Danh mục

Giáo trình Thực hành điện cơ bản: Phần 2 - TS. Bùi Văn Hồng

Số trang: 112      Loại file: pdf      Dung lượng: 5.50 MB      Lượt xem: 11      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Xem trước 10 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Nối tiếp nội dung phần 1, phần 2 giáo trình "Thực hành điện cơ bản" trình bày các nội dung: Thực hành lắp mạch điện chiếu sáng đi dây trong ống; thực hành tính toán lắp đặt mạch điện chiếu sáng một pha trong sinh hoạt; thực hành tính toán lắp đặt mạch điện ba pha công suất nhỏ; thực hành vận hành động cơ điện một pha rotor lồng sóc; thực hành vận hành động cơ điện ba pha rotor lồng sóc; thực hành khảo sát và vận hành máy cắt hạ áp.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Giáo trình Thực hành điện cơ bản: Phần 2 - TS. Bùi Văn Hồng BÀI THỰC HÀNH SỐ 5 LẮP ĐẶT MẠCH ĐIỆN CHIẾU SÁNG ĐI DÂY TRONG ỐNG 1. MỤC TIÊU Sau khi học xong bài này, người học đạt được: - Trình bày được sơ đồ đi dây và sơ đồ đơn tuyến - Lắp ráp được các mạch điện đi dây nổi và đi dây âm tường theo đúng nguyên lý và kỹ thuật - Thực hiện đúng quy trình và quy tắc an toàn 2. NHIỆM VỤ THỰC HÀNH 2.1. Tìm hiểu kiến thức lý thuyết của bài thực hành 1. Ký hiệu các thiết bị trong sơ đồ đơn tuyến 2. Sơ đồ đi dây và sơ đồ đơn tuyến 3. Yêu cầu khi lắp ráp mạch điện đi dây trong ống 2.2. Thực hành theo quy trình 1. Quy trình lắp ráp mạch điện đi dây nổi 2. Quy trình lắp ráp mạch điện đi dây âm tường 3. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC CẦN THIẾT - Phương tiện dạy học tối thiểu cho một nhóm (2 – 3 sinh viên) Chủng loại – quy cách Số STT Đơn vị lượng Ghi chú kỹ thuật 1 Dây điện đôi 2x16 Mét 10 2 Băng keo điện Cuộn 01 3 Mô hình mạch điện đi dây nổi Bộ 01 4 Mô hình mạch điện đi dây âm 01 Bộ tường 77 4. KIẾN THỨC LÝ THUYẾT CỦA BÀI THỰC HÀNH 4.1. Kết cấu mạch điện đi dây nổi Mạch điện đi dây nổi là mạch điện mà tất cả các thiết bị điện được lắp đặt nổi trên tường như minh họa ở hình 5.1. 1 2 3 4 5 6 7 4. Bảng điện chính 1. Đầu nối ống dạng C (Co C) 5. Móc đỡ ống trên tường 2. Đầu nối ống dạng T (Co T) 6. Hộp nối dây 3. Đầu nối ống thẳng 7. Bảng điện ổ cắm chân tường Hình 5.1. Kết cấu mạch điện đi dây nổi Kết cấu của một mạch điện đi dây nổi bao gồm: - Ống chứa dây điện được làm bằng nhựa hoặc bằng kim loại, có tác dụng dẫn hướng và bảo vệ dây dẫn điện. - Đầu nối ống, có tác dụng rẽ ống dây qua các vị trí khác nhau của công trình hoặc tăng chiều dài ống. Đầu nối ống bao gồm các loại khác nhau, như: đầu nối hình C, hình T và đầu nối thẳng. - Móc đỡ ống, có tác dụng định vị và cố định đường ống chứa dây dẫn điện. Kích thước của móc đỡ được chọn phù hợp với kích thước ống. - Bảng điện chính, nơi lắp đặt các thiết bị đóng cắt và bảo vệ cho mạch điện của công trình, bao gồm: cầu dao, cầu chì, công tắc, ổ cắm, … - Bảng điện phụ, nơi lắp đặt các ổ cắm chân tường để cung cấp linh hoạt nguồn điện cho công trình. - Hộp nối dây là nơi tập trung các mối nối dây của mạch điện, có tác dụng bảo vệ mối nối và thuận tiện trong lắp đặt và sửa chữa. 78 Trong điện sinh hoạt, kết cấu của mạch đèn chiếu sáng đi dây nổi bao gồm các thiết bị điện như minh họa ở hình 5.2. Cầu dao tự động, CB Công tắc Cầu chì Cầu dao Ổ cắm Ống nhựa vuông Hình 5.2. Thiết bị điện chiếu sáng đi dây nổi 4.2. Kết cấu mạch điện đi dây âm tường Mạch điện đi dây âm tường là mạch điện mà đường ống đi dây điện và thiết bị điện được lắp đặt âm trong tường, làm tăng tính thẩm mỹ cho công trình rất nhiều so với đi dây nổi như minh họa ở hình 5.3. 1 2 3 4 Hình 5.3. Kết cấu mạch điện đi dây âm tường 79 Kết cấu của một mạch điện chiếu sáng đi dây âm tường bao gồm: 1. Đường ống luồn dây dẫn điện, thường sử dụng ống nhựa cứng PVC để dễ cho việc luồn dây dẫn điện khi thi công và bảo vệ dây dẫn. 2. Hộp nối dây, thường sử dụng loại hộp bằng nhựa cứng hoặc kim loại. Đế hộp nối dây được âm trong tường như dây dẫn. Tất cả các mối nối dây đều được thực hiện trong hộp nối dây. 3. Bảng điện chính, là nơi lắp đặt cầu dao tự động (áp tô mát, CB), công tắc, ổ cắm, … Tất cả các thiết bị này được đặt âm trong tường nhờ các đế âm tường (hộp box) có dạng giống như hộp nối dây. 4. Ổ cắm chân tường, là nơi cung cấp linh hoạt nguồn điện trong công trình và cũng được đặt âm trong tường như các thiết bị trong bảng điện chính. Các thiết bị điện trong mạch chiếu sáng đi dây âm tường có tính thẩm mỹ và giá thành cao hơn rất nhiều so với thiết bị điện của mạch chiếu sáng đi dây nổi. Nên phương pháp đi dây âm tường được sử dụng cho hầu hết những công trình sang trọng và đắt tiền (hình 5.4). Ổ cắm âm tường Công tắc âm tường Áp-tô-mát Đế công tắc âm tường Ống luồn dây âm tường Hình 5.4. Thiết bị điện chiếu sáng đi dây âm tường 80 4.3. Ký hiệu các thiết bị điện trong sơ đồ đơn tuyến Một số ký hiệu thường sử dụng trong bản vẽ đi dây đơn tuyến được minh họa ở bảng 5.1. Bảng 5.1. Ký hiệu các thiết bị điện trong sinh hoạt Ký hiệu Tiêu chuẩn TCVN Tiêu chuẩn IEC Tên gọi Biểu diễn ở Biểu diễn ở Biểu diễn ở Biểu diễn ở sơ đồ sơ đồ đơn sơ đồ chi sơ đồ tổng nguyên lý tuyến tiết quát Nút nhấn chuông Công tắc đơn 1 Công tắc ba chấu 0 2 Công tắc bốn chấu 3 Ổ cắm 3 Đèn sợi đốt Đèn huỳnh x x quang ...

Tài liệu được xem nhiều: