Giáo trình Tin học đại cương A1: Phần 2 - NXB ĐHQG TP.HCM
Số trang: 231
Loại file: pdf
Dung lượng: 1.78 MB
Lượt xem: 17
Lượt tải: 0
Xem trước 10 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Phần 2 Giáo trình Tin học đại cương A1 tiếp tục giới thiệu đến bạn đọc nội dung chương 3 về lập trình căn bản bằng ngôn ngữ Pascal, với các nội dung như: Giới thiệu về ngôn ngữ Pascal, cấu trúc của chương trình Pascal, các phần tử cơ bản của Pascal, các kiểu dữ liệu đơn giản, hằng - biến và biểu thức, các câu lệnh đơn giản,... và các nội dung khác. Hi vọng giáo trình tin học đại cương A1 sẽ cung cấp cho bạn đọc những kiến thức cơ bản nhất về máy tính, chương trình Pascal giúp bạn đọc dễ dàng nghiên cứu.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Giáo trình Tin học đại cương A1: Phần 2 - NXB ĐHQG TP.HCM CHƯƠNG 3 LẬP TRÌNH CĂN BẢN BẰNG NGÔN NGỮ PASCAL 1. GIỚI THIỆU NGÔN NGỮ PASCAL Pascal là ngôn ngữ lập trình cấp cao được giáo sư Niklaus Wirth ở Trường đại học Kỹ thuật Zurich (Thụy sĩ) thiết kế và công bố vào năm 1971. Ông đặt tên cho ngôn ngữ của mình là Pascal để tưởng nhớ nhà toán học nổi tiếng người Pháp ở thế kỷ 17: Blaise Pascal, người đã sáng chế ra chiếc máy tính cơ khí đầu tiên của nhân loại. Qua thời gian sử dụng, Pascal ngày càng được đông đảo người dùng đánh giá cao, và trở thành một trong các ngôn ngữ lập trình phổ biến nhất hiện nay. Thành công của ngôn ngữ Pascal là ở chỗ: nó là ngôn ngữ đầu tiên đưa ra và thể hiện được khái niệm lập trình có cấu trúc. Ý tưởng về một chương trình có cấu trúc xuất phát từ suy nghĩ cho rằng có thể chia một bài toán lớn, phức tạp thành nhiều bài toán nhỏ, đơn giản hơn. Nếu mỗi bài toán nhỏ được giải quyết bằng một chương trình con, thì khi liên kết các chương trình con này lại sẽ tạo nên một chương trình lớn giải quyết được bài toán ban đầu. Bằng cách chia một chương trình thành các chương trình con như vậy, người thảo chương có thể lập trình để giải quyết riêng lẻ từng phần một, từng khối một, hoặc có thể tổ chức để nhiều người cùng tham gia, mỗi người phụ trách một vài khối. Ðặc biệt khi phải thay đổi hay sửa chữa trong một khối thì điều đó sẽ ít ảnh hưởng đến các khối khác. Tính cấu trúc của ngôn ngữ Pascal còn thể hiện trong việc tổ chức các câu lệnh và tổ chức dữ liệu. Từ các lệnh đã có, người thảo chương có thể nhóm chúng lại với nhau và đặt giữa 57 hai từ khóa Begin và End tạo thành một câu lệnh mới phức tạp hơn gọi là câu lệnh ghép. Ðến lượt mình, hai hay nhiều lệnh ghép lại có thể được nhóm lại để tạo thành một câu lệnh ghép phức tạp hơn nữa… Tương tự như thế, ngôn ngữ Pascal cũng cho phép xây dựng các kiểu dữ liệu phức tạp hơn từ các kiểu dữ liệu đã có. Pascal là một ngôn ngữ không chỉ chặt chẽ về mặt cú pháp mà còn chặt chẽ về mặt dữ liệu. Mỗi biến, mỗi hằng tham gia trong chương trình luôn có một kiểu dữ liệu xác định và chỉ nhận những giá trị có cùng kiểu dữ liệu với nó. Ðiều này buộc người lập trình phải nắm chắc cú pháp và luôn chú ý đến tính tương thích của các biểu thức về mặt kiểu dữ liệu. Chính vì thế, lập trình bằng ngôn ngữ Pascal là một cơ hội tốt không chỉ rèn luyện tư duy mà còn rèn luyện tính cẩn thận và chính xác. Ngày nay, ngôn ngữ Pascal được dùng để viết các chương trình ứng dụng trong nhiều lĩnh vực. Với văn phạm sáng sủa, dễ hiểu, với khả năng đủ mạnh, Pascal được xem là ngôn ngữ thích hợp nhất để giảng dạy ở các trường phổ thông và đại học. 2. CẤU TRÚC CỦA CHƯƠNG TRÌNH PASCAL 2.1. Ví dụ mở đầu Để có một cái nhìn tổng quan trước khi đi vào các vấn đề chi tiết của ngôn ngữ Pascal, xin hãy cùng xem chương trình sau: Bài toán: Viết chương trình để nhập vào độ dài hai cạnh của một hình chữ nhật, tính và in lên màn hình diện tích và chu vi của hình chữ nhật đó. Nếu gọi hai cạnh của hình chữ nhật là a và b, gọi diện tích và chu vi lần lượt là S và P thì công thức tính S và P là: S = a*b P = 2*(a+b) 58 Chương trình cụ thể như sau: PROGRAM VIDU; {Tinh dien tich va chu vi hinh chu nhat} Uses CRT; Var a, b, S, P: Real; Begin Clrscr; Write( ‘Nhap chieu dai: ‘); Readln(a); Write( ‘Nhap chieu rong: ‘); Readln(b); S:=a*b; P:=2* (a+b); Writeln (‘Dien tich = ‘, S:8:2); Writeln (‘Chu vi = ‘, P:8:2); Readln; End. Giải thích các dòng trong chương trình: + {Tinh dien tich va chu vi hinh chu nhat} Đây là lời chú giải, nêu lên mục đích của chương trình. + Uses CRT; 59 Khai báo sử dụng thư viện CRT của Turbo Pascal. + Var a, b, S, P: Real; Khai báo bốn biến a, b, S, P có kiểu dữ liệu là số thực (Real). + Begin Lệnh bắt đầu chương trình + Clrscr; Lệnh xóa màn hình. + Write(‘Nhap chieu dai: ‘); Lệnh in lên màn hình câu ‘Nhap chieu dai: ‘nhằm nhắc người dùng nhập vào số đo chiều dài. + Readln(a); Lệnh nhập dữ liệu cho biến a. + Write( ‘Nhap chieu rong: ‘); Lệnh in lên màn hình câu ‘Nhap chieu rong: ‘nhằm nhắc người dùng nhập vào số đo chiều rộng. + Readln(b); Lệnh nhập dữ liệu cho biến b. + S:= a* b; Lệnh tính diện tích S của hình chữ nhật. + P:= 2*(a+b); Tương tự, lệnh tính chu vi P của hình chữ nhật. + Writeln(‘Dien tich = ‘, S:8:2); 60 Lệnh này in lên màn hình câu ‘Dien tich= ‘, kế đó in giá trị của biến S. Chỉ thị S:8:2 ấn định dành 8 cột trên màn hình để in giá trị của S, trong đó có hai cột để in phần thập phân. + Writeln(‘Chu vi = ‘, P:8:2); Lệnh này in lên màn hình câu ‘Chu vi = ‘, kế đó in giá trị của chu vi P có cả thảy 8 chữ số, trong đó có 2 số phần lẻ. + Readln; Lệnh dừng màn hình để xem kết quả chạy chương trình. + End. Dấu hiệu kết thúc chương trình. 2.2. Cấu trúc chung của chương trình Pascal Chương trình là một dãy các câu lệnh chỉ thị cho máy các công việc phải thực hiện. Một chương trình Pasccal đầy đủ gồm ba phần chính: + Phần tiêu đề + Phần khai báo + Phần thân chương trình Program Têntựđặt; {Phần tiêu đề} {Phần khai báo } Uses ... {khai báo sử dụng thư viện chuẩn} Label ... {khai báo nhãn} Const ... {khai báo hằng} Type ... {khai báo kiểu dữ liệu} Var ... {khai báo biến} Function ... {khai báo các chương trình con} 61 Procedure ... {hàm và thủ tục} {Phần thân chương trình } Begin {Các lệnh} End. 2.2.1. Phần tiêu đề chương trình Phần này bắt đầu bằng từ khóa Program, sau đó ít nhất là một khoảng trắng và một tên do người dùng tự đặt, cuối cùng kế ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Giáo trình Tin học đại cương A1: Phần 2 - NXB ĐHQG TP.HCM CHƯƠNG 3 LẬP TRÌNH CĂN BẢN BẰNG NGÔN NGỮ PASCAL 1. GIỚI THIỆU NGÔN NGỮ PASCAL Pascal là ngôn ngữ lập trình cấp cao được giáo sư Niklaus Wirth ở Trường đại học Kỹ thuật Zurich (Thụy sĩ) thiết kế và công bố vào năm 1971. Ông đặt tên cho ngôn ngữ của mình là Pascal để tưởng nhớ nhà toán học nổi tiếng người Pháp ở thế kỷ 17: Blaise Pascal, người đã sáng chế ra chiếc máy tính cơ khí đầu tiên của nhân loại. Qua thời gian sử dụng, Pascal ngày càng được đông đảo người dùng đánh giá cao, và trở thành một trong các ngôn ngữ lập trình phổ biến nhất hiện nay. Thành công của ngôn ngữ Pascal là ở chỗ: nó là ngôn ngữ đầu tiên đưa ra và thể hiện được khái niệm lập trình có cấu trúc. Ý tưởng về một chương trình có cấu trúc xuất phát từ suy nghĩ cho rằng có thể chia một bài toán lớn, phức tạp thành nhiều bài toán nhỏ, đơn giản hơn. Nếu mỗi bài toán nhỏ được giải quyết bằng một chương trình con, thì khi liên kết các chương trình con này lại sẽ tạo nên một chương trình lớn giải quyết được bài toán ban đầu. Bằng cách chia một chương trình thành các chương trình con như vậy, người thảo chương có thể lập trình để giải quyết riêng lẻ từng phần một, từng khối một, hoặc có thể tổ chức để nhiều người cùng tham gia, mỗi người phụ trách một vài khối. Ðặc biệt khi phải thay đổi hay sửa chữa trong một khối thì điều đó sẽ ít ảnh hưởng đến các khối khác. Tính cấu trúc của ngôn ngữ Pascal còn thể hiện trong việc tổ chức các câu lệnh và tổ chức dữ liệu. Từ các lệnh đã có, người thảo chương có thể nhóm chúng lại với nhau và đặt giữa 57 hai từ khóa Begin và End tạo thành một câu lệnh mới phức tạp hơn gọi là câu lệnh ghép. Ðến lượt mình, hai hay nhiều lệnh ghép lại có thể được nhóm lại để tạo thành một câu lệnh ghép phức tạp hơn nữa… Tương tự như thế, ngôn ngữ Pascal cũng cho phép xây dựng các kiểu dữ liệu phức tạp hơn từ các kiểu dữ liệu đã có. Pascal là một ngôn ngữ không chỉ chặt chẽ về mặt cú pháp mà còn chặt chẽ về mặt dữ liệu. Mỗi biến, mỗi hằng tham gia trong chương trình luôn có một kiểu dữ liệu xác định và chỉ nhận những giá trị có cùng kiểu dữ liệu với nó. Ðiều này buộc người lập trình phải nắm chắc cú pháp và luôn chú ý đến tính tương thích của các biểu thức về mặt kiểu dữ liệu. Chính vì thế, lập trình bằng ngôn ngữ Pascal là một cơ hội tốt không chỉ rèn luyện tư duy mà còn rèn luyện tính cẩn thận và chính xác. Ngày nay, ngôn ngữ Pascal được dùng để viết các chương trình ứng dụng trong nhiều lĩnh vực. Với văn phạm sáng sủa, dễ hiểu, với khả năng đủ mạnh, Pascal được xem là ngôn ngữ thích hợp nhất để giảng dạy ở các trường phổ thông và đại học. 2. CẤU TRÚC CỦA CHƯƠNG TRÌNH PASCAL 2.1. Ví dụ mở đầu Để có một cái nhìn tổng quan trước khi đi vào các vấn đề chi tiết của ngôn ngữ Pascal, xin hãy cùng xem chương trình sau: Bài toán: Viết chương trình để nhập vào độ dài hai cạnh của một hình chữ nhật, tính và in lên màn hình diện tích và chu vi của hình chữ nhật đó. Nếu gọi hai cạnh của hình chữ nhật là a và b, gọi diện tích và chu vi lần lượt là S và P thì công thức tính S và P là: S = a*b P = 2*(a+b) 58 Chương trình cụ thể như sau: PROGRAM VIDU; {Tinh dien tich va chu vi hinh chu nhat} Uses CRT; Var a, b, S, P: Real; Begin Clrscr; Write( ‘Nhap chieu dai: ‘); Readln(a); Write( ‘Nhap