Danh mục

Giáo trình Tổ chức sản xuất và an toàn lao động - Trường ĐH Công nghiệp Quảng Ninh

Số trang: 69      Loại file: pdf      Dung lượng: 1.46 MB      Lượt xem: 22      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Xem trước 7 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Giáo trình "Tổ chức sản xuất và an toàn lao động" cung cấp cho học viên những nội dung về: đại cương công tác bảo hộ lao động; an toàn lao động trong công tác trắc địa; tổ chức sản xuất trong trắc địa; định mức kinh tế kỹ thuật và dự toán khảo sát trắc địa;... Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Giáo trình Tổ chức sản xuất và an toàn lao động - Trường ĐH Công nghiệp Quảng Ninh BỘ CÔNG THƯƠNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP QUẢNG NINH TS. BÙI NGỌC HÙNG GIÁO TRÌNHTỔ CHỨC SẢN XUẤT VÀ AN TOÀN LAO ĐỘNG DÙNG CHO BẬC ĐẠI HỌC (LƯU HÀNH NỘI BỘ) 1 QUẢNG NINH, 2017CHƯƠNG 1: ĐẠI CƯƠNG VỀ CÔNG TÁC BẢO HỘ LAO ĐỘNG1.1. NỘI DUNG,MỤC ĐÍCH VÀ Ý NGHĨA CỦA CÔNG TÁC BHLĐ1.1.1. Nội dung của công tác BHLĐ Công tác bảo hộ lao động bao gồm những nội dung chủ yếu sau: - Kỹ thuật an toàn - Vệ sinh lao động - Luật lao động a. Kỹ thuật An toàn lao động: Kỹ thuật an toàn là hệ thống các biện pháp và phương tiện về tổ chức và kỹthuật nhằm phong ngừa sự tác động của các yếu tố nguy hiểm trong sản xuất đốivới người lao động. Để đạt được mục đích phòng ngừa tác động của các yếu tốnguy hiểm trong sản xuất đối với người lao động, trong quá trình hoạt động sảnxuất phải thực hiện đồng bộ các biện pháp về tổ chức, kỹ thuật, sử dụng các thiết bịan toàn và thao tác làm việc an toàn thích ứng. Tất cả các biện pháp đó được quy định cụ thể trong các quy phạm, tiêu chuẩn,các văn bản khác về lĩnh vực an toàn. Nội dung kỹ thuật an toàn chủ yếu gồm những vấn đề sau: - Xác định vùng nguy hiểm - Xác định các biện pháp về quản lý, tổ chức và thao tác làm việc bảo đảm an toàn - Sử dụng các thiết bị an toàn thích ứng: Thiết bị che chắn, thiết bị phòng ngừa, thiết bị bảo hiểm, tín hiệu, biển báo, trang bị bảo hộ cá nhân. b. Vệ sinh lao động: Vệ sinh lao động là hệ thống các biện pháp và phương tiện về tổ chức và kỹthuật nhằm phòng ngừa sự tác động của các yếu tố có hại trong sản xuất đối vớingười lao động. Để ngăn ngừa sự tác động của các yếu tố có hại trong sản xuất đốivới người lao động, trước hết phải nghiên cứu sự phát sinh và tác động của các yếutố có hại đối với cơ thể con người, trên cơ sở đó xác định tiêu chuẩn giới hạn chophép của các yếu tố trong môi trường lao động, xây dựng các biện pháp vệ sinh laođộng. 2 Nội dung của vệ sinh lao động bao gồm: - Xác định khoảng cách về vệ sinh - Xác định các yếu tố có hại cho sức khỏe - Giáo dục ý thức và kiến thức vệ sinh lao động, theo dõi quản lý sức khỏe - Biện pháp vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường - Các biện pháp kỹ thuật vệ sinh: Kỹ thuật thông gió, thoát nhiệt, kỹ thuật chống bụi, chống ồn, chống rung động, kỹ thuật chiếu sáng, kỹ thuật chống bức xạ, phóng xạ, điện từ trường… Trong quá trình sản xuất phải thường xuyên theo dõi sự phát sinh các yếu tốcó hại, thực hiện các biện pháp bổ sung làm giảm các yếu tố có hại, đảm bảo tiêuchuẩn vệ sinh cho phép. c. Luật bảo hộ lao động: Luật BHLĐ là một bộ phận của Luật Lao động bao gồm các văn bản, chỉ thịcủa Nhà nước quy định về thời gian làm việc và nghỉ ngơi, các chế độ bồi dưỡngcho người lao động. Các chính sách, chế độ bảo hộ lao động chủ yếu bao gồm: Các biện pháp kinhtế xã hội, tổ chức quản lý và cơ chế quản lý công tác bảo hộ lao động. Các chínhsách, chế độ bảo hộ lao động nhằm bảo đảm thúc đẩy việc thực hiện các biện phápkỹ thuật an toàn, biện pháp về vệ sinh lao động như chế độ trách nhiệm của cán bộquản lý, của tổ chức bộ máy làm công tác bảo hộ lao động, các chế độ về tuyêntruyền huấn luyện, chế độ thanh tra, kiểm tra, chế độ về khai báo, điều tra, thốngkê, báo cáo về tai nạn lao động… Những nội dung của công tác bảo hộ lao động nêu trên là rất lớn, bao gồmnhiều công việc thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau, hiểu được nội dung của công tácbảo hộ lao động sẽ giúp cho người quản lý đề cao trách nhiệm và có biện pháp tổchức thực hiện công tác bảo hộ lao động đạt kết quả tốt.1.1.2 . Mục đích Công tác BHLĐ một lĩnh vực nghiên cứu về những vấn đề bảo vệ và tăngcường sức khoẻ cho người lao động. Vì lao động là một hoạt động lớn nhất của con 3người, nó tạo lên của cải, vật chất và tinh thần. Lao động có năng suất cao là nhântố quyết định đến sự phát triển. Bảo hộ lao động nhằm góp phần đảm bảo quyền lợi và nghĩa vụ của người laođộng. Đảm bảo cho người lao động làm việc trong môi trường đủ tiêu chuẩn. Bảo hộ lao động còn nghiên cứu tìm ra các nguyên nhân gây ra các tai nạn laođộng, trên cơ sở đó đề ra các nguyên tắc phòng ngừa nhằm đảm bảo an toàn tínhmạng, tài sản cá nhân cũng như của doanh nghiêp. Trong quá trình lao động vànâng cao hiệu quả trong lao động. Trên cơ sở đó người lao động biết tự chấp hành và tuyên truyền giúp đỡ đồngnghiệp chấp hành nghiêm chỉnh các quy phạm an toàn lao động đã đề ra và giữ gìnmôi trường làm việc, đảm bảo tốt nhất về VSCN. Để đảm bảo cho người lao động trong quá trình sản xuất trướ ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: