Danh mục

Giáo trình Tiền lâm sàng 2: Phần 2 - Trường ĐH Võ Trường Toản

Số trang: 66      Loại file: pdf      Dung lượng: 1.31 MB      Lượt xem: 8      Lượt tải: 0    
Thu Hiền

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 25,000 VND Tải xuống file đầy đủ (66 trang) 0
Xem trước 7 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Nối tiếp phần 1, phần 2 của giáo trình Tiền lâm sàng 2 gồm 5 chương tiếp theo, cung cấp cho sinh viên những nội dung, kiến thức về: khám cơ lực, phản xạ, cảm giác; thăm khám tiết niệu – sinh dục nam; kỹ năng thăm khám tuyến giáp; kỹ năng thăm khám hạch ngoại biên; hội chứng thiếu máu, hội chứng xuất huyết;... Mời các bạn cùng tham khảo chi tiết nội dung giáo trình!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Giáo trình Tiền lâm sàng 2: Phần 2 - Trường ĐH Võ Trường Toản Giáo Trình Tiền Lâm Sàng 2 KỸ NĂNG THĂM KHÁM HỆ THẦN KINH KHÁM CƠ LỰC, PHẢN XẠ, CẢM GIÁC MỤC TIÊU 1. Đánh giá chức năng thần kinh cao cấp của vỏ não 2. Trình bày thang điểm đánh giá trương lực cơ. Khám trương lực cơ đúng kỹ thuật 3. Khám được phản xạ sinh lý và phản xạ bệnh lý 4. Khám được các cảm giác nông, sâu, vỏ não 5. Khám đúng kỹ thuật các dấu hiệu màng não 6. Khám đúng nguyên tắc và kỹ thuật. Mô tả kết quả bình thường hay bệnh lýI. KHÁM CHỨC NĂNG THẦN KINH CAO CẤP VỎ NÃO 1.1. Đánh giá định hướng lực của bệnh nhân bằng cách hỏi: - Định hướng không gian: hỏi nơi chốn bệnh nhân đang nằm, địa chỉ nhà… - Định hướng thời gian: hỏi ngày tháng, buổi trong ngày… - Định hướng bản thân: hỏi tên tuổi, nghề nghiệp, người quen… + Nếu bệnh nhân tỉnh táo sẽ trả lời các câu hỏi rõ ràng, mạch lạc, thực hiện đúng theo y lệnh. + Nếu bệnh nhân lơ mơ, hôn mê cần đánh giá mức độ hôn mê dựa vào thang điểm Glasgow. 1.2. Khám chức năng ngôn ngữ: mất ngôn ngữ Broca, ngôn ngữ Wernicke, mất ngôn ngữ toàn bộ. Broca’s aphasia (expressive aphasia): chứng mất ngôn ngữ vùng Broca (Mất ngôn ngữ diễn đạt) là một dạng rối loạn khả năng nói lưu loát (speech fluency) (có nghĩa là rối loạn khả năng tạo lập từ). Nhận thức hay tiếp nhận ngôn ngữ ít bị ảnh hưởng (nếu so sánh với tổn thương tiếp nhận ngôn ngữ hay chứng mất ngôn ngữ vùng Wernicke). Bệnh nhân có các biểu hiện bất thường về lời nói như nói khó khăn, lời nói ngắn, thiếu ngữ điệu thông thường, đơn giản về mặt ngữ pháp và đơn điệu. Đặc biệt là độ dài củacâu nói giảm, số lượng danh từ không tương xứng với việc sử dụng giới từ và mạo từ. (có nghĩa là những từ chứa “nội dung” thì có nhưng ngữ pháp gắn kết hay cú pháp thì có thể không có ý nghĩa). Wernicke’s aphasia (receptive aphasia): chứng mất ngôn ngữ vùng Wernicke (Mất ngôn ngữ tiếp nhận) là một dạng rối loạn khả năng hiểu ngôn ngữ (language comprehension). Khả năng nói lưu loát (speech fluency) (có nghĩa là khả năng tạo lập từ) thường không bị ảnh hưởng. Người bệnh gặp khó khăn trong việc hiểu những câu nói của người khác. Vì lí do đó, lời nói của người bệnh thường vô nghĩa, kì lạ và có thể có lỗi dùng sai từ (paraphasic errors), “thay thế một từ bằng một từ tương quan về Tr.63 Giáo Trình Tiền Lâm Sàng 2âm thanh (Phonemic paraphasia), bằng một từ không chính xác nhưng cùng thể loạivới từ muốn nói (Verbal paraphasia) hoặc bằng một từ không có trong từ điển(Neologistic paraphasia)”. Họ cũng không ý thức được là họ đã nói sai.1.3. Thang điểm GlasgowThang điểm có 3 yếu tố, gồm các đáp ứng bằng mắt, lời nói và vận động. Điểm chitiết cũng như tổng số điểm của ba loại đáp ứng đều được theo dõi. Tổng điểm GCSthấp nhất là 3 (hôn mê sâu hoặc chết), và cao nhất là 15 (người hoàn toàn tỉnh vàđang thức).- Tiếp cận người bệnh+ Nguyên tắc là phải luôn bắt đầu bằng việc quan sát, hỏi han, lay gọi người bệnh đểxem đáp ứng của họ. Nếu không có đáp ứng với lời nói mới bắt đầu các biện phápgây đau.+ Ghi nhận điểm cao nhất mà bệnh nhân đạt được trong từng loại đáp ứng. Tr.64 Giáo Trình Tiền Lâm Sàng 2 THANG ĐÁNH GIÁ GLASGOW Điểm Đáp ứng bằng mắt (E) Có 4 mức độ: - Mở mắt tự phát. 4đ - Mở mắt khi nghe gọi. (Cần phân biệt với ngủ, nếu bệnh nhân ngủ và mở 3đ mắt khi bị đánh thức thì ghi là 4 điểm, không phải 3). - Mở mắt khi bị kích thích đau. (Ấn vào giường móng, nếu không đáp 2đ ứng mới dùng các phép thử khác gây đau nhiều hơn - ấn trên hốc mắt hoặc trước xương ức bằng góc giữa đốt ngón tay thứ nhất và thứ hai). - Không mở mắt. 1đ Đáp ứng bằng lời nói (V) Có 5 mức độ: - Trả lời chính xác. (Bệnh nhân trả lời đúng những nội dung đơn giản, 5đ quen thuộc như tên, tuổi của bản thân, quê quán, mùa, năm…). - Trả lời, nhưng nhầm lẫn. (Bệnh nhân vẫn nói chuyện được với người 4đ khám nhưng tỏ ra lú lẫn trong các câu trả lời). - Phát ngôn vô nghĩa. (Bệnh nhân có thể nói thành câu, nhưng không nói 3đ chuyện với người khám). - Phát âm khó hiểu. (Có thể kêu rên, nhưng không thành những từ ngữ 2đ hẳn hoi). 1đ - Hoàn toàn im lặng. Đáp ứng vận động (M) Có 6 mức độ: - Thực hiện yêu cầu. (Tuân lệnh, làm những việc đơn giản theo yêu cầu 6đ của người khám: mở/nhắm mắt, nắm/xòe bàn tay…) - Kích thích đau đáp ứng chính xác. 5đ - Kích thích đau đáp ứng không chính xác. 4đ - Co cứng kiểu mất vỏ khi đau. (Phản xạ bất thường: co cứng các chi - tư 3đ thế của người bị tổn thương vỏ não). - Duỗi cứng kiểu mất não khi đau. (Co cơ khiến cho vai xoay trong, cánh 2đ tay bị úp sấp xuống - tư thế của người bị tổn thương não). - Không đáp ứng với đau. 1đ- Phân tích các điểm ghi nhận Tr.65 Giáo Trình Tiền Lâm Sàng 2 + Tổng số điểm cũng như từng điểm chi tiết đều có ý nghĩa quan trọng, do đó, điểm Glasgow của một bệnh nhân thường được ghi theo kiểu của thí dụ sau: “GCS = 10 (E3 V4 M3) lúc 17h30ph” + Việc phân tích chi tiết dành cho các nhà chuyên môn, nhưng nhìn chung, mức độ hôn mê ...

Tài liệu được xem nhiều: