Danh mục

Giáo trình thị trường chứng khoán - Chương 3

Số trang: 23      Loại file: pdf      Dung lượng: 5.22 MB      Lượt xem: 15      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Phí tải xuống: 15,000 VND Tải xuống file đầy đủ (23 trang) 0
Xem trước 3 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Khái niệm Nói đến thị trường chứng khoán, người ta thường nghĩ ngay đến thị trường thứ cấp - sở giao dịch chứng khoán, mà rất ít khi đả động đến thị trường sơ cấp. Tuy nhiên, trên thực tế, thị trường sơ cấp lại là một bộ phận không thể tách rời của thị trường chứng khoán. Hơn thế nữa, nó là tiền đề cho sự ra đời và phát triển của thị trường chứng khoán.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Giáo trình thị trường chứng khoán - Chương 3 CHƯƠNG III THỊ TRƯỜNG CHƯNG KHOÁN SƠ CẤP I. KHÁI NIỆM VÀ CHỨC NĂNG 1. Khái niệm Nói đến thị trường chứng khoán, người ta thường nghĩ ngay đến thị trường thứ cấp - sở giao dịch chứng khoán, mà rất ít khi đả động đến thị trường sơ cấp. Tuy nhiên, trên thực tế, thị trường sơ cấp lạ i là một bộ phận không thể tách rời của thị trường chứng khoán. Hơn thế nữa, nó là tiền đề cho sự ra đời và phát triển của thị trường chứng khoán. Chính vì vậy, để phát triển thị trường chứng khoán, công việc đầu t iên và vô cùng quan trọng là xây dựng và phát triển thị trường sơ cấp. Khác với thị trường thứ cấp là nơi các chứng khoán được mua đi bán lại, thì thị trường sơ cấp là thị trường mua bán lần đầu các chứng khoán mới phát hành. Thị trường sơ cấp còn có tên gọi là thị trường cấp một hay thị trường phát hành. Điểm khác biệt dễ nhận thấy nhất giữa thị trường sơ cấp và thị trường thứ cấp đó là: ở thị trường sơ cấp, tổ chức phát hành thu được tiền từ đợt phát hành còn ở thị trường thứ cấp thì không. 2. Chức năng Với hai bộ phận cấu thành là thị trường chứng khoán sơ cấp và thị trường chứng khoán thứ cấp, thị trường chứng khoán trở thành một kênh chủ yếu huy động các nguồn vốn trung và dài hạn cho chính phủ và các doanh nghiệp. Nếu không có thị trường chứng khoán, thị trường tài thính không thể hoàn chỉnh và phát triển để cấu thành nên nền kinh tế thị trường theo đúng nghĩa của nó. Trong thị trường chứng khoán, thị trường sơ cấp là tiền để của thị trường thứ cấp. Tính chất và quy mô của thị trường sơ cấp sẽ quy định phạm vi và tính chất của thị trường thứ cấp. Thị trường sơ cấp có các vai trò và chức năng chủ yếu sau: 2.1. Đối với nền kinh tê quốc dân Thị trường sơ cấp đóng vai trò rất quan trọng đối với nền kinh tế. Thứ nhất thị trường sơ cấp đóng vai trò huy động vốn cho nền kinh tế bằng việ c tạo ra nhiều cơ hội đầu tư cho những người có tiề n nhàn rỗi. Không những thế, thị trường sơ cấp còn là một kênh phân bổ vốn vô cùng hiệu quả. Dựa trên cơ chế thị trường, các nguồn vốn sẽ ddược phân bổ cho những dự án đầu tư có hiệu quả nhất, tạo ra nhiều giá trị kinh tế nhất. Do đó, có thể nói thị trường sơ cấp không chỉ đóng vai trò tậ p hợp các nguồn vốn mà nó còn là một công cụ mà tất cả các nền kinh tế thị trường đều sử dụng nhằm tăng cường hiệu quả hoạt động của nền kinh tế. Đối với Việt Nam, thị trường sơ cấp có một ý nghĩa rất lớn lao trong công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Thị trường sơ cấp trước hết sẽ giải bài toán về huy động và phân bổ vốn có hiệu quả cho nền kinh tế V iệt Nam. Các chuyên gia trong nước và quốc tế đều cho rằng để có thể duy trì tốc độ phát triển kinh tế lớn hơn 7%/năm, trong 10 năm tới Việt Nam cần một lượng vốn 40 - 50 tỷ đôla Mỹ. Lượng vốn này có thể được huy động từ trong và ngoài nước. Tuy nhiên, ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế và tài chính 1997 vừa qua tại châu Á cho thấy nguồn vốn bên ngoài là một nguồn vốn tuy lớn nhưng rất không ổn định. Trong khi đó, theo đánh giá của các chuyên gia thuộc Ngân hàng Thế giới, hiện nay số tiền nhàn rỗ i trong dân dưới dạng vàng bạc và các loại ngoại tế mạnh cũng lên đến trên dưới 20 t ỷ đôla Mỹ. Nếu chúng ta có thể xây đựng được một thị trường chứng khoán sơ cấp có hiệu quả trong việc huy động vốn trong nước, nền kinh tế Việt Nam sẽ có sự độc lập cao hơn về vốn và sẽ ít chịu ảnh hưởng bởi các cuộc khủng khoảng kinh tế tài chính quốc tế trong tương lai. Ngoài ra, thông qua quy chế về công bố thông tin trên thị trường, các nhà đầu tư Việt Nam có cơ hộ i đánh giá được công ty nào tốt để đầu tư. Do đó, các công ty được quản lý tốt, hoạt động có hiệu quả sẽ dễ dàng thu hút được vốn cho việc mở rộng sản xuất, tạo ra nhiều của cải xã hội và việc làm hơn và những công t y hoạt động không có hiệu quả sẽ bị giải thể hay phá sản. Việc này giúp cho các nguồn lực xã hộ i được phân bổ và sử dụng có hiệu quả, tạo ra nhiều giá trị mới cho đất nước. 2.2. Đối với chính phủ Do thu hút được nguồn vốn khổng lồ của toàn nền kinh tế và nguồn vốn từ nước ngoài qua việc phát hành trái phiếu, thị trường sơ cấp giúp chính phủ giải quyết được các vấ n đề thiếu hụt ngân sách, có thêm vốn để thực hiện các dự án xây dựng cơ sở hạ tầng mà không phải phát hành thêm tiền tạ o ra sức ép về lạm phát. Chính vì lẽ đó, ngày nay, ở hầu hết các quốc gia, việc chính phủ phát hành trái phiếu qua thị trường sơ cấp để vay tiền của dân là hoạt động diễn ra rất thường xuyên, theo một kế hoạch xác định nằm trong kế hoạch tổng thể của chiến lược huy động vốn của quốc gia. Hiện tại trên thế giới, ngoài một số ít các nước và lãnh thổ như Hồng Kông hoặc Singapore, phần lớn các quốc gia đều phải đối mặt với vấn đề thâm hụt ngân sách. Ví dụ như Hoa Kỳ, từ năm 1931 đến 1988 mới chỉ có 3 năm có thặng dư ngân sách. Trong thập kỷ 1990, mặc dù trải qua 9 năm kinh tế phát triển liên tục ở tốc độ khá cao nh ...

Tài liệu được xem nhiều: