ơn những đóng góp có giá trị của giáo sư.
Mọi góp ý xin gửi về địa chỉ:
PGS. TS. Lê Đức Ngoan, khoa Chăn nuôi-Thú y, trường đại học Nông Lâm Huế.
102 Phùng Hưng, Huế. Tel. 054 525 439; Fax 054 524 923; E.mail: fas@dng.vnn.vn
PGS.TS. Trần Văn Minh
Hiệu trưởng, chủ tịch HĐKH-GD
Trường đại học Nông Lâm Huế
1
CHƯƠNG I. PHÂN LOẠI THỨC ĂN
I. Định nghĩa
Trong học phần Dinh dưỡng gia súc, chúng ta đã được giới thiệu về khái niệm
“chất dinh dưỡng” và “thức ăn”. Để giúp hệ thống lại kiến thức, chúng tôi xin nhắc lại
một vài khái niệm để tham khảo. Trước hết, Pond và CTV (1995) đã đưa ra khái niệm về
chất dinh dưỡng như sau: chất dinh dưỡng là một nguyên tố hay một hợp chất hóa học
mà có thể giữ được sự sinh trưởng, sinh sản, cho sữa một cách bình thường hoặc duy trì
sự sống nói chung. Theo đó, thức ăn được định nghĩa là: một vật liệu có thể ăn được
nhằm cung cấp chất dinh dưỡng. Wohlbien (1997) định nghĩa rằng tất cả những gì mà
con gia súc ăn vào hoặc có thể ăn vào được mà có tác dụng tích cực đối với quá trình trao
đổi chất thì gọi là thức ăn gia súc. Một định nghĩa khác cũng được sự chấp nhận của
nhiều người đó là “Thức ăn là những sản phẩm của thực vật , động vật, khoáng vật và các
chất tổng hợp khác, mà động vật có thể ăn, tiêu hóa, hấp thu để duy trì sự sống, phát triển
và tạo ra sản phẩm”.
II. Phân loại thức ăn
2.1. Ý nghĩa của phân loại thức ăn gia súc
Việc phân loại thức ăn giúp cho người chăn nuôi biết chọn và định hướng sử dụng
thích hợp từng loại thức ăn cho từng đối tượng gia súc để mang lại hiệu quả kinh tế cao.
2.2. Phương pháp phân loại:
Có nhiều phương pháp phân loại thức ăn khác nhau, căn cứ vào nguồn gốc, đặc
tính dinh dưỡng, tính chất thức ăn...
2.2.1 Phân loại theo nguồn gốc
Căn cứ vào nguồn gốc thức ăn được chia thành các nhóm sau:
+ Thức ăn có nguồn gốc từ thực vật: Trong nhóm này gồm các thức ăn xanh, thức ăn
rễ, cu, quả, thức ăn hạt các sản phẩm phụ của ngành chế biến nông sản: thức ăn xơ, rơm
rạ, dây lang, thân lá lạc, thân cây ngô các loại cám, khô dầu (do các ngành chế biến dầu)
bã bia, rượu, sản phẩm phụ. Nhìn chung, loại thức ăn này là nguồn năng lượng chủ yếu
cho người và gia súc, ngoài ra nó còn cung cấp vitamin, protein thô, các loại vi khoáng,
kháng sinh, hợp chất sinh học.
+ Thức ăn có nguồn gốc từ động vật: gồm tất cả các loại sản phẩm chế biến từ nguyên
liệu động vật như bột cá, bột tôm, bột thịt, bột nhộng tằm, bột sữa và bột máu.
Hầu hết thức ăn động vật có protein chất lượng cao, có đủ các axit amin thiết yếu, các
nguyên tố khoáng và một số vitamin A, D, E, K, B12.., tỷ lệ tiêu hóa và hấp thu các chất
dinh dưỡng trong thức ăn động vật cao hay thấp phụ thuộc vào cách chế biến, làm thức ăn
bổ sung protein quan trọng trong khẩu phần của gia súc gia cầm.
+ Thức ăn nguồn khoáng chất:
Gồm các loại bột sò, đá vôi và các muối khoáng khác nhằm bổ sung các chất khoáng
đa và vi lượng.
2.2.2 Phân loại theo thành phần các chất dinh dưỡng
Phương pháp này chủ yếu dựa vào hàm lượng các chất dinh dưỡng chính trong
thức ăn: protein, lipit, gluxit, nước.. để chia thành các nhóm.
1
+ Thức ăn giàu protein. Tất cả những loại thức ăn có hàm lượng protein thô chiếm trên
20% (tính theo vật chất khô) thì được gọi là những loại thức ăn giàu protein.
+ Thức ăn giàu lipit:
Gồm các loại thức ăn mà hàm lượng Ví dụ:
lipit chiếm trên 20%. Mục đích sử dụng 1 kg bột cá loại 1 có 443 g; 1
thức ăn này là cung cấp một lượng lipit kg bột thịt có 660 g; 1 kg
thích hợp trong khẩu phần đã đủ hàm đậu tương có 374 g; kg khô dầu
lượng vật chất khô nhưng giá trị năng lạc nhân có 409 g protein thô.
lượng còn quá thấp.
+ Thức ăn giàu gluxit: Là loại thức ăn trong đó có
hàm lượng gluxit 50% trở lên, gồm các loại hạt ngũ Ví dụ: Vừng chứa
cốc, ngô, thóc cám, bột khoai, bột sắn. Thức ăn này 44,1% và lạc nhân
chiếm tỷ lệ rất lớn trong khẩu phần thức ăn gia súc 46.3% lipit
dạ dầy đơn, nó là nguồn năng lượng dễ tiêu hóa, hấp thu và ít gây tai biến trong quá trình
sử dụng mà giá thành rẻ.
+ Thức ăn nhiều nước: Gồm các loại thức ăn có hàm lượng nước từ 70% trở lên.
Ví dụ: thức ăn củ quả, bổng bã rượu, bia, rau xanh, bèo...
+ Thức ăn nhiều xơ: Gồm các loại thức ăn ...