Thông tin tài liệu:
Tiếp nội dung phần 1, Giáo trình Thực tập hệ thống điều hòa nhiệt độ: Phần 2 cung cấp cho người học những kiến thức như Kiểm tra, bảo dưỡng và sửa chữa bộ điều khiển hệ thống điều hòa nhiệt độ́ trên ô tô; kiểm tra, bảo dưỡng và vận hành hệ thống điều hòa không khí ô tô. Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Giáo trình Thực tập hệ thống điều hòa nhiệt độ: Phần 2GIÁO TRÌNH THỰC TẬP HỆ THỐNG ĐIỀU HÒA NHIỆT ĐỘ OT 1511 BÀI 4: KIỂM TRA, BẢO DƯỠNG VÀ SỬA CHỮA MÁY NÉN4.1. Công dụng, phân loại, cấu tạo và nguyên tắc hoạt động của máy nén:4.1.1. Công dụng: Máy nén là nguồn năng lượng của hệ thống, nó hút ẩn nhiệt môi chất thể hơi cóáp suất thấp và nhiệt độ thấp từ giàn bay hơi về buồng hút, sau đó nén nôi chất thể hơiđến giàn ngưng tụ lên áp suất cao và nhiệt độ cao gấp nhiều lần so với nhiệt độ môitrường, giúp thực hiện quá trình trao đổi nhiệt hiệu quả.4.1.2. Phân loại: Máy nén trong hệ thống điều hòa không khí trên ô tô thường có các loại sau: Máy nén kiểu piston đĩa chéo cố định. Máy nén kiểu piston đĩa chéo thay đổi được hành trình piston. Máy nén kiểu xoắn ốc. Máy nén kiểu cánh gạt ly tâm.4.1.3. Cấu tạo và nguyên lý hoạt động của máy nén: Có nhiều kiểu dáng và loại máy nén khác nhau được sử dụng trong hệ thống điềuhòa không khí ô tô sử dụng môi chất làm lạnh là R134a. Thiết kế bên trong máy néncó thể là piston, rãnh xoắn, đĩa lắc hoặc kiểu cánh gạt. Cho dù bất kỳ kiểu nào thì tấtcả chúng đều hoạt động như một máy bơm trong hệ thống A/C giữ cho R134a và dầubơi trơn luân chuyển tuần hoàn, và để tăng áp suất môi chất lạnh và do đó nó cũng làmtăng nhiệt độ trong hệ thống.4.1.3.1. Máy nén kiểu đĩa chéo Sanden: Hình 4.1: Cấu tạo máy nén đĩa chéo Sanden 54GIÁO TRÌNH THỰC TẬP HỆ THỐNG ĐIỀU HÒA NHIỆT ĐỘ OT 1511 0 Cấu tạo gồm các cặp píttông được đặt trong đĩa chéo cách nhau một khoảng 72đối với máy nén 10 xylanh và 1200 đối với loại máy nén 6 xilanh. Khi một đầu píttôngở hành trình nén, thì đầu còn lại ở hành trình hút. Pittong chuyển động qua lại với khoảng chạy không thay đổi. Các pittong đượcdẫn động nhờ đĩa lắc di chuyển làm chúng tiến và lùi trong lòng xylanh. Khi trục máynén quay làm thay đổi góc quay của đĩa lắc, kết quả là làm cho pittong di chuyển vào –ra, đẩy môi chất thể hơi xuyên qua van hút vào buồng hút rồi nén môi chất và đẩy môichất thể hơi có áp suất cao đó qua van xã vào trong giàn nóng. Van hút và van xã cũngngăn không cho môi chất chảy ngược lại.4.1.3.2. Máy nén kiểu xoắn ốc Sanden: Máy nén loại này được thiết kế gồm hai rãnh xoắn, một cụm rãnh xoắn được cốđịnh, cụm rãnh xoắn còn lại chuyển động được, cả hai cụm rãnh xoắn này được ghéplồng vào nhau. Xoắn ốc di động có thể chuyển động theo một quỹ đạo nhất định hoặclắc lư qua lại chứ thực sự không chuyển động quay tròn . Rãnh xoắn di động được nốivới trục dẫn động thông qua bạc đồng tâm. Khi xoắn ốc di động lắc lư trong rãnh xoắncố định thì từng khối môi chất được hình thành trong rãnh xoắn. Khi số khối môi chấtnén này giảm kích thước thì môi chất lạnh bị nén chặt, áp suất tăng và phun qua vanlưỡi gà tại cỗng thoát trong buồng hút phía sau máy nén. Hình 4.2: Cấu tạo và hoạt động của máy nén xoắn ốc Sanden 55GIÁO TRÌNH THỰC TẬP HỆ THỐNG ĐIỀU HÒA NHIỆT ĐỘ OT 15114.1.3.4. Máy nén kiểu pittong đĩa chéo thay đổi được hành trình pittong: Máy nén Delphi V5 (Harrison) là máy nén có thể tích nén biến đổi không tuầnhoàn. Máy nén biến thiên thể tích để điều khiển dung lượng đáp ứng yêu cầu hệ thốngĐHNĐ ở tất cả mọi điều kiện vận hành. Đặc điểm của máy nén này là sự thay đổi gócnghiêng của đĩa lắc trên trục pittong trong 5 xylanh (V5) . Khoảng chạy pittong được điều khiển bằng van điều khiển buồn kích hoạt đặt ởnắp máy nén phía sau. Van này sẽ nhận biết và đáp ứng lại áp suất hút hệ thống hoặcyêu cầu của hệ thống A/C. Thông qua sự điều tiết áp suất của buồng cạcte máy nén,góc nghiêng của đĩa lắc, và do đó hành trình pittong thay đổi. Năm pittong máy nén được dẫn động nhờ đĩa dao động có khả năng thay đổi gócnghiêng. Mỗi khi góc nghiêng của đĩa dao động thay đổi thì khoảng cách chạy hữu íchcủa pittong cũng thay đổi theo, nhờ vậy thể tích buồng bơm cũng thay đổi làm lượngmôi chất được bơm đi cũng thay đổi theo. Hình 4.3: Cấu tạo máy nén kiểu thay đổi hành trình di chuyển pittong 1. Mặt bích 2. Vỏ máy nén 3. Van hút 4. Piston 5. Đĩa chéo 6. Mặt bích chặn 7. Trục dẫn động 8. Đĩa bị động 9. Bu ly 10. Bu lông xả môi chất Khoảng cách di chuyển của các pittong thay đổi tùy thuộc vào lượng môi chấtlạnh cần bơm đi (tùy thuộc vào góc nghiêng của đĩa dao động). Góc nghiêng này đượcđiều khiển nhờ một van bố trí phía sau bơm4.1.3.5. Máy nén cánh gạt ly tâm – Panasonic: Các máy nén kiểu cánh gạt ly tâm gồm một roto có 3 hoặc 4 cánh gạt được thiếtkế chính xác với hình dạng phù hợp đảm bảo độ kín khít với vỏ máy nén. Khi trục máynén quay, các cánh gạt và vỏ máy nén sẽ hình thành các buồng bơm. 56GIÁO TRÌNH THỰC TẬP HỆ THỐNG ĐIỀU HÒA NHIỆT ĐỘ OT 1511 Môi chất R134a được hút xuyên qua các cửa hút vào các buồng bơm, và cácbuồng bơm này sẽ thay đổi thể tích nhỏ dần khi trục máy nén quay. Các cửa thoátđược đặt ở nơi mà gas được nén hoàn toàn. Các cánh gạt được bịt kín bằng cách áp sát vào vỏ của roto nhờ lực ly tâm và dầubôi trơn máy nén. Bể chứa dầu và bơm dầu được đặt trên đường xã, để áp suất cao sẽép dầu qua bơm dầu và sau đó dầu được di chuyển lên đầu các cánh gạt và bao kín vớivỏ của máy nén. Đối với máy nén loại này, lúc chạy không tải thỉnh thoảng cánh gạt rung, ồn.Điều này là do máy nén phải mất thời gian để dầu bôi trơn di chuyển qua hệthống ĐHNĐ. ...