Thông tin tài liệu:
Giáo trình Thực tập hệ thống điều hòa nhiệt độ: Phần 1 cung cấp cho người học những kiến thức như Khái quát về hệ thống điều hòa nhiệt độ trên ô tô; sử dụng dụng cụ, thiết bị kiểm tra chẩn đoán sửa chữa; kiểm tra bảo dưỡng và sửa chữa giàn ngưng tụ bầu lọc ga, giàn bay hơi và van tiết lưu; kiểm tra, bảo dưỡng và sửa chữa máy nén;... Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Giáo trình Thực tập hệ thống điều hòa nhiệt độ: Phần 1 BỘ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT VĨNH LONGGIÁO TRÌNH: THỰC TẬP HỆ THỐNG ĐIỀU HÒA NHIỆT ĐỘ ThS. NGUYỄN THÁI VÂN VĨNH LONG – 2013GIÁO TRÌNH THỰC TẬP HỆ THỐNG ĐIỀU HÒA NHIỆT ĐỘ OT 1511 BÀI 1: KHÁI QUÁT VỀ HỆ THỐNG ĐIỀU HÒA NHIỆT ĐỘ TRÊN Ô TÔ1.1. Nhiệm vụ, yêu cầu, phân loại hệ thống điều hòa nhiệt độ (ĐHNĐ) trên ô tô:1.1.1..Nhiệm vụ: Hệ thống điều hoà nhiệt độ trên ô tô có nhiệm vụ điều khiển nhiệt độ trong xephù hợp với nhu cầu của con người. Nó hoạt động như một máy hút ẩm và có chứcnăng điều khiển nhiệt độ thay đổi từ cao đến thấp. Đồng thời phải loại bỏ được tìnhtrạng đọng hơi nước trên bề mặt kính làm cản trở tầm nhìn của người ngồi trong xe...Tóm lại, hệ thống ĐHNĐ có nhiệm vụ chính: Điều khiển nhiệt độ và độ ẩm trong xe. Điều khiển dòng không khí trong xe. Lọc sạch không khí. Trên một số xe còn có nhiệm vụ khử độc không khí.1.1.2. Yêu cầu: Một hệ thống ĐHNĐ luôn phải đáp ứng được các chức năng chính của nó nhằmmang đến sự thoải mái cho người sử dụng. Để phát huy hiệu quả, hệ thống ĐHNĐ trênô tô phải kiểm soát được bốn tình trạng không khí trong xe: Không khí phải mát. Không khí phải lưu thông tuần hoàn. Không khí phải trong lành, được khử độc và lọc sạch. Không khí phải được hút ẩm. a. Không khí phải mát b. Không khí phải tuần hoàn b. Không khí phải trong lành d. Không khí phải khô ráo Hình 1.1: Minh họa các trạng thái cơ thể con người phản ứng với không khí môi trường xung quanh 1GIÁO TRÌNH THỰC TẬP HỆ THỐNG ĐIỀU HÒA NHIỆT ĐỘ OT 1511 Những chức năng này hết sức cần thiết để duy trì sự thoải mái của hành kháchkhi nhiệt độ và độ ẩm của môi trường xung quanh cao. Bằng việc thực hiện các chức năng này, hệ thống ĐHNĐ luôn đảm bảo duy trì cơthể của hành khách luôn thật sự thoải mái vì lượng nhiệt phù hợp sẽ tạo ra sự sống vàsự thoải mái. Nhưng nếu lượng nhiệt quá cao hoặc quá thấp sẽ gây ra sự khó chịu. Điều khiển nhiệt độ có nghĩa là kiểm soát sự thoải mái, và hệ thống ĐHNĐ làmột phương pháp điều khiển nhiệt. Tất cả các chất đều có chứa nhiệt. Một vài chất tacảm thấy nóng khi chất đó ấm hơn thân nhiệt của chúng ta. Khi một chất nào đó cónhiệt thấp hơn cơ thể chúng ta, ta nói rằng chất đó lạnh. Lạnh đơn thuần là sự mấtnhiệt. Để đo nhiệt lượng truyền từ vật này sang vật khác thông thường người ta dùngđơn vị Calorie và BTU. Calorie là số nhiệt lượng cần cung cấp để tăng nhiệt độ của 1 kg nước lên 10C. BTU viết tắt của chữ Britist Thermal Unit, nếu muốn tăng 1 puond (0,454kg)nước lên 1oF (0,550C) phải truyền cho nước 1 BTU nhiệt. Các nhà khoa học nói rằng một phép đo được gọi là “0 tuyệt đối “ là điểm mà tạiđó tất cả nhiệt được loại bỏ hoàn toàn ra khỏi đối tượng (sắp xỉ -2730C). Bất kỳ chấtnào cao hơn nhiệt độ “0 tuyệt đối” đều vẫn còn tồn tại một lượng nhiệt nhất định. Trung bình con người cần phải có vùng nhiệt độ thoải mái nằm trong phạm visắp xỉ từ 21oC đên 26oC, và độ ẩm không khí khoảng từ 45% đến 50%. Ở dãy nhiệt độvà độ ẩm này, chúng ta có cảm giác thoải mái nhất. Tất cả các đối tượng có dãy nhiệtđộ nằm trong phạm vi này chúng ta đều tiếp xúc được một cách dể dàng. Khi bất kỳ vật nào có nhiệt độ cao hơn hoặc thấp hơn phạm vi này, chúng ta chorằng nó NÓNG hoặc LẠNH.1.1.3. Phân loại hệ thống ĐHNĐ trên ô tô: Hệ thống ĐHNĐ trên ô tô thường được phân loại theo phương pháp điều khiểnvà vị trí đặt các cụm làm lạnh.1.1.3.1. Phân loại theo phương pháp điều khiển: a. Kiểu điều khiển bằng tay: Kiểu núm xoay và nút nhấn: Hình 1.2:Bảng điều khiển hệ thống ĐHNĐ kiểu núm xoay và nút nhấn 2GIÁO TRÌNH THỰC TẬP HỆ THỐNG ĐIỀU HÒA NHIỆT ĐỘ OT 1511 Kiều núm trượt và nút nhấn: Hình 1.3: Bảng điều khiển hệ thống ĐHNĐ kiểu núm trượt và nút nhấn Có rất nhiều bộ chọn điều chỉnh trên bảng điều khiển của hệ thống. Những bộchọn này được phân thành: bộ chọn dòng khí vào, bộ chọn nhiệt độ, bộ chọn luồngkhông khí và bộ chọn tốc độ quạt gió. Hình dạng của các núm chọn khác nhau tùy theokiểu xe và cấp chất lượng nội thất, nhưng các chức năng thì giống nhau. Kiểu này cho phép điều khiển bằng tay các công tắc và nhiệt độ ngõ ra bằng cầngạt. Ngoài ra, còn có cần gạt hoặc công tắc điều khiển tốc độ quạt, điều khiển lượnggió và hướng gió. b. Kiểu điều khiển tự động: Hệ thống ĐHNĐ tự động điều chỉnh nhiệt độ mong muốn bằng cách sử dụng hộpđiều khiển. Điều hòa tự động điều khiển nhiệt độ không khí ngõ ra và tốc độ quạt giànlạnh một cách tự động dựa trên các tín hiệu nhiệt độ bên trong xe, nhiệt độ bên ngoàixe và bức xạ mặt trời báo về hộp điều khiển qua các cảm biến tương ứng nhằm điềuchỉnh nhiệt độ bên trong xe theo nhiệt độ mong muốn một cách tự động. Hình 1.4: Bảng điều khiển hệ thống ĐHNĐ tự động trên xe NISSAN X-Trial Hệ thống này được kích hoạt bằng cách đặt nhiệt độ mong muốn thông qua númchọn nhiệt độ và ấn vào công tắc AUTO, hệ thống sẽ điều chỉnh và duy trì nhiệt độ ở 3GIÁO TRÌNH THỰC TẬP HỆ THỐNG ĐIỀU HÒA NHIỆT ĐỘ OT 1511mức đã chọn nhờ chức năng điều khiển tự động được thiết lập sẳn trong hộp điềukhiển của hệ thống (ECU).1.1.3.2. Phân loại theo vị trí thiết bị: a. Kiểu đặt phía trước: Ở kiểu này, bộ làm lạnh của hệ thống thường được gắn ở sau bảng đồng hồ hiểnthị và được nối với giàn sưởi. Hình 1.5: Hệ thống ...