Giáo trình Sử dụng thuốc hợp lý và an toàn - Trường CĐ Phương Đông Đà Nẵng
Số trang: 50
Loại file: pdf
Dung lượng: 1.17 MB
Lượt xem: 14
Lượt tải: 0
Xem trước 5 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Giáo trình Sử dụng thuốc hợp lý và an toàn cung cấp cho người học những kiến thức như: Dược động học lâm sàng; Tương tác thuốc; Sử dụng thuốc ở các đối tượng đặc biệt; Cảnh giác thuốc; Thông tin thuốc; Một số chỉ số xét nghiệm lâm sàng;...Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Giáo trình Sử dụng thuốc hợp lý và an toàn - Trường CĐ Phương Đông Đà NẵngTRƯỜNG CAO ĐẲNG PHƯƠNG ĐÔNG ĐÀ NẴNG KHOA DƯỢC GIÁO TRÌNH SỬ DỤNG THUỐC HỢP LÝ – AN TOÀN Đối tượng Cao Đẳng Dược liên thông (Lưu hành nội bộ) Năm học: 2017 – 2018 MỤC LỤCBÀI 1. DƯỢC ĐỘNG HỌC LÂM SÀNG ............................................................. 1BÀI 2. TƯƠNG TÁC THUỐC ............................................................................11BÀI 3. SỬ DỤNG THUỐC Ở CÁC ĐỐI TƯỢNG ĐẶC BIỆT ...........................23BÀI 4. CẢNH GIÁC THUỐC .............................................................................28BÀI 5. THÔNG TIN THUỐC .............................................................................38BÀI 6. MỘT SỐ CHỈ SỐ XÉT NGHIỆM LÂM SÀNG ......................................42BÀI 1 DƯỢC ĐỘNG HỌC LÂM SÀNGMỤC TIÊU HỌC TẬP 1. Trình bày được ý nghĩa của Dược động học và mục tiêu của nghiên cứu vềDược động học lâm sàng. 2. Kể được các đặc điểm của giai đoạn hấp thu, phân bố, chuyển hóa, thải trừcủa một thuốc và các yếu tố ảnh hưởng đến các giai đoạn này. 3. Trình bày được ý nghĩa cơ bản của các thông số dược động của ba giai đoạnhấp thu, phân bố, thải trừ và ứng dụng của các thông số này trong Dược động học lâmsàng.NỘI DUNG I. ĐỊNH NGHĨA Dược động học là môn học nghiên cứu về số phận của một thuốc khi được đưavào cơ thể hay nói cách khác Dược động học là môn học nghiên cứu về tác động củacơ thể đối với thuốc, trái với dược lực học nghiên cứu về tác động của thuốc trên cơthể (tính chất, cường độ, thời gian). Nghiên cứu Dược động học cơ bản: Được thực hiện trên thú vật thử nghiệm vàngười khỏe mạnh nhằm xác định các thông số dược động. Nghiên cứu Dược động học lâm sàng: Được thực hiện trên bệnh nhân nhằmhiệu chỉnh phương pháp điều trị sao cho đạt hiệu quả tốt và hạn chế tác dụng phụ cóthể xảy ra. II. CÁC THÔNG SỐ DƯỢC ĐỘNG Các thông số dược động học của một thuốc dùng để biểu thị đặc tính của cácgiai đoạn hấp thu, phân bố, thải trừ của thuốc khi được đưa vào cơ thể. * Dược động học bao gồm các quá trình: + Hấp thu + Phân bố + Chuyển hóa + Thải trừ * Các quá trình này được phản ánh thông qua những thông số dược động trongđó có 4 thông số cơ bản có nhiều ý nghĩa trong thực hành lâm sàng là: + Thể tích phân bố ( Vd ) + Hệ số thanh thải ( Cl : Clearance ) + Sinh khả dụng ( F ) + Thời gian bán thải (t1/2 ) Thông qua các thông số này, chúng ta có thể quyết định - LIỀU LƯỢNG cần đưa vào cơ thể của mỗi thuốc đối với từng cá thể - KHOẢNG CÁCH giữa các lần đưa thuốc vào cơ thể (Số lần dùng thuốc trong ngày) - HIỆU CHỈNH lại liều lượng trong các trường hợp bệnh nhân có những bất thường về sinh lý, bệnh lý. 2.1. GIAI ĐOẠN HẤP THU 2.1.1. Đại cương -1- Giai đoạn hấp thu bao gồm toàn bộ các hiện tượng giúp thuốc thật sự vào cơ thểbắt đầu từ nơi được chọn để đưa thuốc vào. Một thuốc được cho bằng đường ngoàimạch máu (uống, bắp thịt, da, trực tràng) phải đi ngang qua các màng sinh học trướckhi vào đến hệ thống tuần hoàn. Thông thường, các thuốc đi qua các màng sinh học bởi sự khuếch tán thụ động,là cơ chế được thực hiện do sự chênh lệch gradient nồng độ và không đòi hỏi nănglượng. Về mặt Dược động học, pha hấp thu của thuốc được đặc trưng bởi sinh khảdụng của nó. 2.1.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến sự hấp thu Sự hấp thu đặc biệt là ở đường tiêu hóa, phụ thuộc vào nhiều yếu tố: Tính chất lý hóa - Tính hòa tan của dược phẩm - Nồng độ dược phẩm tại nơi hấp thu - pH nới hấp thu Dạng bào chế của thuốc Dạng bào chế có thể làm tăng hay giới hạn tốc độ hấp thu. Như vậy, một thuốc viên được hấp thu kém nhanh hơn một siro hay dung dịch thuốc, vì thuốc viên phải bị rã hay hòa tan trong ruột. Hoạt chất Hoạt chất ảnh hưởng đến sự hấp thu bởi kích thước và trạng thái vô định hình hay kết tinh của các phần tử có hoạt tính, bởi hệ số phân tán cả nước và dầu, bởi sự ion hóa theo pH môi trường… Chính ở dạng không ion hóa và tan trong dầu mà các chất có thể đi ngang qua màng sinh học bởi sự khuếch tán thụ động, Cơ chế làm trống dạ dày của hệ tiêu hóa Cơ chế này điều khiển sự vượt qua của thuốc từ dạ dày về phía tá tràng và ruột non là nơi mà thông thường các chất được hấp thu vào máu. Lượng máu ở ruột Lượng máu ở ruột ảnh hưởng đến vạn tốc và số lượng hoạt chất được ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Giáo trình Sử dụng thuốc hợp lý và an toàn - Trường CĐ Phương Đông Đà NẵngTRƯỜNG CAO ĐẲNG PHƯƠNG ĐÔNG ĐÀ NẴNG KHOA DƯỢC GIÁO TRÌNH SỬ DỤNG THUỐC HỢP LÝ – AN TOÀN Đối tượng Cao Đẳng Dược liên thông (Lưu hành nội bộ) Năm học: 2017 – 2018 MỤC LỤCBÀI 1. DƯỢC ĐỘNG HỌC LÂM SÀNG ............................................................. 1BÀI 2. TƯƠNG TÁC THUỐC ............................................................................11BÀI 3. SỬ DỤNG THUỐC Ở CÁC ĐỐI TƯỢNG ĐẶC BIỆT ...........................23BÀI 4. CẢNH GIÁC THUỐC .............................................................................28BÀI 5. THÔNG TIN THUỐC .............................................................................38BÀI 6. MỘT SỐ CHỈ SỐ XÉT NGHIỆM LÂM SÀNG ......................................42BÀI 1 DƯỢC ĐỘNG HỌC LÂM SÀNGMỤC TIÊU HỌC TẬP 1. Trình bày được ý nghĩa của Dược động học và mục tiêu của nghiên cứu vềDược động học lâm sàng. 2. Kể được các đặc điểm của giai đoạn hấp thu, phân bố, chuyển hóa, thải trừcủa một thuốc và các yếu tố ảnh hưởng đến các giai đoạn này. 3. Trình bày được ý nghĩa cơ bản của các thông số dược động của ba giai đoạnhấp thu, phân bố, thải trừ và ứng dụng của các thông số này trong Dược động học lâmsàng.NỘI DUNG I. ĐỊNH NGHĨA Dược động học là môn học nghiên cứu về số phận của một thuốc khi được đưavào cơ thể hay nói cách khác Dược động học là môn học nghiên cứu về tác động củacơ thể đối với thuốc, trái với dược lực học nghiên cứu về tác động của thuốc trên cơthể (tính chất, cường độ, thời gian). Nghiên cứu Dược động học cơ bản: Được thực hiện trên thú vật thử nghiệm vàngười khỏe mạnh nhằm xác