Danh mục

Giáo trình - Tâm lý học y học - chương 2

Số trang: 16      Loại file: pdf      Dung lượng: 252.71 KB      Lượt xem: 27      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 18,000 VND Tải xuống file đầy đủ (16 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

TÂM LÝ ĐẠI CƯƠNG CÁC HIỆN TƯỢNG TÂM LÝ THUỘC QUÁ TRÌNH NHẬN THỨCMục tiêu học tập 1. Trình bày được cách phân loại hiện tượng tâm lý hình thành theo thời gian 2. Phân biệt được các hiện tượng tâm lý thuộc quá trình nhận thức. 3. Trình bày được các hiện tượng tâm lý cơ bản của quá trình nhận thứcI. PHÂN LOẠI HIỆN TƯỢNG TÂM LÝ1. Quá trình tâm lý là những hoạt động có khởi đầu, có diễn biến, có kết thúc nhằm biến những tác động bên ngoài thành hình ảnh tâm lý bên trong....
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Giáo trình - Tâm lý học y học - chương 2 TÂM LÝ ĐẠI CƯƠNG CÁC HIỆN TƯỢNG TÂM LÝ THUỘC QUÁ TRÌNH NHẬN THỨCMục tiêu học tập1. Trình bày được cách phân loại hiện tượng tâm lý hình thành theo thời gian2. Phân biệt được các hiện tượng tâm lý thuộc quá trình nhận thức.3. Trình bày được các hiện tượng tâm lý cơ bản của quá trình nhận thứcI. PHÂN LOẠI HIỆN TƯỢNG TÂM LÝ1. Quá trình tâm lý là những hoạt động có khởi đầu, có diễn biến, có kết thúc nhằm biếnnhững tác động bên ngoài thành hình ảnh tâm lý bên trong.Quá trình tâm lý là nguồn gốc của đời sống tinh thần, xuất hiện như một yếu tố điềuchỉnh ban đầu với hành vi con người (có đặc điểm TL, có kinh nghiệm sống, có kiếnthức, có bản lĩnh...) gồm các quá trình:Quá trình nhận thức: là quá trình phản ảnh bản thân hiện tượng khách quan (cảm giác, trigiác, biểu tượng, trí nhớ, tưởng tượng, tư duy,)- Quá trình cảm xúc: là những rung cảm của chủ thể khi nhận thức thế giới bên ngoài từđó biểu thị thái độ đối với khách quan bên ngoài.- Quá trình ý chí: là quá trình điều khiển, điều hành động của chủ thể nhằm cải tạo thếgiới, thỏa mãn yêu cầu cá nhân và xã hội (không khí điều khiển cá nhân mà cả thế giớibên ngoài)Đời sống tâm lý luôn phải cân bằng có 3 quá trình trên đâyNếu thiên về lý trí con người sẽ thiếu tình cảm, tâm hồn khô khan.Nếu thiên về tình cảm con người sẽ thiếu sáng suốt.Thiếu ý chí thì tình cảm con người không thể biến thành hành động.2. Trạng thái tâm lý- Là đặc điểm của hoạt động tâm lý trong những khoảng thời gian ngắn được gây nên bởihoàn cảnh bên ngoài (hoặc do cảm giác con người ảnh hưởng lên hành vi con người trongthời gian đó)Con người thường ở trong những trạng thái nhất định như trạng thái tập trung, lơ đãng,tích cực, tiêu cực, khẳng định, phủ định, do dự, quyết tâm...3. Thuộc tính tâm lý- Là những quá trình tâm lý, trạng thái tâm lý thường xuyên lập đi lập lại trong đời sốngtrở thành đặc điểm tâm lý bền vững của nhân cách cá nhân.- Là những nét tâm lý tương đối bền vững và ổn định được hình thành từ quá trình tâm lývà trạng thái tâm lý bảo đảm nhất định về số lượng chất lượng hành vi và hoạt động tâmlý.- Thuộc tính tâm lý tạo sự khác biệt cá nhân, khó hình thành và cũng khó mất đi có tácđộng ngược lại với quá trình tâm lý và trạng thái tâm lý.5.Quan hệ giữa các hiện tượng tâm lý- Quá trình tâm lý là những hiện tượng có khởi đầu, diễn biến, kết thúc; quá trình diễn rangắn; là nguồn gốc của đời sống tâm lý.- Trạng thái tâm lý là những hiện tượng luôn gắn với quá trình tâm lý là cái nền của tâmlý .- Thuộc tính tâm lý là những nét đặc trưng tâm lý ï của con người hình thành từ quá trìnhtâm lý và trạng thái tâm lý. Thuộc tính tâm lý gồm tình cảm, xu hướng, tính cách ...tạonên 2 mặt đức và tài.Các hiện tượng tâm lý trên đây được chi phối bởi ý thức. Ý thức là hiện tượng tâm lý caocấp ảnh hưởng rất nhiều đến các hiện tượng tâm lý.II. CÁC HIỆN TƯỢNG TÂM LÝ THUỘC QUÁ TRÌNH NHẬN THỨC1. Cảm giác1.1.Khái niệm- Cảm giác là quá trình tâm lý phản ánh một cách riêng lẻ từng thuộc tính của sự vật, hiệntượng khách quan khi chúng đang tác động trực tiếp vào giác quan.- Là quá trình đơn giản nhất, có tính chất, cường độ và thời hạn có vai trò mở đầu cho cáchoạt động nhận thức .- Là phản ánh ban đầu do tác động của thế giới khách quan vào các cơ quan cảm giác,cảm giác phản ảnh sao chụp lại các thuộc tính của sự vật hiện tượng tồn tại ở bên ngoàivà độc lập với ý thức. Như vậy cảm giác là cái có sau so với hiện thực vật chất. Trong thực tế, mỗi sự vật, hiện tượng là một chỉnh thể, trọn vẹn, gồm nhiều thuộctính, cùng tác động vào con người. Do giới hạn của mình nên cảm giác chỉ phản ánh đượctừng thuộc tính riêng lẻ và phản ánh một cách trức tiếp những thuộc tính của sự vật, hiệntượng. Tuy là hiện tượng tâm lý sơ đẳng, song cảm giác là nền tảng của nhiều hoạt độngtâm lý khác của cả người và động vật. Với con vật, cảm giác là hình thức định hướng caonhất trong môi trường. Còn với con người, cảm giác chỉ là hình thức định hướng đầu tiên,song nó đã giúp đỡ tích cực con người trong việc điều khiển, điều chỉnh hoạt động trongmôi trường. Giác quan của một số loài vật phản ánh khá tinh vi và nhạy bén, như mắt củachim đại bàng, tai của dơi…Giác quan của người qua quá trình phát triển lâu dài, qua rènluyện, nhờ kinh nghiệm, vốn sống và hoạt động nghề nghiệp mà không ngừng hoàn thiện,trở nên tinh vi và nhạy bén hơn nhiều so với giác quan của các loài vật.1.2. Phân loại cảm giác Dựa vào những tiêu chuẩn khác nhau mà có những phân loại cảm giác khác nhau.Căn cứ vào vị trí của nguồn kích thích và bộ máy thụ cảm, nguời ta chia thành hai loại hệthống: cảm giác bên ngoài và cảm giác bên trong cơ thể.- Cảm giác bên ngoàiLà những cảm giác phản ánh những thuộc tính của thế giới bên ngoài và những bộ máythụ cảm ở mặt ngoài và do những bộ máy thụ cảm ở mặt ngoài cơ thể thu nhận, bao gồm:+ Cảm giác nhìn (Th ...

Tài liệu được xem nhiều: