Với kết cấu nội dung gồm 8 bài, giáo trình 'Thực hành vi sinh vật kỹ thuật môi trường' giới thiệu đến các bạn những nội dung về các quy tắc phòng thí nghiệm và kỹ thuật pha chế môi trường, định lượng tổng vi khuẩn hiếu khí, xác định tổng vi khuẩn kỵ khí, xác định tổng vi nấm,... Mời các bạn cùng tham khảo nội dung giáo án để có thêm tài liệu phục vụ nhu cầu học tập và nghiên cứu.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Giáo trình Thực hành vi sinh vật kỹ thuật môi trường VỆ SINH CÁ NHÂN VÀ NGUYÊN TẮC LÀM VIỆC 1. Khi làm việc trong phòng thí nghiệm vi sinh học phải tuyệt đối vệ sinh, tôn trọng tính ngăn nắp và trật tự của phòng thí nghiệm. 2. Mỗi cá nhân, mỗi nhóm làm thí nghiệm với dụng cụ riêng, không được mượn dụng cụ của các nhóm khác. Nếu thiếu phải hỏi cán bộ PTN hoặc GVHD, không được tự động sử dụng dụng cụ của người khác. 3. Phải mặc áo bluose. 4. Không nói chuyện, không ăn uống, không hút thuốc lá, không đi lại lộn xộn trong PTN. 5. Không để các vật phẩm, canh trường vi sinh vật hoặc môi trường nuôi cấy vi sinh vật gây bẩn ra bàn ghế, sách vở hoặc quần áo. Trường hợp gây bẩn phải vệ sinh ngay. 6. Sau khi làm xong, phải vệ sinh nơi làm việc của mình, vệ sinh các dụng cụ, máy móc thí nghiệm. Rửa tay sạch và lấy cồn sát khuẩn trước khi ra khỏi PTN. 7. Khi tiến hành thí nghiệm phải có sổ ghi chép các công việc thí nghiệm. Trong sổ ghi chép các điều kiện liên quan đên bài thí nghi ́ ệm. Phải ghi chép đầy đủ, cẩn thận, rõ ràng. HỌ VÀ TÊN SINH VIÊN MSSV ………………………………………... …………………… Giáo trình Thực hành Vi sinh vật kỹ thuật Môi trường BÀI 1: CÁC QUY TẮC PHÒNG THÍ NGHIỆM VÀ KỸ THUẬT PHA CHẾ MÔI TRƯỜNG 1. CÁC QUY TẮC PHÒNG THÍ NGHIỆM 1.1. Tiệt trùng bề mặt và môi trường làm việc Phòng thí nghiệm vi sinh phải được vệ sinh trước và sau khi sử dụng. Dụng cụ thiết bị được khử trùng hay vệ sinh sạch sẽ và sắp sếp ngăn nắp. Bề mặt làm việc phải được tiệt trùng bằng cồn 700. 1.2. Máy móc, dụng cụ trong phòng thí nghiệm: Dụng cụ bằng thuỷ tinh hoặc kim loại: Các dụng cụ đựng môi trường dinh dưỡng phải được khử khuẩn tuyệt đối trước khi sử dụng. Sau khi sử dụng xong phải rửa sạch và khử khuẩn lại, sấy khô, bao gói và để vào nơi quy định. Các máy móc, thiết bị cần có độ chính xác cao (cân phân tích, buồng đếm…) càng cần phải chú ý vệ sinh trong và sau khi tiến hành thí nghiệm Có hai phương pháp tiệt trùng: nhiệt khô hoặc nhiệt ẩm. *Phương pháp tiệt trùng bằng nhiệt khô: Sấy trong tủ sấy ở nhiệt độ 170 1800C *Phương pháp tiệt trùng bằng nhiệt ẩm: Được thực hiện trong thiết bị tiệt trùng áp suất 1atm, 1210C trong thời gian 2030 phút. Dụng cụ bằng plastic chịu nhiệt: Tiệt trùng bằng nhiệt ẩm. Môi trường nuôi cấy vi sinh vật: Thường được tiệt trùng trong thiết bị tiệt trùng ở 1210C, 2030 phút. Đối với những thành phần của môi trường dinh dưỡng nhạy cảm với nhiệt độ cao không thể sử dụng phương pháp tiệt trùng bằng nhiệt trong thiết bị tiệt trùng. Trong những trường hợp đó cần sử dụng màng lọc vi khuẩn để tiệt trùng. Giáo trình Thực hành Vi sinh vật kỹ thuật Môi trường 2. KỸ THUẬT PHA CHẾ MÔI TRƯỜNG Môi trường dinh dưỡng là hỗn hợp gồm các chất dinh dưỡng và các chất có nhiệm vụ duy trì thế oxi hoá khử, áp suất thẩm thấu của tế bào và sự ổn định độ pH của môi trường. Có đủ các chất dinh dưỡng cần thiết; Có độ pH thích hợp; Có độ nhớt nhất định; Không chứa các yếu tố độc hại; Hoàn toàn vô trùng. Làm môi trường để thực hiện việc phân lập, nhân giống, giữ giống vi sinh vật, đồng thời để nuôi cấy và nghiên cứu các đặc điểm sinh học của chúng. 2.1. Nguyên tắc Dựa trên cơ sở nhu cầu về các chất dinh dưỡng và khả năng đồng hoá các chất dinh dưỡng của từng loại sinh vật. Đảm bảo sự cân bằng về áp suất thẩm thấu giữa môi trường và tế bào vi sinh vật. Đảm bảo các điều kiện hoá lý cần thiết cho các hoạt động trao đổi chất của vi sinh vật. 2.2. Pha môi trường Cân, đong thật chính xác từng thành phần môi trường và pha chế theo đúng trình tự hướng dẫn trong tài liệu. + Môi trường lỏng: Cân, đong các chất rồi cho hoà tan vào nước. + Môi trường đặc: Cân agar và hoá chất cho vào bình tam giác hay becher rồi hoà tan trong nước, đun trên bếp hay hấp trong autoclave. 2.3. Chuẩn bị môi trường a. Thạch nghiêng Cho vào ống nghiệm với một lượng môi trường đặc 1/3 đến 1/4 ống nghiệm. Để ống thạch ở vị trí nghiêng thích hợp cho đến lúc thạch đặc lại hoàn toàn. Vị trí đầu trên của mặt nghiêng không vượt quá 2/3 chiều cao ống nghiệm. Không để thạch chạm vào nút bông, khi làm nghiêng tốt, mặt thạch nghiêng bằng phẳng, không bị đứt, chiều dài vừa phải, không ngắn quá, dài quá. b. Thạch đứng Giáo trình Thực hành Vi sinh vật kỹ thuật Môi trường Cho vào ống nghiệm với một lượng môi trường chiếm 1/2 đến 2/3 ống nghiệm. Thạch nguội sẽ đông lại và ta sẽ có ống thạch đứng. Đối với bình cầu hay bình tam giác, lượng môi trường ch ...