Danh mục

Giáo trình công nghệ bảo dưỡng và sửa chữa ô tô - Chương 5

Số trang: 74      Loại file: pdf      Dung lượng: 5.90 MB      Lượt xem: 318      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Xem trước 8 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

CÔNG NGHỆ SỬA CHỮA Ô TÔ5.1. CÔNG NGHỆ SỬA CHỮA ĐỘNG CƠ 5.1.1. SỬA CHỮA CƠ CẤU TRỤC KHUỶU - THANH TRUYỀN 5.1.1.1. Kiểm tra, sửa chữa trục khuỷu: a) Kiểm tra trục khuỷu - Sơ đồ nguyên lý kiểm tra độ cong của trục khuỷu được giới thiệu theo hình 5.1. Trục khuỷu được gá lên 2 khối V, mũi rà của đồng hồ so tì vào cổ giữa, quay trục bằng tay và nhìn vào mức độ lắc của kim đồng hồ để đánh giá. - Nếu mũi rà của đồng hồ, tì vào phần mặt không...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Giáo trình công nghệ bảo dưỡng và sửa chữa ô tô - Chương 5 CHƯƠNG V CÔNG NGHỆ SỬA CHỮA Ô TÔ5.1. CÔNG NGHỆ SỬA CHỮA ĐỘNG CƠ 5.1.1. SỬA CHỮA CƠ CẤU TRỤC KHUỶU - THANH TRUYỀN 5.1.1.1. Kiểm tra, sửa chữa trục khuỷu: a) Kiểm tra trục khuỷu - Sơ đồ nguyên lý kiểm tra độ cong của trục khuỷu được giới thiệu theo hình5.1. Trục khuỷu được gá lên 2 khối V, mũi rà của đồng hồ so tì vào cổ giữa, quay trụcbằng tay và nhìn vào mức độ lắc của kim đồng hồ để đánh giá. - Nếu mũi rà của đồng hồ, tìvào phần mặt không mòn của bề mặtcổ trục (phần bề mặt đối diện rãnhdầu bôi trơn trên bạc lót), thì độ lắckim đồng hồ phản ánh độ cong củatrục, và trị số độ cong được tính bằngnửa hiệu của trị số lớn nhất và nhỏnhất của kim đồng hồ. - Nếu mũi rà của kim đồng hồ,tì vào phần bề mặt bị mòn của cổtrục, thì độ lắc của kim đồng hồ phảnảnh Hình 5.1: Sơ đồ kiểm tra độ cong của trục khuỷu.cả độ cong của trục và độ ô van của cổ trục.Trong trường hợp này, độ cong của trục = [(giá trị lớn nhất của kim đồng hồ - giá trịnhỏ nhất của kim đồng hồ) - độ ô van ] : 2 Hình 5.2: Kiểm tra mòn cổ trục. 1- kiểm tra độ ô van; 2- kiểm tra độ côn; 3- Panme; 4- cổ trục khuỷu - Độ mòn của các cổ trục và chốt khuỷu được kiểm tra bằng cách, dùng panmeđo ngoài để đo đường kính của chúng (hình 5.2). Cần đo ở nhiều điểm khác nhau đểđo độ mòn lớn nhất (đường kính nhỏ nhất), độ ô van và độ côn. Độ ô van là hiệu haiđường kính lớn nhất, đo được trên hai phương vuông góc, của một tiết diện nào đó, độcôn là hiệu hai đường kính đo cùng phương ở hai đầu cổ trục. - Chú ý, khi tháo kiểm tra cổ trục và bạc, không được lắp lẫn lộn các bạc từ ổtrục này sang ổ khác, vì độ mòn của chúng khác nhau. Để tránh bị nhầm lẫn, khôngnên tháo rời bạc lót ra khỏi nắp ổ và thân ổ. Khi cần tháo bạc để kiểm tra, nên tháobạc ở từng ổ một, và sau khi kiểm tra xong thì lắp trở lại thân ổ và nắp ổ ngay, theođúng vị trí ban đầu của chúng. 65cần gia công trùng với tâm trục chính của máy mài. Sơ đồ gá đặt để gia công cổchính và chốt khuỷu được giới thiệu ở trên hình 5.3 và hình 5.4. 5.1.1.2. Kiểm tra, sửa chữa thanh truyền: - Hiện tượng gãy thanh truyền trong quá trình làm việc rất nguy hiểm vì vỡ xylanh và nắp xy lanh. Thanh truyền gãy trong quá trình làm việc, có thể do một sốnguyên nhân như siết bulông thanh truyền không chặt khi lắp, động cơ làm việc vớitốc độ vòng quay quá cao, bó bạc hoặc bó pit-tông và một số nguyên nhân khác. - Thanh truyền bị xoắn sẽ gây ép pit-tông lên thành xy lanh, khi pit-tông chuyểnđộng lên xuống trong xy lanh. Nếu mở nắp xy lanh và nhìn vào đỉnh pit-tông khiquay trục khuỷu có thể dễ dàng thấy pit-tông bị ép vào một bên theo phương dọc thânmáy khi pit-tông đi lên vàép vào phía ngược lại khipit-tông đi xuống nhưhình 5.5 . Khi đầu pit-tông ép vào thành xy lanhbên này thì đuôi pit-tôngsẽ ép về thành bên kia. Dovậy, thanh truyền xoắn sẽtăng mài mòn. Hình 5.5: Thanh truyền xoắn làm pit-tông đảo về hai phía trong xy lanh khi đi xuống (a) và đi lên (b). - Nếu thanh truyền bị cong trong mặt phẳng dọc thân động cơ, dù ít cũng làmcho pit-tông bị ép vào một bên thành xy lanh, theo phương dọc thân động cơ. Khinhìn vào mặt đỉnh pit-tông và quay trục khuỷu, có thể thấy rõ pit-tông khi chuyểnđộng lên xuống, ép về một phía thành trước hoặc thành sau của xy lanh, ứng vớithanh truyền bị cong về phía trước hoặc phía sau, thanh truyền cong cũng gây tảitrọng phụ, trên chốt pit-tông và chốt khuỷu. Do đó, sự biến dạng cong của thanhtruyền, trong mặt phẳng dọc thân, cũng sẽ làm tăng mài mòn xy lanh, chốt pit-tông vàchốt khuỷu. - Do vậy, khi động cơ vào sửa chữa, nhấtthiết phải kiểm tra biến dạng cong xoắn củathanh truyền để sửa chữa, khắc phục nếu cần. - Khi bạc đồng đầu nhỏ thanh truyền bịmòn cần phải thay, người ta ép nó ra và kiểm tralỗ đầu to thanh truyền trước khi ép bạc mới vào.Độ mòn lỗ lắp bạc đầu to thanh truyền, đượckiểm tra bằng cách lắp đầu to vào thân, vặn đủlực quy định, rồi dùng panme đo đường kínhcủa lỗ đầu to, ít nhất ở 3 vị trí khác nhau nhưtrên hình 5.6. Độ ô van cho phép không quá 0,03 mm.Hình 5.6: Kiểm tra đường kính 67 - Trong bảo dưỡng và sửa chữa nhỏ, khi phải tháo nắp xy lanh, có thể kiểm trahiện tượng biến dạng xoắn và cong thanh truyền. Khi phát hiện thanh truyền bị conghoặc xoắn phải tháo ra kiểm tra chính xác và nắn lại. - Việc kiểm tra biến dạng cong, xoắn khi thanh truyền được tháo khỏi động cơ,được thực hiện đồng thời trên các đồ gá chuyên dùng. Khi kiểm tra, người ta thườngtháo bạc đầu to thanh truyền, bạc đầu nhỏ để nguyên, chốt pit-tông được lắp vào đầunhỏ và được sử dụng như một trục kiểm. Hình 5. ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu cùng danh mục:

Tài liệu mới: