Danh mục

Giáo trình Thực tập hàn (Nghề: Công nghệ ô tô - Trình độ: Cao đẳng nghề) – CĐN Kỹ thuật Công nghệ (2021)

Số trang: 44      Loại file: pdf      Dung lượng: 1.54 MB      Lượt xem: 9      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Xem trước 5 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Giáo trình Thực tập hàn (Nghề: Công nghệ ô tô - Trình độ: Cao đẳng nghề) giúp người học: Sử dụng thành thạo các dụng cụ liên quan đến công việc hàn điện, hàn hơi và hàn thiếc; Vận hành máy hàn, mỏ hàn đúng trình tự, yêu cầu kỹ thuật và an toàn; Thực hiện được kỹ năng hàn điện, hàn hơi và hàn thiếc; Chấp hành đúng quy trình, quy phạm trong Thực hành Hàn cơ bản; Rèn luyện tính kỷ luật, cẩn thận, tỉ mỉ của học viên.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Giáo trình Thực tập hàn (Nghề: Công nghệ ô tô - Trình độ: Cao đẳng nghề) – CĐN Kỹ thuật Công nghệ (2021) BỘ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ KỸ THUẬT CÔNG NGHỆ GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN: THỰC HÀNH HÀN NGHỀ: CÔNG NGHỆ Ô TÔ TRÌNH ĐỘ: CAO ĐẲNG NGHỀ (Ban hành kèm theo Quyết định số: /QĐ- CĐNKTCN, ngày tháng 05 năm 2021 của Trường Cao đẳng nghề kỹ thuật công nghệ) Hà Nội, năm 2021 LỜI GIỚI THIỆU Trong những năm qua, dạy nghề đã có những bước tiến vượt bậc cả về số lượng và chất lượng, nhằm thực hiện nhiệm vụ đào tạo nguồn nhân lực kỹ thuật trực tiếp đáp ứng nhu cầu xã hội. Cùng với sự phát triển của khoa học công nghệ trên thế giới, lĩnh vực cơ khí chế tạo nói chung và ngành Hàn ở Việt Nam nói riêng đã có những bước phát triển đáng kể. Chương trình khung quốc gia nghề hàn đã được xây dựng trên cơ sở phân tích nghề, phần kỹ thuật nghề được kết cấu theo các môđun. Để tạo điều kiện thuận lợi cho các cơ sở dạy nghề trong quá trình thực hiện, việc biên soạn giáo trình kỹ thuật nghề theo theo các môđun đào tạo nghề là cấp thiết hiện nay. Mô đun 13: Thực hành hàn là mô đun đào tạo nghề được biên soạn theo hình thức tích hợp lý thuyết và thực hành. Trong quá trình thực hiện, nhóm biên soạn đã tham khảo nhiều tài liệu công nghệ hàn trong và ngoài nước, kết hợp với kinh nghiệm trong thực tế sản xuất. Mặc dầu có rất nhiều cố gắng, nhưng không tránh khỏi những khiếm khuyết, rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của độc giả để giáo trình được hoàn thiện hơn. Xin chân thành cảm ơn! Hà Nội, ngày tháng năm 2021 1. Chủ biên: Phạm Văn Được 2. Thành viên: Trần Thị Hà 1 MỤC LỤC Đề mục Trang Lời giới thiệu 1 Mục lục 2 Vị trí, tính chất của mô đun 3 Mục tiêu của mô đun 3 Nội dung mô đun 3 Bài 1: Hàn điện hồ quang 4 Bài 2: Hàn khí 29 Tài liệu tham khảo 43 2 MÔ ĐUN: THỰC HÀNH HÀN CƠ BẢN Mã số mô đun: MĐ OTO 13 I. VỊ TRÍ, TÍNH CHẤT CỦA MÔ ĐUN - Vị trí: mô đun được bố trí giảng dạy sau hoặc song song với các môn học sau: MH 07, MH 08, MH 09, MH 10, MĐ 11. - Tính chất: là mô đun cơ sở bắt buộc. II. MỤC TIÊU CỦA MÔ ĐUN + Sử dụng thành thạo các dụng cụ liên quan đến công việc hàn điện, hàn hơi và hàn thiếc. + Vận hành máy hàn, mỏ hàn đúng trình tự, yêu cầu kỹ thuật và an toàn. + Thực hiện được kỹ năng hàn điện, hàn hơi và hàn thiếc. + Chấp hành đúng quy trình, quy phạm trong Thực hành Hàn cơ bản. + Rèn luyện tính kỷ luật, cẩn thận, tỉ mỉ của học viên. III. NỘI DUNG MÔ ĐUN Thời gian (giờ) Thực Số hành, thí Tên các bài trong môn học Tổng Lý TT nghiệm, Kiểm tra số thuyết thảo luận, bài tập 1 Hàn điện hồ quang 20 3 16 1 2 Hàn hơi 9 2 6 1 Thi kết thúc mô đun 1 1 Tổng cộng 30 5 22 3 * Ghi chú: Thời gian kiểm tra lý thuyết được tính vào giờ lý thuyết, kiểm tra thực hành được tính bằng giờ thực hành. 3 BÀI 1: HÀN ĐIỆN HỒ QUANG 1. Thực chất, đặc điểm và phân loại các phương pháp hàn 1.1. Thực chất, đặc điểm a) Thực chất: Hàn là quá trình nối hai hay nhiều phần tử (chi tiết, bộ phận) thành một khối bền vững bằng cách dùng nguồn nhiệt nung nóng chỗ cần nối đến trạng thái hàn, sau đó kim loại lỏng tự kết tinh (ứng với trạng thái chảy) hoặc dùng thêm ngoại lực ép chúng lại với nhau (ứng với trạng thái dẻo) để tạo thành mối hàn. Trạng thái hàn: Trạng thái lỏng và trạng thái dẻo. - Trạng thái lỏng: Kim loại chỗ cần nối được nung nóng đến trạng thái lỏng sau đó kim loại kết tinh tạo thành mối hàn. Mối hàn có thể được hình thành là do kim loại cơ bản và kim loại phụ (que hàn) hoặc mối hàn được hình thành chỉ do kim loại cơ bản (vật hàn). Hình 1-1. Sơ đồ nguyên lý của quá trình hàn hồ quang tay - Trạng thái dẻo: kim loại chỗ cần nối được nung nóng đến trạng thái dẻo sau đó dùng ngoại lực ép chúng lại với nhau tạo thành mối hàn. 4 Hình 1-2. Sơ đồ nguyên lý của quá trình hàn hồ quang tay 1 - nguồn điện hàn, 2 - Cáp hàn, 3 - Kìm hàn, 4 - Que hàn, 5 - Vật hàn, 6 - Hồ quang hàn, 7 - Khí bảo vệ, 8 - Vũng hàn Trong quá trình hàn mọi thao tác như: gây hồ quang, dịch chuyển que hàn để duy trì chiều dài hồ quang, dao động để tạo chiều rộng cần thiết cho mối hàn cũng như chuyển động dọc trục mối hàn để hàn hết chiều dài mối hàn đều do người thợ hàn thực hiện bằng tay chính vì vậy nó có tên gọi giản dị là: Hàn hồ quang tay. b) Đặc điểm: - Liên kết hàn được đặc trưng bởi tinh liên tục và nguyên khối đó là liên kết “cứng” và không tháo rời được - Với cùng khả năng làm việc, so với các phương pháp nối ghép khác (bu lông, đinh tán) liên kết hàn cho phép tiết kiệm từ (10-20)% khối lượng kim lo ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu cùng danh mục:

Tài liệu mới: