Danh mục

Giáo trình Tin học - CĐN Yên Bái

Số trang: 49      Loại file: pdf      Dung lượng: 678.20 KB      Lượt xem: 18      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Xem trước 5 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Giáo trình Tin học này cung cấp cho sinh viên những kiến thức cơ bản về tin học, kiến thức lập trình trong ngôn ngữ Pascal và một số phần mềm được ứng dụng rộng rãi nhất hiện nay. Từ đó giúp sinh viên nâng cao hiểu biết về tin học và vận dụng kiến thức tin học vào các môn chuyên ngành, cũng như vận dụng tin học vào các công việc của mình.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Giáo trình Tin học - CĐN Yên Bái Lời Nói Đầu Bài giảng “Tin học” được xây dựng theo chương trình đào tạo của trường cao đẳng nghề Yên bái. Giáo trình này cung cấp cho sinh viên những kiến thức cơ bản về Tin học, kiến thức lập trình trong ngôn ngữ Pascal và một số phần mềm được ứng dụng rộng rãi nhất hiện nay. Từ đó giúp sinh viên nâng cao hiểu biết về tin học và vận dụng kiến thức tin học vào các môn chuyên ngành, cũng như vận dụng tin học vào các công việc của mình. Nội dung giáo trình chia 5 chương: Chương 1: Các khái niệm cơ bản. Chương này nhằm cung cấp cho sinh viên các kiến thức, các khái niệm cơ sở liên quan đến tin học, hệ thống máy tính trước khi bước vào các chương tiếp theo. Chương 2: Hệ điều hành MS – DOS . Chương này cung cấp cho sinh viên các khái niệm cơ bản, tổng quan về hệ điều hành, bên cạnh đó còn cung cấp cho sinh viên phương thức hoạt động, chức năng, nhiệm vụ của HĐH, cách sử dụng hệ điều hành MS-DOS. Chương 3: Hệ điều hành Windows: Chương này cung cấp cho sinh viên những kiến thức cơ bản về hệ điều hành Windows Xp, các kỹ năng cơ bản trong việc sử dụng một số ứng dụng thông dụng trong hệ điều hành Windows. Chương 4: Phòng Trống Vi rút: Chương này nhằm cung cấp cho sinh viên những kiến thức cơ bản về virut tin học, cách thức hoạt động và cách phòng trống vi rút. Chương 5: Ngôn ngữ lập trình TURBO PASCAL: Chương này cung cấp cho sinh viên các kiến thức tổng quan và cơ bản về ngôn ngữ lập trình . Qua đó sinh viên có thể nắm được các khái niệm cơ bản về lập trình và viết được một số chương trình đơn giản bằng ngôn ngữ PASCAL. 1 CHƯƠNG I: CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN Bài 1: Thông tin và xử lý thông tin 1 - Khái niệm về thông tin Là những phản ánh đặc trưng về một sự vật, sự việc được con người nhận thức và trừu tượng hoá. Thông tin được nhận thức bằng các giác quan như là: Thị giác, thính giác, khứu giác, vị giác ... và được lưu trữ dưới nhiều dạng của vật chất như là: Tranh ảnh, sách vở, băng từ, não người ... 