Danh mục

Giáo trình Tâm lý - giao tiếp - giáo dục sức khỏe trong thực hành điều dưỡng (Trình độ: Cao đẳng) - CĐ Y tế Hà Nội

Số trang: 121      Loại file: pdf      Dung lượng: 1.32 MB      Lượt xem: 9      Lượt tải: 0    
Jamona

Xem trước 10 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Giáo trình "Tâm lý - giao tiếp - giáo dục sức khỏe trong thực hành điều dưỡng (Trình độ: Cao đẳng)" được biên soạn với các nội dung chính sau đây: đại cương tâm lý và tâm lý người bệnh; kỹ năng giao tiếp; giáo dục sức khoẻ. Mời các bạn cùng tham khảo giáo trình.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Giáo trình Tâm lý - giao tiếp - giáo dục sức khỏe trong thực hành điều dưỡng (Trình độ: Cao đẳng) - CĐ Y tế Hà Nội UBND THÀNH PHỐ HÀ NỘI TRƯỜNG CAO ĐẲNG Y TẾ HÀ NỘI ********** GIÁO TRÌNHTÂM LÝ – GIAO TIẾP – GIÁO DỤC SỨC KHỎE TRONG THỰC HÀNH ĐIỀU DƯỠNG (ĐỐI TƯỢNG: CAO ĐẲNG) Hà Nội 0 LỜI MỞ ĐẦU Nghề Y được xã hội ghi nhận và tôn vinh là nghề Cao quý. Để có được sựtôn vinh đó, biết bao thế hệ Thầy thuốc đã thầm lặng cống hiến, thậm chí hy sinhcả tính mạng của mình trau dồi Y đức, Y lý, Y thuật vì sức khoẻ cộng đồng. Trong nhân gian, hình ảnh người Thầy thuốc là hiện thân của trí tuệ, lòngnhân từ và sự đồng cảm. Để giữ gì và làm đẹp thêm hình ảnh người Thầy thuốc,trong thư gửi cho cán bộ nhân viên Y tế, Bác Hồ đã dạy: “Thầy thuốc phải nhưMẹ hiền”. Tuy nhiên, chúng ta không thể phủ nhận thực tế hiện nay vẫn còn một bộphận không nhỏ cán bộ nhân viên Y tế có những biểu hiện chưa đẹp làm tổn hạitới danh dự nghề Y, làm phai mờ hình ảnh cao đẹp của người Thầy thuốc, khiếncho nhân dân, người bệnh, người nhà người bệnh không hài lòng. Chương trình đào tạo môn học Tâm lý - giao tiếp - giáo dục sức khỏe vớitổng thời gian 2 đơn vị học trình, trong đó 1 đơn vị học trình lý thuyết và 1 đơn vịhọc trình thực hành. Trên cơ sở chương trình đào tạo, nhóm biên soạn đã xâydựng tài liệu đào tạo. Tài liệu đào tạo gồm 3 bài . Nội dung bài học bám sátchương trình đào tạo, xoay quanh những yếu tố tâm lý, kỹ năng giao tiếp và giáodục sức khỏe. Ban biên soạn mong nhận được nhiều ý kiến đóng góp của các thày cô giáovà sinh viên sử dụng Chương trình đào tạo này để rút kinh nghiệm cho lần xuấtbản sau. Xin trân trọng cám ơn. 1 BAN BIÊN SOẠNChủ biện: ThS. Đoàn Thị Vân - Bô môn KSNKThành viên: ThS. Đoàn Công Khanh - Bộ môn YTCC ThS. Hà Diệu Linh - Bộ môn YTCC ThS. Nguyễn Thị Hà - Bộ môn KSNK CN. Ngô Đăng Ngự - Bộ môn KSNK CN. Đinh Thị Quỳnh - Bộ môn KSNK CN. Nguyễn Hải Yến - Bộ môn YTCC 2 Bài 1. ĐẠI CƯƠNG TÂM LÝ VÀ TÂM LÝ NGƯỜI BỆNH Thời lượng: 10 tiếtMỤC TIÊU Sau khi học xong bài này, sinh viên có khả năng: * Kiến thức: 1. Trình bày được định nghĩa tâm lý học, khái niệm tâm lý con người và bản chất xã hội - lịch sử của tâm lý con người. 2. Trình bày được khái niệm, cấu trúc tâm lý của nhân cách và cơ chế của sự hình thành nhân cách. 3. Trình bày được các đặc điểm của tâm lý theo lứa tuổi. 4. Trình bày được các dạng phản ứng tâm lý của người bệnh. 5. Trình bày được sự ảnh hưởng của các yếu tố đến tâm lý người bệnh. * Kỹ năng: 6. Nhận định được tâm lý người bệnh trong một số tình huống giả định * Năng lực tự chủ và trách nhiệm 7. Thể hiện được thái độ tôn trọng, cảm thông, chia sẻ trong giao tiếp với người bệnh.NỘI DUNG1. Đại cương tâm lý học.1.1. Định nghĩa tâm lý học. Tâm lý là tất cả những hiện tượng tinh thần nảy sinh do sự tác động của thếgiới khách quan vào não, được não phản ánh, nó gắn liền, điều hành, điều chỉnhmọi hành vi hoạt động của con người. Tâm lý học là khoa học nghiên cứu sự hình thành, vận hành và phát triển củacác hiện tượng tinh thần hay các hiện tượng tâm lý. Có nhiều định nghĩa tâm lý học: Tâm lý học là khoa học nghiên cứu về các hiện tượng tâm lý của con ngườivà quá trình phát sinh, phát triển của chúng.* Tâm lý học được định nghĩa chính xác và đầy đủ: Tâm lý học là khoa họcnghiên cứu về các hiện tượng tâm lý của con người và quá trình phát sinh, pháttriển của chúng. 31.2. Đối tượng nghiên cứu của tâm lý học.- Các hiện tượng tâm lý con người- Các qui luật phát sinh, biểu hiện và phát triển các hiện tượng tâm lý- Cơ chế hình thành các hiện tượng tâm lý1.3. Nhiệm vụ của tâm lý học.1.3.1. Nhiệm vụ cơ bản của tâm lý học:- Nghiên cứu bản chất của hoạt động tâm lý- Các quy luật nảy sinh và phát triển tâm lý- Cơ chế diễn biến và thể hiện tâm lý- Các quy luật về mối quan hệ giữa các hiện tượng tâm lý 1.3.2. Nhiệm vụ cụ thể của tâm lý học:- Nghiên cứu những yếu tố khách quan, chủ quan đã tạo ra tâm lý người- Cơ chế hình thành, biểu hiện của hoạt động tâm lý- Tâm lý của con người hoạt động- Chức năng, vai trò của tâm lý đối với hoạt động của con người1.4. Phương pháp nghiên cứu tâm lý học.1.4.1. Những nguyên tắc phương pháp luận của việc nghiên cứu tâm lý học- Nguyên tắc đảm bảo tính khách quan- Nguyên tắc quyết định luật duy vật biện chứng- Nguyên tắc thống nhất tâm lý, ý thức với hoạt động- Nguyên tắc nghiên cứu các hiện tượng tâm lý trong các mối liên hệ giữachúng với nhau và trong mối liên hệ giữa chúng với các hiện tượng khác- Nghiên cứu tâm lý trong sự vận động và phát ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: