Danh mục

Giáo trình Tài chính doanh nghiệp (Giáo trình đào tạo từ xa): Phần 2

Số trang: 47      Loại file: pdf      Dung lượng: 923.50 KB      Lượt xem: 14      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Phí tải xuống: 2,000 VND Tải xuống file đầy đủ (47 trang) 0
Xem trước 5 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Giáo trình được chia thành 4 chương: Chương I - Tổng quan về tài chính doanh nghiệp, chương II - Vốn kinh doanh của doanh nghiệp, chương III - Chi phí, doanh thu và lợi nhuận của doanh nghiệp, chương IV - Đầu tư dài hạn của Doanh nghiệp. Hi vọng rằng cuốn giáo trình này sẽ giúp cho giáo viên, nghiên cứu viên, sinh viên…gặp thuận lợi trong quá trình giảng dạy, nghiên cứu và học tập. Mời các bạn cùng tham khảo phần 2 giáo trình sau đây.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Giáo trình Tài chính doanh nghiệp (Giáo trình đào tạo từ xa): Phần 2 CHƯƠNG III CHI PHÍ, DOANH THU VÀ LỢI NHUẬN CỦA DOANH NGHIỆP Nghiên cứu doanh thu và chi phí trong doanh nghiệp giúp xác định kết quả hoạt động kinh doanh và phân biệt hai khái niệm doanh thu - chi phí với thu - chi mà trên thực tế vẫn nhầm lẫn với nhau. Doanh thu và chi phí phản ánh trên báo cáo kết quả kinh doanh và được sử dụng để xác định kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Thu, chi phản ánh các luồng tiền vào, luồng tiền ra của doanh nghiệp thường là trong thời kỳ ngắn: từng tuần, từng tháng, nó cho biết khả năng thanh toán đích thực của doanh nghiệp hay khả năng chi trả của doanh nghiệp. Thu chi được phản ánh trong báo cáo lưu chuyển tiền tệ. Đây là cơ sở để nhà quản lý xây dựng kế hoạch tiền mặt của doanh nghiệp. Chương này cũng giúp lập và đọc hiểu các báo cáo tài chính của doanh nghiệp, làm căn cứ để phân tích tài chính doanh nghiệp. Chương 3 là cơ sở để dự đoán và phân tích thời hạn cũng như quy mô của các dòng tiền trong tương lai, làm căn cứ để ra quyết định đầu tư dài hạn. 3.1. CHI PHÍ HOẠT ĐỘNG CỦA DOANH NGHIỆP 3.1.1. Khái niệm và nội dung 3.1.1.1. Khái niệm Khi thực hiện hoạt động hằng ngày của mình, doanh nghiệp phải bỏ ra những chi phí nhất định, gồm: - Chi phí cho việc tạo ra sản phẩm: như chi phí nguyên nhiên vật liệu, hao mòn máy móc thiết bị, công cụ lao động… Những chi phí này phát sinh có tính thường xuyên và gắn liền với quá trình sản xuất sản phẩm nên gọi là chi phí sản xuất. - Chi phí gắn liền với quá trình tổ chức tiêu thụ sản phẩm: Như chi phí vật liệu cho bao gói, chi phí vận chuyển, bảo quản sản phẩm, chi phí tiếp thị, quảng cáo để mở rộng thị trường tiêu thụ.. gọi là chi phí tiêu thụ sản phẩm hay là chi phí lưu thông. - Các chi phí cho việc tổ chức quản lý doanh nghiệp: Như tiền lương cho nhân viên quản lý, hao mòn TSCĐ ở bộ phận quản lý và các khoản chi phí bằng tiền khác có liên quan đến sản xuất kinh doanh trong kỳ của doanh nghiệp. - Các khoản chi phí khác: Gồm thuế môn bài, thuế sử dụng đất, dự phòng giảm giá hàng tồn kho, giảm giá các khoản phải thu khó đòi… Chi phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp là biểu hiện bằng tiền của tất cả các hao phí về vật chất và về lao động mà doanh nghiệp phải bỏ ra để sản xuất và tiêu thụ sản phẩm trong một thời kỳ nhất định 54 3.1.1.2 Nội dung chi phí hoạt động của doanh nghiệp a. Chi phí hoạt động sản xuất kinh doanh Chi phí hoạt động sản xuất kinh doanh là biểu hiện bằng tiền giá trị vật tư đã tiêu hao, hao mòn tài sản cố định, tiền công hay tiền lương trả cho người lao động (cả người quản lý) và các chi phí bằng tiền khác phát sinh trong quá trình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm trong một khoảng thời gian nhất định Chi phí hoạt động sản xuất kinh doanh bao gồm: + Chi phí liên quan đến việc sản xuất ra sản phẩm hàng hoá, dịch vụ + Chi phí về tiêu thụ sản phẩm (chi phí bán hàng) + Chi phí quản lý doanh nghiệp b. Chi phí về hoạt động tài chính Chi phí hoạt động tài chính là những chi phí phát sinh ra liên quan đến vấn đề tổ chức huy động vốn hay các hoạt động đầu tư tài chính ra ngoài doanh nghiệp nhằm sử dụng hợp lý các nguồn vốn, tăng thu nhập và hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Chi phí hoạt động tài chính bao gồm : + Chi phí liên doanh liên kết với các doanh nghiệp khác (không kể phần vốn góp) + Chi phí cho thuê tài sản có tính chất ngắn hạn (đối với doanh nghiệp mà hoạt động cho thuê không phải là hoạt động chính) + Chi phí mua bán chứng khoán (hoa hồng cho nhà môi giới, lưu ký chứng khoán, các khoản lỗ khi chuyển nhượng nếu có) + Chi phí cho việc mua bán ngoại tệ và chênh lệch nếu có. + Chi phí lãi tiền vay phải trả đối với số vốn huy động cho hoạt động kinh doanh trong kỳ và các chi phí khác liên quan đến vấn đề vay vốn + Trích dự phòng giảm giá đầu tư ngắn hạn chứng khoán (nếu có). + Chiết khấu thanh toán cho người mua hàng hoá dịch vụ theo các điều kiện thanh toán đã quy định. c. Chi phí hoạt động bất thường Ngoài ra trong quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp còn có thể phát sinh những chi phí bất thường gồm: + Chi phí về thanh lý, nhượng bán TSCĐ (nếu có) gồm cả giá trị còn lại chưa thu hồi hết và các chi phí khác có liên quan. + Chi phí tiền phạt do vi phạm hợp đồng kinh tế với các đối tác kinh tế khác. + Chi phí cho việc thu hồi các khoản nợ phải thu khó đòi đã xoá sổ nay thu hồi được. + Chi phí thu tiền phạt khi doanh nghiệp thực hiện phạt các đơn vị kinh tế khác vi phạm hợp đồng kinh tế với đơn vị mình (nếu có) 55 3.1.2. Phân loại chi phí hoạt động sản xuất kinh doanh Chi phí hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp được phân loại theo những tiêu thức nhất định nhằm phục vụ cho công tác quản lý chi phí, phân tích hiệu quả sử dụng chi phí, hạch toán, kiểm tra, giúp doanh nghiệp tìm các biện pháp tiết kiệm chi phí và hạ giá thành sản phẩm. Thông thường có một số phương pháp chủ yếu để phân loại chi phí như sau: Phân loại theo công dụng kinh tế và địa điểm phát sinh: Chi phí vật tư trực tiếp: là chi phí về nguyên nhiên vật liệu được sử dụng trực tiếp vào việc chế tạo ra sản phẩm. Chi phí nhân công trực tiếp: là toàn bộ tiền lương, tiền công trả cho người lao động trực tiếp tạo ra sản phẩm và các khoản phụ cấp có tính chất lương, các khoản trích nộp theo lương. Chi phí sản xuất chung: là những chi phí chung phát sinh ở các phân xưởng hoặc các bộ phận kinh doanh của doanh nghiệp như tiền lương và phụ cấp trả cho nhân viên xưởng, chi phí vật liệu, chi phí công cụ lao động nhỏ, khấu hao tài sản cố định ở phân xưởng, chi phí dịch ...

Tài liệu được xem nhiều: