Giáo trình Tài chính – Tín dụng: Phần 2 - TS. Trần Thị Hòa (Chủ biên)
Số trang: 69
Loại file: pdf
Dung lượng: 2.17 MB
Lượt xem: 16
Lượt tải: 0
Xem trước 7 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
(NB) Giáo trình Tài chính – Tín dụng: Phần 2 cung cấp cho người đọc những kiến thức cơ bản về lãi suất như: Khái niệm và ý nghĩa của lãi suất, phân loại lãi suất, phương pháp xác định lãi suất, các nhân tố ảnh hưởng đến lãi suất. Mời các bạn cùng tham khảo.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Giáo trình Tài chính – Tín dụng: Phần 2 - TS. Trần Thị Hòa (Chủ biên) CHƢƠNG V. TÍN DỤNG Mục tiêu Chương này trình bày các vấn đề cơ bản về tín dụng và lãi suất, gồm: - Sự ra đời và phát triển của tín dụng, bản chất của tín dụng, các hình thức tín dụng. Trong đó đặc biệt nhấn mạnh đến hình thức tín dụng ngân hàng và các công cụ của thị trường tín dụng. - Khái niệm lãi suất, phân loại lãi suất, phương pháp xác định lãi suất và các nhân tố ảnh hưởng đến lãi suất. I. Khái niệm, đặc điểm và bản chất của tín dụng 1. Sự ra đời và phát triển của tín dụng Sự phân công lao động xã hội và sự xuất hiện sở hữu tƣ nhân về tƣ liệu sản xuất là cơ sở ra đời của tín dụng. Khi có sự phân công lao động thì trao đổi hàng hoá với nhau là điều tất yếu. Tuy nhiên, việc mua bán hay trao đổi hàng hóa theo nghĩa thông thƣờng chỉ có thể thực hiện đƣợc khi ngƣời bán có hàng hoá và ngƣời mua có đủ lƣợng tiền tƣơng ứng về giá trị. Nếu điều kiện này không đƣợc thoả mãn thì những nhu cầu trao đổi mua bán nói trên sẽ chỉ thực hiện đƣợc khi có sự vay mƣợn lẫn nhau, nhằm khắc phục sự không ăn khớp trong quan hệ hàng hoá - tiền tệ. Khi nào và ở đâu có những cơ sở cho hoạt động sản xuất và trao đổi hàng hóa thì ở đó quan hệ tín dụng sẽ đƣợc nảy sinh và phát triển. Xét về mặt cơ sở hình thành sự phân hóa xã hội thì của cải, tiền tệ có xu hƣớng tập trung vào một nhóm ngƣời, trong lúc đó một nhóm ngƣời khác có thu nhập thấp hoặc thu nhập không đáp ứng đủ cho nhu cầu tối thiểu của cuộc sống, đặc biệt khi gặp những biến cố bất thƣờng xảy ra. Trong điều kiện nhƣ vậy đòi hỏi sự ra đời của tín dụng để giải quyết mâu thuẫn nội tại của xã hội, thực hiện việc điều hòa nhu cầu tạm thời của cuộc sống. Nhƣ vậy, có thể kết luận: Cơ sở lý luận ra đời của tín dụng là sự ra đời và tồn tại của các quan hệ kinh tế tư hữu, gắn với diễn biến của quá trình phân công lao động xã hội, tín dụng góp phần thực hiện phân bổ điều tiết sử dụng nguồn lực của cải xã hội hiệu quả hơn. Để nghiên cứu về lịch sử phát triển của tín dụng, chúng ta nghiên cứu quan hệ tín dụng trong hai giai đoạn – hai mức độ phát triển của nền sản xuất hàng hoá. - Tín dụng thời kỳ tiền sản xuất hàng hoá Đây là thời kỳ chế độ phong kiến, phần lớn tƣ liệu sản xuất và các điều kiện lao động chủ yếu do giai cấp thống trị (địa chủ phong kiến, quý tộc, chủ tu viện nhà thờ…) nắm giữ. Trong khi đa số nông dân và thợ thủ công là những ngƣời lao động trực tiếp nhƣng không có tƣ liệu sản xuất hoặc không đủ những điều kiện lao động. Họ buộc phải trở thành những ngƣời làm thuê, chịu sự chi phối quá trình sản xuất và phân phối của giai cấp thống trị với thù lao, tiền công rẻ mạt. Trong bối cảnh đó, để có thể duy trì cuộc sống, những ngƣời dân nghèo phải vay thóc gạo, tiền bạc của tầng lớp địa chủ và quý tộc với mức lãi rất cao. Do đó, hoạt động cho vay trong thời kỳ này còn đƣợc gọi 64 là “tín dụng nặng lãi”. Nguyên nhân là do việc tích lũy cho vay chỉ tập trung ở một số ít ngƣời dƣ thừa của cải, trong khi nhu cầu vay là rất lớn và cấp thiết. Thêm vào đó, xã hội chƣa phát triển, chƣa có những quy phạm ràng buộc đối với quan hệ tín dụng nên ngƣời có tiền cho vay tùy ý áp đặt lãi suất. Mức lãi suất trong thời kỳ này phổ biến ở mức từ 100% đến 150%, thậm chí có khi lên tới 200%. Chính vì vậy, những ngƣời vay tiền dù cố gắng làm việc bao nhiêu cũng không đủ trả nợ, nên họ phải trở thành ngƣời ở trừ nợ hoặc gán kết cả tài sản của mình cho chủ nợ. Tín dụng nặng lãi tác động đến nền kinh tế xã hội theo cả hai hƣớng: Một mặt, kìm hãm sự phát triển do mang tính chất đặc thù là tín dụng phi sản xuất. Điều này thể hiện quan điểm của giai cấp thống trị là duy trì tình trạng nghèo nàn lạc hậu để tiếp tục áp đặt sự thống trị và bóc lột nặng nề đối với ngƣời đi vay. Mặt khác, tín dụng nặng lãi góp phần tích lũy tập trung vốn trong tay một số ngƣời vốn đã thừa của cải cho vay và vô sản hoá những ngƣời đi vay. - Tín dụng trong điều kiện nền kinh tế thị trường Nền kinh tế thị trƣờng ra đời đồng nghĩa với sự phát triển mạnh mẽ của lực lƣợng sản xuất và trao đổi hàng hoá, với rất nhiều những đơn vị kinh tế - các doanh nghiệp hay các chủ thể kinh tế khác nhau. Những doanh nghiệp này không chỉ khác nhau bởi quyền sở hữu, lĩnh vực sản xuất kinh doanh mà còn khác nhau về đặc điểm tuần hoàn và luân chuyển vốn. Do vậy mà luôn có sự không ăn khớp giữa các doanh nghiệp trong quá trình sản xuất kinh doanh. Cụ thể là, tại một thời điểm bất kỳ, sẽ có một số doanh nghiệp tạm thời thừa vốn trong khi đó một số doanh nghiệp khác lại tạm thời thiếu vốn, cần có nhu cầu bổ sung vốn. Nhƣ vậy, nếu xét trên góc độ toàn nền kinh tế thì tại bất kỳ một thời điểm nào đó sẽ luôn xuất hiện hai loại nhu cầu sử dụng vốn khác nhau: cho vay và đi vay. Nhằm thoả mãn hai nhu cầu nói trên, quan hệ tín dụng đƣợc coi là phƣơng thức tối ƣu vì nó đảm bảo vốn cho hoạt động ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Giáo trình Tài chính – Tín dụng: Phần 2 - TS. Trần Thị Hòa (Chủ biên) CHƢƠNG V. TÍN DỤNG Mục tiêu Chương này trình bày các vấn đề cơ bản về tín dụng và lãi suất, gồm: - Sự ra đời và phát triển của tín dụng, bản chất của tín dụng, các hình thức tín dụng. Trong đó đặc biệt nhấn mạnh đến hình thức tín dụng ngân hàng và các công cụ của thị trường tín dụng. - Khái niệm lãi suất, phân loại lãi suất, phương pháp xác định lãi suất và các nhân tố ảnh hưởng đến lãi suất. I. Khái niệm, đặc điểm và bản chất của tín dụng 1. Sự ra đời và phát triển của tín dụng Sự phân công lao động xã hội và sự xuất hiện sở hữu tƣ nhân về tƣ liệu sản xuất là cơ sở ra đời của tín dụng. Khi có sự phân công lao động thì trao đổi hàng hoá với nhau là điều tất yếu. Tuy nhiên, việc mua bán hay trao đổi hàng hóa theo nghĩa thông thƣờng chỉ có thể thực hiện đƣợc khi ngƣời bán có hàng hoá và ngƣời mua có đủ lƣợng tiền tƣơng ứng về giá trị. Nếu điều kiện này không đƣợc thoả mãn thì những nhu cầu trao đổi mua bán nói trên sẽ chỉ thực hiện đƣợc khi có sự vay mƣợn lẫn nhau, nhằm khắc phục sự không ăn khớp trong quan hệ hàng hoá - tiền tệ. Khi nào và ở đâu có những cơ sở cho hoạt động sản xuất và trao đổi hàng hóa thì ở đó quan hệ tín dụng sẽ đƣợc nảy sinh và phát triển. Xét về mặt cơ sở hình thành sự phân hóa xã hội thì của cải, tiền tệ có xu hƣớng tập trung vào một nhóm ngƣời, trong lúc đó một nhóm ngƣời khác có thu nhập thấp hoặc thu nhập không đáp ứng đủ cho nhu cầu tối thiểu của cuộc sống, đặc biệt khi gặp những biến cố bất thƣờng xảy ra. Trong điều kiện nhƣ vậy đòi hỏi sự ra đời của tín dụng để giải quyết mâu thuẫn nội tại của xã hội, thực hiện việc điều hòa nhu cầu tạm thời của cuộc sống. Nhƣ vậy, có thể kết luận: Cơ sở lý luận ra đời của tín dụng là sự ra đời và tồn tại của các quan hệ kinh tế tư hữu, gắn với diễn biến của quá trình phân công lao động xã hội, tín dụng góp phần thực hiện phân bổ điều tiết sử dụng nguồn lực của cải xã hội hiệu quả hơn. Để nghiên cứu về lịch sử phát triển của tín dụng, chúng ta nghiên cứu quan hệ tín dụng trong hai giai đoạn – hai mức độ phát triển của nền sản xuất hàng hoá. - Tín dụng thời kỳ tiền sản xuất hàng hoá Đây là thời kỳ chế độ phong kiến, phần lớn tƣ liệu sản xuất và các điều kiện lao động chủ yếu do giai cấp thống trị (địa chủ phong kiến, quý tộc, chủ tu viện nhà thờ…) nắm giữ. Trong khi đa số nông dân và thợ thủ công là những ngƣời lao động trực tiếp nhƣng không có tƣ liệu sản xuất hoặc không đủ những điều kiện lao động. Họ buộc phải trở thành những ngƣời làm thuê, chịu sự chi phối quá trình sản xuất và phân phối của giai cấp thống trị với thù lao, tiền công rẻ mạt. Trong bối cảnh đó, để có thể duy trì cuộc sống, những ngƣời dân nghèo phải vay thóc gạo, tiền bạc của tầng lớp địa chủ và quý tộc với mức lãi rất cao. Do đó, hoạt động cho vay trong thời kỳ này còn đƣợc gọi 64 là “tín dụng nặng lãi”. Nguyên nhân là do việc tích lũy cho vay chỉ tập trung ở một số ít ngƣời dƣ thừa của cải, trong khi nhu cầu vay là rất