2 - Xử lý thông tin 2.1. Mô hình xử lý thông tin Quá trình xử lý thông tin chính là sự biến đổi những dữ liệu đầu vào ở dạng rời rạc thành thông tin đầu ra ở dạng chuyên biệt phục vụ cho những mục đích nhất định. Mọi quá trình xử lý thông tin cho dù thực hiện bằng máy tính hay bằng con người đều phải tuân thủ theo chu trình sau: Nhập dữ liệu Xử lý Xuất dữ liệu ( Input ) ( Processing ) (Output ) 2.2.Xử lý thông tin bằng máy tính điện tử (MTĐT) + Trước hết đưa chương trình cần thực hiện (do con người lập sẵn) vào bộ nhớ của máy tính + Máy bắt đầu xử lý, dữ liệu nhập từ môi trường ngoài vào bộ nhớ (Thông qua thiết bị nhập dữ liệu). + Máy thực hiện thao tác dữ liệu và ghi kết quả trong bộ nhớ. + Đưa kết quả từ bộ nhớ ra bên ngoài nhờ các thiết bị xuất (máy in, màn hình). 3. Đơn vị đo thông tin Trong tin học, đơn vị đo thông tin nhỏ nhất là Bit (viết tắt của Binary digit - số nhị phân) - được biểu diễn với 2 giá trị 0 và 1, viết tắt là b. 2 Trong thực tế người ta thường dùng đơn vị lớn hơn là byte. Byte là một nhóm 8 bit trong bảng mã ASCII. Ngoài ra người ta còn dùng các bội số của byte như sau: Tên gọi Ký hiệu Giá trị Byte B 8 bit Kilo Byte KB 1024b = 210 b Mega Byte MB 1024Kb = 210 Kb Giga Byte GB 1024Mb = 210 Mb Tera Byte TB 1024Gb = 210 Gb 4. Biểu diễn thông tin trong máy tính 4.1. Các hệ đếm Hệ đếm là tập hợp các ký hiệu và qui tắc sử dụng tập ký hiệu đó để biểu diễn và xác định các giá trị các số. Mỗi hệ đếm có một số ký số (digits) hữu hạn và tổng số ký số của mỗi hệ đếm được gọi là cơ số (base hay radix), ký hiệu là b. Có 4 hệ đếm cơ bản sau: Hệ đếm Cơ số Ký số và trị tuyệt đối Hệ nhị phân 2 0, 1 Hệ bát phân 8 0, 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7 Hệ thập phân 10 0, 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9 Hệ thập lục phân 16 0, 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, A, B, C, D, E, F Công thức tổng quát của hệ cơ số đếm như sau Xb = anan-1 ... a1a0 = anbn + an-1bn-1 + a1b + a0  Hệ đếm thập phân ( cơ số 10 ) Hệ đếm thập phân hay hệ đếm cơ số 10 là một trong những phát minh của người Ả rập cổ, bao gồm 10 ký số theo ký hiệu sau: 0, 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9 Ví dụ: Số 5246 có thể được thể hiện như sau: 3 2 1 0 5246 = 5 x 10 + 2 x 10 + 4 x 10 + 6 x 10 = 5 x 1000 + 2 x 100 + 4 x 10 + 6 x 1 Phần phân số trong hệ thập phân sau dấu chấm phân cách (theo qui ước của Mỹ) thể hiện trong ký hiệu mở rộng bởi 10 lũy thừa âm tính từ phải sang trái kể từ dấu chấm phân cách. 2 1 0 -1 -2 Ví dụ: 254.68 = 2x10 + 5x10 + 4x10 + 6x10 + 8x10 3  hệ đếm nhị phân ( cơ số 2 ) Ðây là hệ đếm đơn giản nhất với 2 chữ số là 0 và 1. Mỗi chữ số nhị phân gọi là BIT, Vì hệ nhị phân chỉ có 2 trị số là 0 và 1, nên khi muốn diễn tả một số lớn hơn, hoặc các ký tự phức tạp hơn thì cần kết hợp nhiều bit với nhau. Ta có thể chuyển đổi hệ nhị phân theo hệ thập phân quen thuộc VD: 11101.11 = 1x16 + 1x8 + 1x4 + 0x2 + 1x1 + 1x0.5 + 1x0.25 = 29.75 (10) (2) tương tự số 10101 (hệ 2) sang hệ thập phân sẽ là: 10101(2) = 1x2 + 0x2 + 1x2 + 0x2 + 1x2 = 8 + 0 + 4 + 0 + 1 = 13(10) 4 3 2 1 0  Hệ đếm bát phân ( cơ số 8 ) Các trị số này tương đương với 8 trị số trong ...

Tài liệu được xem nhiều: