Danh mục

Giáo trình Thổ nhưỡng học - PGS.TS Trần Văn Chính

Số trang: 309      Loại file: pdf      Dung lượng: 16.54 MB      Lượt xem: 11      Lượt tải: 0    
Jamona

Xem trước 10 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Giáo trình Thổ nhưỡng học được biên soạn cho sinh viên các ngành khoa học đất, hoá nông nghiệp, môi trường, quản lý đất đai, cây trồng, bảo vệ thực vật… làm tài liệu tham khảo cho sinh viên các ngành khác, học viên cao học, nghiên cứu sinh và cán bộ ngành nông nghiệp.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Giáo trình Thổ nhưỡng học - PGS.TS Trần Văn Chính Giáo trìnhThổ nhưỡng học LỜI NÓI ĐẦU Giáo trình Thổ nhưỡng học được biên soạn cho sinh viên cácngành khoa học đất, hoá nông nghiệp, môi trường, quản lý đất đai, câytrồng, bảo vệ thực vật… làm tài liệu tham khảo cho sinh viên các ngànhkhác, học viên cao học, nghiên cứu sinh và cán bộ ngành nông nghiệp. Với tinh thần đổi mới của Bộ Giáo dục và Đào tạo và được sựđồng ý của trường Đại học Nông nghiệp I, bộ môn Khoa học đất tái bảngiáo trình Thổ nhưỡng học (xuất bản năm 2000) có sửa đổi, bổ sung, cậpnhật thông tin, thay đổi cách trình bày và được phân công chịu tráchnhiệm như sau: PGS.TS. Trần Văn Chính: Chương VIII, IX, X, XV và một phầnchương III. TS. Cao Việt Hà: Chương VI và VII. TS. Đỗ Nguyên Hải: Chương XI, XII và XVI ThS. Hoàng Văn Mùa: Chương I, II và XVII. PGS. TS. Nguyễn Hữu Thành: Chương IV, V, XIII và XIV. PGS.TS. Nguyễn Xuân Thành: một phần chương III. Hiệu đính và chủ biên lần tái bản này: PGS.TS. Trần Văn Chính Bám sát yêu cầu đào tạo, các tác giả đã tham khảo nhiều tài liệutrong và ngoài nước, các kết quả nghiên cứu gần đây. Tuy nhiên, dotrình độ và thời gian có hạn nên khó tránh khỏi những thiếu sót. Mongnhận được nhiều ý kiến đóng góp của bạn đọc. Mọi ý kiến đóng góp xin gửi về địa chỉ: Bộ môn Khoa học đất - Trường Đại học Nông nghiệp I - Gia Lâm -Hà Nội Telephone: 04 8769272 Email: khoahocdat@yahoo.com Bài mở đầu KHÁI NIỆM CHUNG VỀ THỔ NHƯỠNG1. Khái niệm về đất và độ phì nhiêu Trên mặt địa cầu có chỗ là một khối rắn chắc, có chỗ là bãi cátmênh mông hoang mạc, có chỗ cây cối mọc xanh tươi bát ngát. Loàingười gọi vùng thứ nhất là đá (nham thạch), vùng thứ hai là sa mạc vàvùng thứ ba là thổ nhưỡng. Như vậy thổ nhưỡng là đất mặt tơi xốp củavỏ lục địa, có độ dầy khác nhau, có thể sản xuất ra những sản phẩm củacây trồng. Nguồn gốc của đất là từ các loại đá mẹ” nằm trong thiênnhiên lâu đời bị phá huỷ dần dần dưới tác dụng của yếu tố lý học, hoáhọc và sinh học. Tiêu chuẩn cơ bản để phân biệt giữa đá mẹ và đất làđộ phì nhiêu, nếu chưa có độ phì nhiêu, thực vật thượng đẳng chưa sốngđược thì chưa gọi là thổ nhưỡng. Thổ nhưỡng học là khoa học nghiên cứu đất nhằm giải quyếtnhững vấn đề quan trọng của sản xuất xã hội có liên quan đến đất. Doyêu cầu sử dụng đất khác nhau, loài người đã dùng các phương phápnghiên cứu đất khác nhau và lích luỹ được rất nhiều kiến thức về đất.Nhưng cũng có các nhận thức khác nhau về đất. Thí dụ đối với các côngtrình xây dựng nhà cửa, đường sá, thuỷ lợi thì đất chỉ là nguyên liệu chịulực cho nên các cán bộ thuỷ lợi và xây dựng thường coi đất là một loạinguyên liệu, chỉ quan tâm đến các tính chất vật lý và cơ lý của đất. Còntrong sản xuất nông nghiệp đất là cơ sở sinh sống và phát triển câytrồng. Cây trồng có thể sống trên đất là nhờ độ phì nhiêu. Độ phì pháthuy được tác dụng nhờ các yếu tố bên trong của đất (môi trường tựnhiên của khu vực và yếu tố kỹ thuật canh tác). Muốn có nhận thức đúng đắn về đất trồng cần phải nắm vững quanđiểm độ phì làm trung tâm. Nhờ có độ phì mà đất trở thành đối tượngcanh tác của loài người là tư liệu sản xuất cơ bản của nông nghiệp và làcơ sở để thực vật sinh trưởng và phát triển. Bởi vì độ phì nhiêu là khảnăng của đất có thể cung cấp cho cây đồng thời và không ngừng cả nướclẫn thức ăn, khả năng đó nhiều hay ít (tức độ phì cao hay thấp) do cáctính chất lý học, hoá học và sinh học đất quyết định; ngoài ra còn phụthuộc vào điều kiện thiên nhiên và tác động của con người. Như vậy độ phì không phải là số lượng chất dinh dưỡng tổng sốtrong đất mà là khả năng cung cấp chất dinh dưỡng cho cây nhiều hay ít.Ðó là một chỉ tiêu rất tổng hợp, là sự phản ánh tất cả các tính chất củađất vì thế cần có quan điểm toàn diện. Ðã có nhiều quan điểm khác nhauvề độ phì đất. Ricacđô và các nhà khoa học phương Tây cho rằng: độphì đất giảm dần. Các nhà Thổ nhưỡng Liên Xô (cũ) mà đại diện làViliam thì cho rằng độ phì đất không ngừng tăng lên, không có đất nàoxấu mà chỉ có chế độ canh tác tồi mà thôi. Các Mác khi bàn về vấn đềđịa tô đã chia độ phì đất làm 5 loại là: độ phì thiên nhiên, độ phì nhântạo, độ phì tiềm tàng, độ phì hiệu lực và độ phì kinh tế.2. Nguồn gốc và thành phần cơ bản của đất Các loại đá nằm trong thiên nhiên chịu tác dụng lý học, hoá học vàsinh học dần dần bị phá huỷ thành một sản phẩm được gọi là mẫu chất.Trong mẫu chất mới chỉ có các nguyên tố hoá học chứa trong đá mẹ sinhra nó, còn thiếu một số thành phần quan trọng như chất hữu cơ, đạm,nước... vì thế thực vật thượng đẳng chưa sống được. Trải qua một thờigian dài nhờ tác dụng của sinh vật tích luỹ được chất hữu cơ và đạm,thực vật thượng đẳng sống được, có nghĩa là đã hình thành thổ nhưỡng.Như vậy có thể nói nguồn gốc ban đầu của đất là từ đá mẹ. Thí dụ ởnước ta có đất nâu đỏ trên ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: