Nối tiếp nội dung phần 1, phần 2 của giáo trình Thực hành Di truyền học thực vậttiếp tục trình bày các nội dung của phần B và C. Phần B Quy luật di truyền của tính trạng: phân tích di truyền tính trạng chất lượng, di truyền liên kết, trao đổi chéo. Phần C Gây đột biến nhân tạo và di truyền quần thể: phương pháp gây tạo và phát hiện đột biến ở thực vật, di truyền quần thể.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Giáo trình Thực hành Di truyền học thực vật: Phần 2PHẦN B - QUY LUẬT DI TRUYỀN CỦA TÍNH TRẠNG Bài 5. PHÂN TÍCH DI TRUYỀN TÍNH TRẠNG CHẤT LƢỢNG Mục đích nắm được đặc điểm của phương pháp phân tích di truyền để nghiên cứubản chất di truyền ở mức cơ thể. Phân tích di truyền tính trạng chất lượng nhằm đánhgiá tính trạng do một gen kiểm soát và hai gen kiểm soát. Áp dụng phép kiểm định Khibình phương (χ2) để đánh giá kết quả. 5.1. PHƢƠNG PHÁP VÀ NGUYÊN TẮC PHÂN TÍCH DI TRUYỀN 5.1.1. Nguyên tắc của phương pháp phân tích di truyền Như đã biết phân tích lai là phương pháp cơ bản và đặc thù của di truyền học.Phương pháp này bao gồm việc tiến hành lai và nghiên cứu sự di truyền các tính trạngvà tính chất riêng rẽ ở cơ thể lai qua các thế hệ. Con cái thu được từ phép lai các dạngbố mẹ khác nhau về các tính trạng và tính chất di truyền gọi là con lai, còn quá trình thunhận các con lai gọi là sự lai. Gregor Mendel là người đầu tiên đã tiến hành các thí nghiệm về lai hữu tính trênthực vật vào những năm 1856 – 1865, cụ thể là ở đậu Hà Lan. Ông theo dõi tỷ mỉ sựbiểu hiện các tính trạng của các dạng bố mẹ, đem lai ở các thế hệ lai kế tiếp nhau và đãrút ra những quy luật cơ bản đặt nền móng cho sự ra đời của di truyền học sau này. Sởdĩ Mendel thu được kết quả như vậy vì ông đã không đi theo phương pháp nghiên cứucủa các tác giả đương thời, mà tiến hành với các phương pháp nghiên cứu riêng, độcđáo của mình và sau đó đã trở thành cơ sở của phương pháp phân tích di truyền: 1. Để lai cần chọn các bố mẹ khởi đầu là những cây thuần chủng (được chọn lọcqua nhiều đời tự thụ phấn, các tính trạng nghiên cứu đã được ổn định) phân biệt theomột số tính trạng tương phản rõ nét. Khi tiến hành lai và theo dõi qua các thế hệ, ôngchỉ chú ý đến cặp tính trạng tương phản quan tâm, bỏ qua các tính trạng khác. 2. Trong mỗi thế hệ lai, cần nghiên cứu mỗi cặp tính trạng tương phản một cáchriêng rẽ, không tính đến những sai khác giữa các cây lai. 3. Sử dụng toán thống kê để tính toán một cách chặt chẽ số lượng các con lai theotừng tính trạng tương phản ở các thế hệ. 4. Tiến hành phân tích di truyền các tính trạng ở con lai theo từng cá thể một cáchriêng rẽ qua các thế hệ. Sau khi phân tích các thí nghiệm, Mendel đã rút ra các quy luật cơ bản về sựtruyền đạt các tính trạng qua các thế hệ, đó là sự di truyền theo các nhân tố tách biệt(không phải theo tính chất hòa hợp như trong thuyết Pangen của Darwin). Điều đó nóilên tính trạng được kiểm tra bởi nhân tố di truyền mà sau này được gọi là gen. 51 Mặc dù chưa có những minh chứng về tính kế thừa vật chất di truyền qua các thếhệ, nhưng Mendel đã tiên đoán về quy luật này. Đó là giả thuyết của ông về nhân tố ditruyền tồn tại theo một ở giao tử và tồn tại theo hai ở cơ thể, từ đó đã đưa ra các sơ đồdiễn giải các quá trình di truyền. Khoa học về sau đã phát hiện ra đôi nhiễm sắc thểtương đồng và cơ sở kế thừa vật chất di truyền qua các thế hệ. Những đóng góp to lớn của Mendel thể hiện ở sự thiết lập các quy luật cơ bản vềsự di truyền và đặt nền móng cho phát triển di truyền hiện đại. Ngày nay trong phân tíchdi truyền các tính trạng nhân loại vẫn tuân thủ và thực hiện theo các đặc điểm củaphương pháp phân tích di truyền mà Mendel đưa ra. Các kí hiệu thường được sử dụng trong phân tích di truyền: – P – bố mẹ. Mẹ kí hiệu ♀, bố kí hiệu ♂. – Lai hữu tính kí hiệu bằng dấu nhân (x), trong sơ đồ lai thường viết mẹ trướcbố sau. – F – chỉ thế hệ con lai, các chỉ số F1, F2…Fn là các thế hệ thứ nhất, thứ hai,…thứ n. – Con lai lai lại với bố mẹ kí hiệu Fb. 5.1.2. Nguyên tắc về kỹ thuật lai ở một số cây trồng 5.1.2.1. Nguyên tắc chung Kỹ thuật lai ở thực vật được thực hiện bằng việc đưa phấn lên nhụy hoa do conngười tiến hành. Kỹ thuật chi tiết của việc lai tạo thường là khác nhau và có đặc trưngriêng, phụ thuộc vào từng đối tượng cụ thể. Nhưng kỹ thuật lai của các loại cây trồngđều bao gồm các bước: Chọn cặp bố mẹ và chuẩn bị cây lai; khử đực và bao cách ly vàthụ phấn. a. Công việc chuẩn bị cho lai Chuẩn bị các dụng cụ cần thiết như: Panh, kéo, thẻ đánh dấu, bao cách ly, lọ/túimàu đen đựng hạt phấn. Bao cách ly có thể được làm từ giấy dầu hay những mảnhpolyetylen cắt theo hình chữ nhật với kích thước cần thiết. Gấp đôi, gấp các mép và dánhay khâu lại đối với giấy dầu, còn nếu dùng polyetylen thì có thể sử dụng một mỏ hànnhiệt để dán lại. Bao cách ly phải có độ trong cần thiết và đủ dai khi gặp mưa, nhanhkhô khi bị ướt. Thẻ đánh dấu có thể được làm từ giấy dầu, cắt thành các dải rộng 4 –5cm. Sau đó cắt dải giấy thành những đoạn từ 10 – 12 cm. Sử dụng những đoạn giấynày làm thẻ, mỗi thẻ đục một lỗ ở mép và luồn một sợi dây nhỏ hay chỉ khâu để buộclên cây. b. Chọn cây bố mẹ và chuẩn bị cây lai Sau khi đã xác ...