Danh mục

Giáo trình Tâm lý học đại cương (Giáo trình dùng cho các trường cao đẳng sư phạm)

Số trang: 85      Loại file: pdf      Dung lượng: 1.44 MB      Lượt xem: 9      Lượt tải: 0    
Jamona

Xem trước 9 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Giáo trình Tâm lí học đại cương được biên soạn theo “Chương trình đào tạo giáo liên Trung học cơ sở trình độ Cao đẳng Sư phạm”, hiện hành của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Giáo trình gồm 7 chương: Tâm lí học là một khoa học; cơ sở tự nhiên và cơ sở xã hội của tâm lí, sự hình thành và phát triển tâm lí, ý thức, hoạt động nhận thức; tình cảm và ý chí; trí nhớ; nhân cách và sự hình thành, phát triển nhân cách.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Giáo trình Tâm lý học đại cương (Giáo trình dùng cho các trường cao đẳng sư phạm)TÂM LÝ HỌC ĐẠI CƯƠNGTÂM LÝ HỌC ĐẠI CƯƠNG(Giáo trình dùng cho các trường Cao đẳng Sư phạm)GS.TS. NGUYỄN QUANG UẨN (Chủ biên)PGS. TRẦN TRỌNG THỦYLỜI NÓI ĐẦUGiáo trình Tâm lí học đại cương được biên soạn theo “Chương trình đào tạo giáo liên Trung học cơ sở trình độCao đẳng Sư phạm”, hiện hành của Bộ Giáo dục và Đào tạo.Giáo trình cung cấp cho ngươi học những tri thức cơ bản, có hệ thống về tâm lí học đại cương, giúp cho ngườihọc có thể hình thành các kĩ năng học và nghiên cứu tâm lí học, có cơ sở để tiếp tục nghiên cứu các lĩnh vực khác củatâm lí học, biết vận dụng các tri thức tâm lí học vào việc rèn luyện bản thân, vào tiệc phân tích, giải thích các hiện tượngtâm lí con người theo quan điểm khoa học. Giáo trình được dùng cho giáo sinh các trường Cao đẳng Sư phạm hệ đàotạo giáo viên Trung học cơ sở làm tài liệu học tập là các cán bộ giảng dạy tâm lí học như là một căn cứ để biên soạn bàigiảng.Giáo trình gồm 7 chương:Chương I – Tâm lí học là một khoa họcChương II – Cơ sở tự nhiên và cơ sở xã hội của tâm líChương III – Sự hình thành và phát triển tâm lí, ý thứcChương IV – Hoạt động nhận thứcChương V – Tình cảm và ý chíChương VI – Trí nhớChương VII – Nhân cách và sự hình thành, phát triển nhân cáchCác chương I, II, III và VII do GS.TS Nguyên Quang Uẩn biên soạn, các chương IV, V, VI do PGS Trần TrọngThủy biên soạn.Các tác giảChương I. TÂM LÍ HỌC LÀ MỘT KHOA HỌCChương II. CƠ SỞ TỰ NHIÊN VÀ CƠ SỞ XÃ HỘI CỦA TÂM LÍ NGƯỜIChương III. SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN TÂM LÍ, Ý THỨCChương IV. HOẠT ĐỘNG NHẬN THỨCChương V. TÌNH CẢM VÀ Ý CHÍChương VI. TRÍ NHỚChương VII. NHÂN CÁCH VÀ SỰ HÌNH THÀNH PHÁT TRIỂN NHÂN CÁCHTÀI LIỆU THAM KHẢOCreated by AM Word2CHMChương I. TÂM LÍ HỌC LÀ MỘT KHOA HỌCTÂM LÝ HỌC ĐẠI CƯƠNGĐời sống tâm lí của con người vô cùng phong phú và diệu kì, được loài người quan tâm nghiên cứu cùng với lịchsử hình thành và phát triển nhân loại. Từ những tư tưởng sơ khai về tâm lí, khoa học tâm lí đã hình thành, phát triểnkhông ngừng và ngày càng giữ một vị trí quan trọng trong nhóm các khoa học về con người.1.1. ĐỐI TƯỢNG, NHIỆM VỤ CỦA TÂM LÍ HỌC1.2. BẢN CHẤT CỦA HIỆN TƯỢNG TÂM LÍ NGƯỜI1.3. HIỆN TRẠNG, CẤU TRÚC VÀ PHƯƠNG PHÁP CỦA TÂM LÍ HỌC HIỆN ĐẠIBÀI TẬPCreated by AM Word2CHM1.1. ĐỐI TƯỢNG, NHIỆM VỤ CỦA TÂM LÍ HỌCTÂM LÝ HỌC ĐẠI CƯƠNG à Chương I. TÂM LÍ HỌC LÀ MỘT KHOA HỌC1.1.1. Đặc điểm của tâm lí học so với các khoa học khácLà một khoa học, tâm lí học có đối tượng, nhiệm vụ và phương pháp nghiên cứu xác định. Tâm lí học vừa cónhững đặc điểm chung vừa có những đặc điểm riêng so với các khoa học khác nghiên cứu về con người.a) Tâm lí học nghiên cứu các hiện tương tâm vừa gần gũi, cụ thể, gắn bó với con người vừa rất phức tập, trừutượngTừ lúc sinh ra, lớn lên, trưởng thành cho đến khi vĩnh biệt cõi đời, đời sống tâm lí con người luôn gắn bó gần gũivới con người, từ những hiện tượng cảm giác đầu tiên: nghe, nhìn, tri giác về thế giới, cảm xúc, trí nhớ, tư duy, cho đếntình cảm, ý thức, nhân cách… đều rất “hiện thực”, thường trực, vừa tiềm tàng, vừa sống động, linh hoạt muôn màu muônvẻ ở mỗi con người. Các hiện tượng tâm lí vừa cụ thể, vừa trừu tượng, đan xen hòa quyện vào nhau khó có thể táchbạch một cách rạch ròi, khó có thể cân đo đong đếm như những hiện tượng vật chất khác, mặc dù xét đến cùng, tâm lídù có trừu tượng đến đâu thì cũng sẽ bộc lộ qua cử chỉ, hành vi, cách nói năng muôn hình muôn vẻ.b) Tâm lí học là nơi hội tụ nhiều khoa học nghiên cứu đời sống tâm lí của con ngườiLà khoa học trung gian giữa khoa học tự nhiên, khoa học xã hội, triết học và khoa học kĩ thuật, công nghệ, đốitượng nghiên cứu của khoa học tâm lí là những hiện tượng tinh thần nhưng nó không tồn tại một cách lơ lửng trừu tượng,phi vật chất, phi hiện thực mà nó gắn chặt với cơ sở sinh lí thần kinh, các quá trình sinh lí sinh hóa trên bộ não, thể hiệnqua hệ thống hành vi; hoạt động của con người. Mặt khác, tâm lí của con người có nội dung, có bản chất xã hội, bị chếước bởi các điều kiện kinh tế – xã hội và mang tính lịch sử. Vì thế, tâm lí học là nơi hội tụ, nơi giao thoa giữa hệ thốngcác khoa học về con người. Nói một cách hình ảnh và khiêm tốn hơn thì “tâm lí học là bông hoa lưỡng tính nảy sinh vàphát triển trên hai mảnh đất tự nhiên và xã hội. Vì thế, trong thành tựu của tâm lí học, cũng như trong các phương phápnghiên cứu của mình, tâm lí học đã kế thừa và tiếp thu có chọn lọc nhiều thành tựu và phương pháp của các khoa học cóliên quan.c) Tâm lí học là bộ môn khoa học cơ bản trong hệ thống các khoa học về con người, đồng thời nó là bộ mônnghiệp vụ trong hệ thống các khoa học tham gia vào việc đào tạo con người, hình thành nhân cách con người nói chungvà nhân cách nghề nghiệp nói riêng.Không chỉ trong công việc đào tạo giáo viên, các nhà khoa học giáo dục mới sử dụng các thành tựu của tâm lí họcmà trong rất nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội n ...

Tài liệu được xem nhiều: