Phần 2 của giáo trình "Tổng quan về cầu và mố trụ cầu" tiếp tục trình bày về mố trụ cầu; khái niệm chung về mố trụ cầu; cấu tạo trụ cầu dầm; cấu tạo mố cầu dầm; mố trụ các loại cầu khác: cầu vòm, cầu khung dầm, cầu dây; tính toán mố trụ cầu hệ dầm;... Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Giáo trình Tổng quan về cầu và mố trụ cầu: Phần 2 - Trường ĐH Công nghiệp Quảng Ninh Phần II: MỐ TRỤ CẦU Chương 5: KHÁI NIỆM CHUNG VỀ MỐ TRỤ CẦU5.1. Khái niệm chung về mố trụ cầu5.1.1. Mố cầu5.1.1.1. Khái niệm về mố cầu Mố trụ cầu là một bộ phận quan trọng trong công trình cầu, có chức năng đỡ kếtcấu nhịp, truyền các tải trọng thẳng đứng và ngang xuống đất nền. Mố cầu là bộ phần tiếp giáp giữa cầu và đường, đảm bảo xe chạy êm thuận. Mốcầu còn có tác dụng như tường chắn đất ở nền đường đầu cầu và để nền đường khôngbị lún sụt, xói lở. Mố cầu có hình dạng không đối xứng và chịu áp lực một phía. T-êng c¸nh T-êng ®Ønh P Mò mè T-êng th©n Nãn mè BÖ mè Hình 5-1. Cấu tạo chung mố cầu Tường đỉnh là bộ phận chắn đất sau dầm chủ hoặc dầm mặt cầu, có chiều caotính từ mặt cầu đến mặt kê gối Mũ mố là bộ phận để kê gối cầu, chịu áp lực trực tiếp từ kết cấu nhịp truyềnxuống. Tường thân là bộ phận đỡ tường đỉnh và mũ mố. Tường cánh là các tường chắn đất chống sụt lở của nền đường theo phươngngang cầu. Móng mố là bộ phận đỡ tường trước hoặc tường thân và tường cánh. Nón mố là công trình chống sói lở, lún sụt ta luy nền đường taị vị trí đầu cầuđồng thời có tác dụng như một công trình dẫn dòng chảy, tuỳ theo độ dốc taluy, vậntốc nước, nón mố có thể đắp đất gia cố cỏ, gia cố đá hộc hoặc làm dưới dạng tườngchắn.5.1.1.2. Tác dụng của mố cầu - Đỡ kết cấu nhịp, truyền các tải trọng thẳng đứng và ngang xuống đất nền. - Chắn đất đảm bảo ổn định nền đường đầu cầu. - Chuyển tiếp và đảm bảo xe chạy an toàn êm thuận từ đường vào cầu. 52 - Hướng dòng và chống xói lở hai bên bờ sông đầu cầu. Mố cầu có nhiều loại: mố chữ U, mố vùi, mố có tường cánh xiên. KÕt cÊu nhÞp Mè Mè Trô Hình 5-2. Sơ đồ bố trí chung mố trụ cầu5.1.2. Trụ cầu5.1.2.1. Khái niệm về trụ cầu Trụ cầu là một bộ phận của công trình, nằm ở giữa hai nhịp kề nhau.5.1.2.2. Tác dụng của trụ cầu - Đỡ kết cấu nhịp và truyền tải trọng đó xuống nền móng. Trụ cầu có hình dángđối xứng và làm việc theo phương dọc và phương ngang cầu. - Với những trụ được xây dựng trong phạm vi dòng chảy phải đảm bảo mỹ quanvà phải có hình dạng hợp lí về mặt thuỷ động học để thoát nước tốt, đảm bảo an toànthông thuyền. Bề ngoài trụ có thể có lớp vỏ chống tác động xâm thực của dòng chảy,chịu sự va xô của tàu bè. Trụ cầu trong cầu vượt, cầu cạn cũng phải đảm bảo mỹ quanvà không gây cản trở giao thông dưới cầu. Trụ cầu có nhiều loại: Trụ cứng, trụ thân cột, trụ thân hẹp. 53 a) > 40cm (1-3)m b) > 40cm 10-15cm c) > 1m 0.6-1m Hình 5-2. Sơ đồ một số dạng trụ thường gặp a/Trụ đặc thân hẹp b/Trụ đặc thân rộng c/Trụ có đốt dưới đặc, đốt trên dạng cột Như vậy: Về mặt kinh tế, mố trụ cầu chiếm 1 tỷ lệ đáng kể, đôi khi đến 50%vốn đầu tư xây dựng công trình. Mố trụ là kết cấu phần dưới, nằm trong vùng ẩm ướt, dễ bị xâm thực, xói lở,bào mòn và việc xây dựng, thay đổi, sửa chữa rất khó khăn nên khi thiết kế cần chú ýsao cho phù hợp với địa hình, địa chất, các điều kiện kỹ thuật khác và dự đoán trướcsự phát triển của tải trọng. Vì vậy, mố trụ cầu phải đảm bảo những yêu cầu về kinh tế, kỹ thuật, xây dựngvà khai thác. Đảm bảo yêu cầu về kinh tế, kỹ thuật nghĩa là mố trụ sử dụng vật liệumột cách hợp lý, có kích thước cơ bản được chọn sao cho có trị số nhỏ nhất mà vẫnđảm bảo về cường độ, độ cứng, độ ổn định không bị xói lở, lún, sụt. Đảm bảo về yêucầu xây dựng nghĩa là sử dụng những kết cấu lắp ghép, chế tạo sẵn trong công xưởng,cơ giới hoá thi công. Đảm bảo yêu cầu về khai thác: cho phép thoát nước êm thuậndưới cầu, bảo đảm mỹ quan của cầu, không cản trở sự đi lại dưới cầu trong cầu vượt,chống bào mòn bề mặt mố trụ.5.2. Phân loại mố trụ cầu- Theo sơ đồ tĩnh học: + Mố trụ cầu ...