chieu rong: ‘); Readln(b); S:=a*b; P:=2* (a+b); Writeln (‘Dien tich = ‘, S:8:2); Writeln (‘Chu vi = ‘, P:8:2); Readln; End. Giải thích các dòng trong chương trình: + {Tinh dien tich va chu vi hinh chu nhat} Đây là lời chú giải, nêu lên mục đích của chương trình. + Uses CRT; 59 Khai báo sử dụng thư viện CRT của Turbo Pascal. + Var a, b, S, P: Real; Khai báo bốn biến a, b, S, P có kiểu dữ liệu là số thực (Real). + Begin Lệnh bắt đầu chương trình + Clrscr; Lệnh xóa màn hình. + Write(‘Nhap chieu dai: ‘); Lệnh in lên màn hình câu ‘Nhap chieu dai: ‘nhằm nhắc người dùng nhập vào số đo chiều dài. + Readln(a); Lệnh nhập dữ liệu cho biến a. + Write( ‘Nhap chieu rong: ‘); Lệnh in lên màn hình câu ‘Nhap chieu rong: ‘nhằm nhắc người dùng nhập vào số đo chiều rộng. + Readln(b); Lệnh nhập dữ liệu cho biến b. + S:= a* b; Lệnh tính diện tích S của hình chữ nhật. + P:= 2*(a+b); Tương tự, lệnh tính chu vi P của hình chữ nhật. + Writeln(‘Dien tich = ‘, S:8:2); 60 Lệnh này in lên màn hình câu ‘Dien tich= ‘, kế đó in giá trị của biến S. Chỉ thị S:8:2 ấn định dành 8 cột trên màn hình để in giá trị của S, trong đó có hai cột để in phần thập phân. + Writeln(‘Chu vi = ‘, P:8:2); Lệnh này in lên màn hình câu ‘Chu vi = ‘, kế đó in giá trị của chu vi P có cả thảy 8 chữ số, trong đó có 2 số phần lẻ. + Readln; Lệnh dừng màn hình để xem kết quả chạy chương trình. + End. Dấu hiệu kết thúc chương trình. 2.2. Cấu trúc chung của chương trình Pascal Chương trình là một dãy các câu lệnh chỉ thị cho máy các công việc phải thực hiện. Một chương trình Pasccal đầy đủ gồm ba phần chính: + Phần tiêu đề + Phần khai báo + Phần thân chương trình Program Têntựđặt; {Phần tiêu đề} {Phần khai báo } Uses ... {khai báo sử dụng thư viện chuẩn} Label ... {khai báo nhãn} Const ... {khai báo hằng} Type ... {khai báo kiểu dữ liệu} Var ... {khai báo biến} Function ... {khai báo các chương trình con} 61 Procedure ... {hàm và thủ tục} {Phần thân chương trình } Begin {Các lệnh} End. 2.2.1. Phần tiêu đề chương trình Phần này bắt đầu bằng từ khóa Program, sau đó ít nhất là một khoảng trắng và một tên do người dùng tự đặt, cuối cùng kế ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Giáo trình Tin học đại cương A1 Tin học đại cương Giải quyết bài toán bằng máy tính Lập trình bằng ngôn ngữ Pascal Cấu trúc chương trình Pascal Kiểu dữ liệu đơn giảnGợi ý tài liệu liên quan:
-
Ứng dụng công cụ Quizizz thiết kế trò chơi học tập trong giảng dạy học phần tin học đại cương
12 trang 285 0 0 -
Tài liệu hướng dẫn thực hành Tin học đại cương - ĐH Bách Khoa Hà Nội
40 trang 249 0 0 -
Giáo trình Tin học đại cương part 7
19 trang 212 0 0 -
Giáo trình Tin học đại cương: Phần 1 - ĐH Kinh tế Quốc Dân
130 trang 147 0 0 -
Giáo trình Tin học đại cương (Tái bản năm 2020): Phần 1 - PGS.TS. Nguyễn Thị Thu Thủy (Chủ biên)
105 trang 137 0 0 -
Hướng dẫn thực hành lập trình C trên Visual Studio
9 trang 124 0 0 -
Giáo trình Tin học đại cương: Phần 1 - Vi Hồng Thắm
90 trang 115 0 0 -
Đề cương học phần Tin học đại cương
23 trang 102 0 0 -
Quản trị người dùng trong Exchange 2007 bằng Powershell
9 trang 97 0 0 -
Giáo trình Tin học đại cương: Phần 2 - Trần Đình Khang
118 trang 91 0 0