lớn và cấp thiết. Thêm vào đó, xã hội chƣa phát triển, chƣa có những quy phạm ràng buộc đối với quan hệ tín dụng nên ngƣời có tiền cho vay tùy ý áp đặt lãi suất. Mức lãi suất trong thời kỳ này phổ biến ở mức từ 100% đến 150%, thậm chí có khi lên tới 200%. Chính vì vậy, những ngƣời vay tiền dù cố gắng làm việc bao nhiêu cũng không đủ trả nợ, nên họ phải trở thành ngƣời ở trừ nợ hoặc gán kết cả tài sản của mình cho chủ nợ. Tín dụng nặng lãi tác động đến nền kinh tế xã hội theo cả hai hƣớng: Một mặt, kìm hãm sự phát triển do mang tính chất đặc thù là tín dụng phi sản xuất. Điều này thể hiện quan điểm của giai cấp thống trị là duy trì tình trạng nghèo nàn lạc hậu để tiếp tục áp đặt sự thống trị và bóc lột nặng nề đối với ngƣời đi vay. Mặt khác, tín dụng nặng lãi góp phần tích lũy tập trung vốn trong tay một số ngƣời vốn đã thừa của cải cho vay và vô sản hoá những ngƣời đi vay. - Tín dụng trong điều kiện nền kinh tế thị trường Nền kinh tế thị trƣờng ra đời đồng nghĩa với sự phát triển mạnh mẽ của lực lƣợng sản xuất và trao đổi hàng hoá, với rất nhiều những đơn vị kinh tế - các doanh nghiệp hay các chủ thể kinh tế khác nhau. Những doanh nghiệp này không chỉ khác nhau bởi quyền sở hữu, lĩnh vực sản xuất kinh doanh mà còn khác nhau về đặc điểm tuần hoàn và luân chuyển vốn. Do vậy mà luôn có sự không ăn khớp giữa các doanh nghiệp trong quá trình sản xuất kinh doanh. Cụ thể là, tại một thời điểm bất kỳ, sẽ có một số doanh nghiệp tạm thời thừa vốn trong khi đó một số doanh nghiệp khác lại tạm thời thiếu vốn, cần có nhu cầu bổ sung vốn. Nhƣ vậy, nếu xét trên góc độ toàn nền kinh tế thì tại bất kỳ một thời điểm nào đó sẽ luôn xuất hiện hai loại nhu cầu sử dụng vốn khác nhau: cho vay và đi vay. Nhằm thoả mãn hai nhu cầu nói trên, quan hệ tín dụng đƣợc coi là phƣơng thức tối ƣu vì nó đảm bảo vốn cho hoạt động ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Giáo trình Tài chính ngân hàng Giáo trình Tài chính tín dụng Tín dụng ngân hàng Phân loại lãi suất Phương pháp xác định lãi suất Lãi suất hoàn vốnGợi ý tài liệu liên quan:
-
Giáo trình Luật Chứng khoán: Phần 2 - TS. Nguyễn Văn Tuyến (chủ biên)
98 trang 261 0 0 -
Báo cáo thực tập nhận thức: Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Chi nhánh Bắc An Giang
31 trang 166 0 0 -
14 trang 158 0 0
-
Giải pháp vè kiến nghị nhằm mở rộng tín dụng xuất khẩu tại Vietcombank Hà nội - 1
10 trang 137 0 0 -
Hạn chế rủi ro trong hoạt động tín dụng ngân hàng
4 trang 135 0 0 -
71 trang 89 0 0
-
Đề tài nghiên cứu: Những giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng trong các Ngân hàng thương mại ở Tp.HCM
71 trang 81 0 0 -
Tín dụng ngân hàng đối với phát triển cây cà phê ở tỉnh Lâm Đồng
6 trang 78 0 0 -
Chính sách tín dụng góp phần thực hiện tăng trưởng xanh
5 trang 77 0 0 -
77 trang 76 0 0