Giáo trình Vệ sinh gia được chia thành hai phần. Phần 1 giới thiệu đến bạn đọc nội dung vệ sinh gia súc học đại cương, gồm có 3 chương, từ chương 1 đến chương 3 về các vấn đề vệ sinh môi trường không khí trong chăn nuôi, vệ sinh môi trường đất trong chăn nuôi và vệ sinh môi trường nước trong chăn nuôi. Hi vọng cuốn sách này sẽ giúp cho bạn đọc có thêm những kiến thức, kinh nghiệm trong việc chăn nuôi và nghiên cứu.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Giáo trình Vệ sinh gia súc: Phần 1 - NXB Nông Nghiệp
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
ThS. VŨ ĐÌNH VƯỢNG, TS. ĐẶNG XUÂN BÌNH,
TS. NGUYỄN VĂN SỬU, ThS. PHẠM THỊ PHƯƠNG LAN
ThS. VŨ ĐÌNH VƯỢNG (Chủ biên)
GIÁO TRÌNH
VỆ SINH GIA SÚC
(DÙNG CHO HỆ ĐẠI HỌC)
NHÀ XUẤT BẢN NÔNG NGHIỆP
HÀ NỘI – 2007
1
LỜI NÓI ĐẦU
Trong chăn nuôi, việc hiểu rõ sự tác động của các yếu tố ngoại cảnh đối với cơ
thể nhằm tạo ra những vật nuôi khoẻ mạnh, có sức chống đỡ với dịch bệnh là điều
kiện cơ bản để cải tạo phẩm chất con giống và nâng cao sức sản xuất, đảm bảo an
toàn vệ sinh thực phẩm phục vụ cho con người. Mặt khác, việc áp dụng các biện pháp
cần thiết trong quy hoạch, thiết kế, xây dưng chuồng trại và xử lý chất thải chăn nuôi
có một ý nghĩa hết sức quan trọng để hạn chế ô nhiễm môi trường, bảo vệ sức khoẻ
cho con người, bảo vệ và phát triển động vật.
Với mục đích nâng cao hơn nữa cháy t lương giảng dạy cho sinh viên hệ đại học
chuyên ngành đào tạo Bác sĩ Thú y và Kỹ sư Chăn nuôi - Thú y, đồng thời góp phần
bổ sung nguồn tài liệu tham khảo cho các cán bộ kỹ thuật trong ngành, chúng tôi đã
biên soạn giáo trình Vệ sinh gia súc.
Cuốn giáo trình Vệ sinh gia súc được biên soạn dựa trên cơ sở những kiến thức
cơ bản, đồng thời cập nhật một số kết quả nghiên cứu mới ở trong và ngoài nước, có
sự tham khảo ý kiến của một số nhà khoa học chuyên môn sâu trong lĩnh vực vệ sinh
gia súc ở Trường Đại học Nông nghiệp I Hà Nội và Viện thú y Quốc gia.
Khi biên soạn giáo trình, chúng tôi đã cố gắng thể hiện tính cơ bản, khoa học,
hiện đại và tính hệ thống của môn học nhằm cung cấp cho người đọc những thông tin
cần thiết về khoa học vệ sinh trong chăn nuôi gia súc, gia cầm nhưng do trình độ và
khả năng có hạn nên sẽ không tránh khỏi những sai sót. Chúng tôi rất mong nhận
được ý kiến đóng góp của bạn đọc để từng bước hoàn thiện giáo trình trong lần tái
bản sau.
Chúng tôi xin chân thành tiếp thu và cảm ơn!
Tập thể tác giả
2
MỞ ĐÂU
1.KHÁI NIỆM MÔN HỌC
Vệ sinh gia súc là môn khoa học nghiên cứu về sự ảnh hưởng của môi trường
xung quanh đối với sức khoẻ và sức sản xuất của động vật. Mọi sự biến đổi quá mức
của các yếu tố môi trường xung quanh (không khí, đất, nước vv. . .) đều có những tác
động, ảnh hưởng đến cơ thể và sức khoẻ của vật nuôi. Do vậy, việc nghiên cứu ảnh
hưởng của các yếu tố ngoại cảnh tới động vật sẽ giúp tìm ra giải pháp để khắc phục,
khống chế, điều chỉnh một cách tối ưu, phù hợp với đặc điểm sinh lý bình thường của
cơ thể gia súc, đảm bảo cho sức khoẻ, sức sản xuất, đồng thời góp phần nâng cao chất
lượng sản phẩm, hạn chế sự ô nhiễm môi trường sinh thái.
2. NHIỆM VỤ CỦA MÔN HỌC VỆ SINH GIA SÚC
Vệ Sinh gia súc học là khoa học khảo sát mối quan hệ giữa điều kiện ngoại cảnh
(bao gồm các yếu tố tự nhiên và điều kiện chăm sóc, nuôi dưỡng) với cơ thể gia súc,
gia cầm, nhằm bảo vệ sức khoẻ và nâng cao sức sản xuất của chúng.
Có thể nói khoa học vệ sinh gia súc là nghệ thuật giữ gìn sức khoẻ, phòng ngừa
dịch bệnh, thể hiện phương châm “phòng bệnh hơn chữa bệnh”. Theo Pavlop, khi
chúng ta khám phá được tất cả nguyên nhân của dịch bệnh thì y học sẽ trở thành y học
của tương lai, tức là Vệ sinh học. Vận dụng trong thú y học càng cho thấy sự xác đáng,
bởi phải phòng, trị bệnh cho cả đàn, không thể chỉ tập trung ở một vài con gia súc, gia
cầm và việc phòng, in bệnh trước hết phải đạt được yêu cầu là có lợi về kinh tế.
Đối với người chăn nuôi, việc hiểu rõ tác động của những nhân tố ngoại cảnh
như điều kiện khí hậu, thời tiết, nhu cầu về thức ăn, điều kiện chăm sóc, nuôi dưỡng,
việc khai thác, sử dụng vv., đến cơ thể gia súc sẽ góp phần tạo ra những vật nuôi khoẻ
mạnh, có sức chống đỡ tốt với dịch bệnh, là điều kiện cơ bản để từng bước nâng cao
chất lượng con giống và sức sản xuất của từng loại gia súc, gia cầm được chăn nuôi
theo những mục đích khác nhau.
3. MỐI QUAN HỆ GIỮA VỆ SINH GIA SÚC HỌC VỚI CÁC KHOA HỌC
CHUYÊN NGÀNH KHÁC
Phạm vi của khoa học vệ sinh gia súc rất rộng. Phải vận dụng kiến thức của
những môn học cơ sở như: Sinh lý học; Hoá học; Vật lý vv. . . Phải dựa vào những
thành tựu của nhiều môn học khác để thúc đẩy khoa học vệ sinh gia súc: Khí tượng
thuỷ văn giúp vệ sinh môi trường không khí, đất và môi trường nước; Thổ nhưỡng học
giúp vệ sinh đồng cỏ trồng cây thức ăn, các bãi chăn thả gia súc; Đông y học giúp vệ
sinh dinh dưỡng thức ăn và cây cỏ độc hại đối với gia súc, gia cầm; Dịch tễ học giúp
nâng cao hiểu biết về các yếu tố bệnh nguyên, quy luật của sự phát sinh, phát triển và
ngừng tắt của dịch bệnh gia súc, các biện pháp phòng, chống dịch bệnh vv . . .
3
4. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA KHOA HỌC VỆ SINH GIA SÚC
Cơ sở lý luận của khoa học vệ sinh gia súc là học thuyết duy vật biện chứng về
Sinh vật học, nghiên cứu những quy luật cơ bản về quan hệ giữa cơ thể động vật và
ngoại cảnh: ở đây chủ yếu dựa vào học thuyết của Michurin và học thuyết Pavlop.
Học thuyết Michurin xây dựng trên nguyên tắc về sự thống nhất giữa cơ thể và
ngoại cảnh; về tác động tích cực của ngoại cảnh trong quá trình hình thành cơ thể động
vật; về sự di truyền của những đặc tính mới; về khả năng biến đổi của cơ thể phù hợp
theo điều kiện ngoại cảnh.
Theo quan điểm của Pavlop thì cơ thể của động vật cấp cao do có hoạt động của
phản xạ có điều kiện nên đã tạo cho cơ thể sống và ngoại cảnh luôn có sự liên hệ thông
qua hệ thống thần kinh. Một số phản xạ có điều kiện được xây dựng trong đời sống cá
thể và có khả năng di truyền. Như vậy, các biện pháp vệ sinh chủ yếu nhằm tạo ra
những điều kiện ngoại cảnh thích hợp làm cho cơ thể gia súc hình thành những phản
xạ có điều kiện có lợi, dược cố định lại để gia tăng sức đề kháng chống dịch, bệnh v ...