định các thông số dược động. Nghiên cứu Dược động học lâm sàng: Được thực hiện trên bệnh nhân nhằmhiệu chỉnh phương pháp điều trị sao cho đạt hiệu quả tốt và hạn chế tác dụng phụ cóthể xảy ra. II. CÁC THÔNG SỐ DƯỢC ĐỘNG Các thông số dược động học của một thuốc dùng để biểu thị đặc tính của cácgiai đoạn hấp thu, phân bố, thải trừ của thuốc khi được đưa vào cơ thể. * Dược động học bao gồm các quá trình: + Hấp thu + Phân bố + Chuyển hóa + Thải trừ * Các quá trình này được phản ánh thông qua những thông số dược động trongđó có 4 thông số cơ bản có nhiều ý nghĩa trong thực hành lâm sàng là: + Thể tích phân bố ( Vd ) + Hệ số thanh thải ( Cl : Clearance ) + Sinh khả dụng ( F ) + Thời gian bán thải (t1/2 ) Thông qua các thông số này, chúng ta có thể quyết định - LIỀU LƯỢNG cần đưa vào cơ thể của mỗi thuốc đối với từng cá thể - KHOẢNG CÁCH giữa các lần đưa thuốc vào cơ thể (Số lần dùng thuốc trong ngày) - HIỆU CHỈNH lại liều lượng trong các trường hợp bệnh nhân có những bất thường về sinh lý, bệnh lý. 2.1. GIAI ĐOẠN HẤP THU 2.1.1. Đại cương -1- Giai đoạn hấp thu bao gồm toàn bộ các hiện tượng giúp thuốc thật sự vào cơ thểbắt đầu từ nơi được chọn để đưa thuốc vào. Một thuốc được cho bằng đường ngoàimạch máu (uống, bắp thịt, da, trực tràng) phải đi ngang qua các màng sinh học trướckhi vào đến hệ thống tuần hoàn. Thông thường, các thuốc đi qua các màng sinh học bởi sự khuếch tán thụ động,là cơ chế được thực hiện do sự chênh lệch gradient nồng độ và không đòi hỏi nănglượng. Về mặt Dược động học, pha hấp thu của thuốc được đặc trưng bởi sinh khảdụng của nó. 2.1.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến sự hấp thu Sự hấp thu đặc biệt là ở đường tiêu hóa, phụ thuộc vào nhiều yếu tố: Tính chất lý hóa - Tính hòa tan của dược phẩm - Nồng độ dược phẩm tại nơi hấp thu - pH nới hấp thu Dạng bào chế của thuốc Dạng bào chế có thể làm tăng hay giới hạn tốc độ hấp thu. Như vậy, một thuốc viên được hấp thu kém nhanh hơn một siro hay dung dịch thuốc, vì thuốc viên phải bị rã hay hòa tan trong ruột. Hoạt chất Hoạt chất ảnh hưởng đến sự hấp thu bởi kích thước và trạng thái vô định hình hay kết tinh của các phần tử có hoạt tính, bởi hệ số phân tán cả nước và dầu, bởi sự ion hóa theo pH môi trường… Chính ở dạng không ion hóa và tan trong dầu mà các chất có thể đi ngang qua màng sinh học bởi sự khuếch tán thụ động, Cơ chế làm trống dạ dày của hệ tiêu hóa Cơ chế này điều khiển sự vượt qua của thuốc từ dạ dày về phía tá tràng và ruột non là nơi mà thông thường các chất được hấp thu vào máu. Lượng máu ở ruột Lượng máu ở ruột ảnh hưởng đến vạn tốc và số lượng hoạt chất được ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Giáo trình Sử dụng thuốc hợp lý và an toàn Sử dụng thuốc hợp lý và an toàn Dược động học lâm sàng Cảnh giác thuốc Thông tin thuốc Xét nghiệm lâm sàngGợi ý tài liệu liên quan:
-
158 trang 28 0 0
-
Đề tài: Khảo sát các loại hình câu hỏi thông tin thuốc thường gặp trên lâm sàng, Bệnh viện Bạch Mai
45 trang 21 0 0 -
37 trang 20 0 0
-
9 trang 16 0 0
-
Hướng dẫn xét nghiệm sử dụng trong lâm sàng: Phần 1
516 trang 16 0 0 -
37 trang 16 0 0
-
9 trang 14 0 0
-
Bài giảng Dược lâm sàng 1: Phần 1 - Trường ĐH Võ Trường Toản
50 trang 14 0 0 -
67 trang 14 0 0
-
46 trang 14 0 0