Tiếp nối phần 1, giáo trình Luật Chứng khoán: Phần 2 trình bày pháp luật về tổ chức và hoạt động của thị trường giao dịch chứng khoán; pháp luật về kinh doanh chứng khoán; pháp luật về quản lý Nhà nước đối với thị trường chứng khoán. Mời các bạn tham khảo giáo trình để hiểu rõ hơn về điều này.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Giáo trình Luật Chứng khoán: Phần 2 - TS. Nguyễn Văn Tuyến (chủ biên) P háp iu ộ•t vế Tổ CHỨC VA HOẠT * ĐỘNG • ChỉơN Xét dưới góc độ tổ chức thị trường, việc tìm hiểu cách thức tổ chức giao dịch tại sớ giao dịch chứng khoán chính là tìm hiểu các quy định về mô hình giao dịch chứng khoán tại sở giao dịch chứng khoán, bao gồm các quy định về cơ quan tổ chức, giám sát thị trường; các thành viên tham gia giao dịch tại sở giao dịch và cách thức tiến hành các giao dịch trên thị trường tập trung. Vê cơ quan tổ chức giao dịch, Luật Chúng khoán 2006 quy định các giao dịch tại sàn được tổ chức, quản lý và giám sát bởi sở giao dịch chứng khoán. Đây là pháp nhân được thành lập và hoạt động theo mô hình công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc công ty cổ phần, với chức năng cơ bản là tổ chức giao dịch và quản lý, giám sát quá trình giao dịch tại sàn giữa các thành viên của thị trường. Hiện nay trên thế giới đang tồn tại bốn mô hình phổ biến Công ty trách nhiệm hữu hạn được sờ hữu bởi các thành viên; công ty cổ phần hữu hạn; cống ty cổ phần niêm yết và mô hình Nhà nước sớ hữu hoàn toàn hoặc một phần. Hiện tại ớ Việt Nam, sớ giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh được tổ chức và hoạt động theo mô hình công ty TNHH một thành viên thuộc sở hữu nhà nước. Đây là mỏ hình lựa chọn được coi là thích hợp cho giai đoạn đầu của thị trường chứng khoán ở Việt Nam, vốn rất cần có sự quán lý và giám sát mạnh mẽ của Nhà nước nhằm đảm bảo tính ổn định cho thị trường và đảm bảo quyền lợi cho các nhà đầu tư. Tuy nhiên, trong tương lai, khi thị trường chứng khoán Việt Nam đã phát triển và vận hành ổn định thì giải pháp lựa chọn tiếp theo có thể sẽ là mô hình công ty cổ phần cho sở giao dịch chứng khoán. Vê thành viên giao dịch tại sở giao dịch chứng khoán, Luật Chứng khoán năm 2006 quy định thành viên giao dịch là công ty chứng khoán. Các công ty này đóng vai trò là những tổ chức trung gian trên thị trường chứng khoán với nhiệm vụ “ kết nối” lợi ích của các nhà đầu tư với nhau và lợi ích của chính họ với các nhà đầu tư. Khi xem xét các quy định về thành viên giao dịch cúa Luật Chứng khoán 2006, có thể nhận thấy một số vấn đề pháp lý nổi bật như sau: - Một công ty chứng khoán chỉ có thể có tư cách thành viên giao dịch khi nó được sự chấp thuận của sở giao dịch chứng khoán. Các điều kiện để được chấp thuận sẽ do sở giao dịch chứng khoán hoặc trung tâm giao dịch chứng khoán tự quyết định. Các điều kiện này sẽ phản ánh các yêu cầu về nhân lực, Tự Tlianli Bìnli, Hoàn thiện pháp luật về tổ chức thị trường giao dịcli chứng klioán rập n ung ớ Việt Nam, Tạp clií Dân cliủ và Pháp luật s ố 812007. b GT Luật chừng khoản - A 81 về hạ tầng kỹ thuật mà một công ty chứng khoán phải đáp ứng được, trước khi trở thành thành viên chính thức của thị trường giao dịch tập trung. - Trong môi quan hệ với sớ giao dịch chứng khoán, công ty chứng khoán chỉ là thành viên giao dịch. Sở dĩ điều này được nêu ra ở đây để chúng la không nhầm lẳn thuật ngữ thành viền giao dịch mà Luật Chứng khoán 2006 sử dụng với thuật ngữ công ty clútng khoán thànlì viên thường hay xuất hiện trong các tài liệu nghiên cứu về mỏ hình sở giao dịch được sở hữu bởi các thành viên. Là thành viên giao dịch, công ty chứng khoán đóng vai trò như một chủ thê tham gia thị trường với tư cách là người cung cấp các dịch vụ cho nhà đầu tư thông qua việc sử dụng hệ thống giao dịch và các dịch vụ do sở giao dịch chứng khoán cung cấp. Về cách thức tiến hành giao dịch, trên thị trường giao dịch tập trung tại sở giao dịch chứng khoán, các nhà đầu tư không nhập các lệnh giao dịch trực tiếp vào sở giao dịch mà phải thông qua công ty chứng khoán thành viên đê cống ty này nhận lệnh và chuyển lệnh vào hộ thống nhận lệnh tập trung cúa sở giao dịch chứng khoán. Tại đây, các lệnh phù hợp sẽ được khớp với nhau để hình thành giá cả của từng loại chứng khoán trên thị trường. 1.2. Đối tượng giao dịch của sở giao dịch chứng khoán Tại sở giao dịch chứng khoán, đối tượng giao dịch chỉ là những chứng khoán đáp ứng được đầy đủ các điều kiện nicm yết. Theo thông lệ chung trên thế giới, các chứng khoán là đối tượng giao dịch tại sở giao dịch chứng khoán phái là chứng khoán của các công ty có uy tín trên thị trường, có tiềm lực mạnh về tài chính và luôn luôn sẵn sàng tuân thú các quy tắc quán trị hiện đại. Nói chung, trong những điểu kiện bình thường, các tổ chức phát hành đều có xu hướng m uôn chứng khoán của m ình được giao dịch trên sở giao dịch chứng khoán vì quy mô, tính thanh khoản, khá năng thu hút vôn và tính quảng bá của loại hình thị trường chứng khoán này. Theo quy định hiện hành ở Việt Nam, đối tượng giao dịch trên sở giao dịch chứng khoán gồm các loại chứng khoán thỏa mãn các điều kiện tương ứng như sau 32: Đối với cổ phiếu , muốn được giao dịch tại sở giao dịch chứng khoán phải đáp ứng các điều kiện niêm yết như sau: >l Ngliị định số I4I2007INĐ - CP ngày 1910112007 cùa Chính phủ quy định clii tiéi thi hành một số điều cùa Luật Chứng khoán. 6 GT Luật chứnc khoán - B 82 - Tố chức phát hành là công ty cổ phần có vốn điều lệ đã góp tại thời điểm đăng ký niêm yết từ 80 tỷ đồng Việt Nam trở lên tính theo giá trị ghi trên số kế toán; - Hoạt động kinh doanh của tổ chức phát hành trong hai năm liền trước năm đãng ký niêm yết phải có lãi và không có lỗ luỹ kế tính đến năm đãng ký niêm yết; - Không có các khoản nợ quá hạn chưa được dự phòng theo quy định của pháp luật; công khai mọi khoản nợ đối với công ty của thành viên Hội đồng quán trị, Ban kiểm soát, Giám đốc hoặc Tổng Giám đốc, Phó Giám đốc hoặc Phó Tổng Giám đốc, Kế toán trưởng, cổ đông lớn và những người có liên quan; - Tối thiếu 20% cố phiếu có quyền biểu quyết của côn ...