Danh mục

Giáo trình Thực hành sửa chữa máy điện (Ngành: Điện công nghiệp) - CĐ Công nghiệp Hải Phòng

Số trang: 147      Loại file: pdf      Dung lượng: 4.85 MB      Lượt xem: 9      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Xem trước 10 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

(NB) Giáo trình Thực hành sửa chữa máy điện cung cấp cho người học các kiến thức: Khái niệm chung về máy điện; máy biến áp; quấn dây máy biến áp; máy điện không đồng bộ; vẽ sơ đồ dây quấn động cơ;...Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Giáo trình Thực hành sửa chữa máy điện (Ngành: Điện công nghiệp) - CĐ Công nghiệp Hải Phòng UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH HẢI PHÒNG TRƯỜNG CĐCN HẢI PHÒNG GIÁO TRÌNHTên mô đun: Thực hành sửa chữa máy điện Nghề điện công nghiệp Trình độ: Trung cấp Hải Phòng , năm 2019 1 TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thểđược phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo vàtham khảo. Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinhdoanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm. 2 Chương 1. KHÁI NIỆM CHUNG VỀ MÁY ĐIỆN 1. Các định luật điện từ dùng trong máy điện 1.1. Định luật cảm ứng điện từ * Trường hợp khi từ thông () biến thiên xuyên qua vòng dây dẫn  trong vòng dây sẽcảm ứng một sức điện động(e) và sức điện động (e) được xác định theo qui tắc vặn nút chai. e = -d/ dt (công thức măcxoen) * Trường hợp thanh dẫn chuyển động thẳng vuông góc với đường sức từ trường thìtrong thanh dẫn sẽ cảm ừng sức điện động( e) có trị số: e = Blv Trong đó: B là từ cảm đo bằng T(tecla), l là chiều dài của thanh dẫn(m) v là tốc độ của thanh dẫn (m/s) - Chiều của sức điện động này được xác định theo qui tắc bàn tay phải. Hình 1.1 Xác định chiều sức điện động theo qui tắc bàn tay phải 1.2. Định luật điện từ Khi thanh dẫn mang dòng điện đặt thẳng góc với đường sức từ trường thì thanh dẫn sẽchịu một lực điện từ tác dụng vuông góc có trị số là: Fđt = Bil Trong đó: Fđt là lực điện từ (N) , B là từ cảm (T) i là dòng điện (A) , l là chiều dài thanh dẫn (m) - Chiều của lực điện từ được xác định theo qui tắc bàn tay trái. 3 Hình 1.2. Xác định lực điện từ theo qui tắc bàn tay trái 2. Định nghĩa và phân loại máy điện 2.1. Định nghĩa - Máy điện là thiết bị điện từ có nguyên lý làm việc dựa trên hiện tượng cảm ứng điệntừ. - Về cấu tạo máy điện gồm mạch từ (lõi thép) và mạch điện (các dây quấn). - Dùng để biến đổi điện năng thành cơ năng (động cơ điện) hoặc ngược lại (máy phátđiện). 2.2. Phân loại Máy điện được phân loại theo nhiều cách như phân loại theo công suất, cấu tạo, dòngđiện hoặc nguyên lý làm việc... nhưng chủ yếu là phân loại theo nguyên lý làm việc. a. Máy điện tĩnh - Máy điện tĩnh thường gặp là máy biến áp (MBA). - Nguyên lý làm việc dựa trên hiện tượng cảm ứng điện từ do sự biến thiên từ thônggiữa các cuộn dây không có chuyển động tương đối. - Máy điện tĩnh thường dùng để biến đổi điện năng. b. Máy điện có phần động - Loại máy điện này thường dùng để biến đổi năng lượng: Động cơ, máy phát điện - Nguyên lý làm việc dựa trên hiện tượng cảm ứng điện từ, lực điện từ, do từ trường vàdòng điện của các cuộn dây chuyển động tương đối với nhau gây ra. 3. Nguyên lý máy phát điện và động cơ điện 3.1. Nguyên lý máy phát điện (biến đổi cơ năng thành điện năng) Khi dây dẫn vuông góc với đường sức từ với vận tốc (V) thì trong dây dẫn suất hiện 1suất điện động cảm ứng: E = B.V.l - Nếu mạch ngoài nối kín qua điện trở R (phụ tải) thì trong mạch có dòng điện cảmứng, dòng này qua dây dẫn làm suất hiện 1 lực điện từ: F =B.I.l (chiều được xác định theo quytắc bàn tay trái). Lực F có chiều cản trở sự chuyển động của dây dẫn. 4 Như vậy để dây dẫn tiếp tục chuyển động với vận tốc v ta phải tác dụng 1 lực bằng trịsố lực F nhờ 1 động cơ sơ cấp, công suất cơ do động cơ sơ cấp cung cấp cho động cơ sơ cấplà: Pcơ = F.V = B.I.l.V = E.I = Pđiện. Kết quả là dây dẫn chuyển động trong từ trường đã có tác dụng biến công suất cơ năngcủa động cơ thành công suất điện năng của động cơ cung cấp cho phụ tải. Trong thực tế máy phát điện là thiết bị biến đổi cơ năng thành điện năng, nguồn cơ năngcó thể là động cơ tuabin hơi, tuabin nước, động cơ đốt trong, tuabin gió hoặc các nguồn cơnăng khác. 3.2. Nguyên lý động cơ điện (Biến đổi điện năng thành cơ năng) Giả sử có dây dấn đặt trong từ trường có cảm ứng từ (B), nối dây dẫn với nguồn điệntrong dây dẫn có dòng điện I dây dẫn sẽ chịu 1 lực tác dụng. Khi đó F = B.I.l Chiều được xác định theo quy tắc bàn tay trái. Dưới tác dụng của lực F dây dẫn chuyển động với vận tốc (V) theo phương của F. Khidây dẫn chuyển động các ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: