Danh mục

Giáo trình Trắc địa công trình nhà cao tầng và dạng tháp (Nghề: Trắc địa công trình - Cao đẳng) - Trường Cao đẳng nghề Xây dựng

Số trang: 53      Loại file: pdf      Dung lượng: 738.20 KB      Lượt xem: 9      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Xem trước 6 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Giáo trình Trắc địa công trình nhà cao tầng và dạng tháp (Nghề: Trắc địa công trình - Cao đẳng) cung cấp cho học viên những nội dung về: công tác trắc địa phục vụ xây dựng phần mặt đất của công trình; công tác trắc địa phục vụ phần cọc, đài cọc và tầng hầm tòa nhà; truyền tọa độ theo đường thẳng đứng; truyền tọa độ lên tầng bằng phương pháp định vị GPS;... Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Giáo trình Trắc địa công trình nhà cao tầng và dạng tháp (Nghề: Trắc địa công trình - Cao đẳng) - Trường Cao đẳng nghề Xây dựng BỘ XÂY DỰNG TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ XÂY DỰNG GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN: TRẮC ĐỊA CÔNG TRÌNH NHÀ CAO TÂNG VÀ DẠNG THÁP NGHỀ: TRẮC ĐỊA CÔNG TRÌNH TRÌNH ĐỘ: CAO ĐẲNG Quảng Ninh, năm 2021 1 2 TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể được phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo. Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm. 3 4 BÀI 1. CÔNG TÁC TRẮC ĐỊA PHỤC VỤ XÂY DỰNG PHẦN MẶT ĐẤT CỦA CÔNG TRÌNH 1. Thành lập lưới khống chế trong thi công móng công trình 1.1.Thành lập lưới khống chế mặt bằng 1.1.1. Thiết kế lưới Trên cơ sở bản vẽmặt bằng tổng thể công trình, các mốc cấp đất ranh giới thửa đất do cơ quan địa chính cung cấp, ta tiến hành thiết kế 2 hoặc 3 phương án tuỳ thuộc vào quy mô và tính chất của công trình. Các điểm khống chế nên chọn sao cho hình dạng của lưới gần giống với hình dạng của toà nhà, tốt nhất là các cạnh của lưới song song với các trục của công trình. Trên cơ sở lưới được thiết kế sơ bộ, tiếp tục tiến hành thiết kế phương án đo trong lưới, với sai số trung phương các yêu tố của lưới đã được ước tính tiến hành chọn thiết bị và quy trình đo để đạt độ chính xác yêu cầu. Dưới sự hỗ trợ của máy tính điện tử bằng cách giải bài toán thiết kế tối ưu hoá ta sẽ tìm ra phương án tối ưu nhất vừa đảm bảo được độ chính xác cũng như tối ưu về kinh tế. Đây là khâu quan trọng do vậy cần phải có cán bộ Trắc địa công trình có kiến thức và kinh nghiệm. * Cơ sở để ước tính độ chính xác cho các dạng công tác Trắc địa phục vụ thi công nhà cao tầng: Đối với từng loại công trình xây dựng có đều có một đại lượng mà người ta coi nó như một giá trị tiêu chuẩn và dựa vào đó để ước tính độ chính xác của các công tác Trắc địa. Giá trị đó gọi là cơ sở để ước tính độ chính xác của các công tác Trắc địa trong các giai đoạn khác nhau. Ví dụ đối với công trình xây dựng đường tàu điện ngầm, cơ sở để ước tính độ chính xác của các công tác Trắc địa là sai số trung phương hướng ngang đào thông hầm đối hướng, tiếp theo người ta nghiên cứu sai số thông hướng ngang này là do các sai số nào gây nên, cơ chế ảnh hưởng của chúng thế nào? Trên cơ sở đó ước tính độ chính xác cần thiết của các công đoạn sao cho đảm bảo sai số thông hướng ngang nhỏ hơn hoặc bằng giá trị cho phép. Khi đo vẽ bản đồ địa hình thì sai số biểu diễn một điểm trên bản đồ là cơ sở để ước tính độ chính xác của các công đoạn, khi xây dựng các công trình dân dụng và công nghiệp thì cơ sở để ước tính độ chính xác là sai số bố trí chi tiết các hạng mục công trình trên mặt bằng ... Vậy trong xây dựng nhà cao tầng thì cơ sở để ước tính độ chính xác của các công tác Trắc địa trong các giai đoạn khác nhau là đại lượng nào? 5 Chúng ta đều biết rằng, các kết cấu chịu lực chính của một toà nhà nhà cao tầng chủ yếu được xây dựng bằng các loại vật liệu như gạch đá, xi măng, cát. Đây là vật liệu có thể chịu tải trọng nén cực kỳ tốt nhưng lại rất yếu khi chịu tải trọng uốn. Vì lý do đó cho nên người ta đã thêm cốt thép vào để tăng khả năng chịu tải trọng uốn của chúng. Tuy nhiên dẫu sao đối với công các trình có chiều cao lớn nói chung và nhà cao tầng nói riêng thì tải trọng uốn là tải trọng không mong muốn, cần có gắng hạn chế và làm giảm bớt các tác động có khả năng gây ra tải trọng uốn. Đối với một toà nhà cao tầng thì khả năng nhiều nhất gây ra tải trọng uốn là độ nghiêng của toà nhà. Vậy điều quan trọng nhất là phải đảm bảo độ thẳng đứng của nó. Nếu trong suốt quá trình xây dựng, độ thẳng đứng của một toà nhà không được đảm bảo thì người ta nói toà nhà bị nghiêng. Thực tế là chúng ta không thể xây dựng được một nhà cao tầng hoàn toàn thẳng đứng mà bao giờ nó cũng bị nghiêng đi một lượng nhất định. Do đó đối với một toà nhà cao tầng giá trị độ nghiêng cho phép là một đại lượng cực kỳ quan trọng mà bất cứ đơn vị nào tham gia xây dựng một toà nhà cao tầng đều phải lưu ý và tuân thủ. Như vậy cơ sở để ước tính độ chính xác cho công tác Trắc địa phục vụ thi công xây dựng công trình chính là độ nghiêng cho phép của toà nhà. Theo TCXDVN 3972-85 thì độ nghiêng H cho phép của công trình là nhưng không vượt quá 35mm. Như vậy đối 10000 với các toà nhà cao tầng độ cao lớn hơn 35 m ( tức là số tầng > 9) thì giá trị tuyệt đối của độ nghiêng được phép là  35mm . Cần lưu ý rằng TCXDVN 3972-85 được biên soạn cách đây đã 20 năm thực tế là tham khảo chủ yếu TCXD của Liên Xô cũ (CHẩẽ-84) lúc đó công nghệ xây dựng còn lạc hậu chưa đạt được mức độ tiên tiến như bây giờ, các nhà cao tầng hồi đó tại Liên Xô cũ chủ yếu xây dựng bằng phương pháp lắp ghép vì vậy giá trị độ nghiêng cho phép tương đối lớn. Ngày nay, công nghệ xây dựng càng ngày càng hiện đại và cũng đòi hỏi độ chính xác của các công tác Trắc địa ngày càng phải nâng cao. Trong TCXDVN 3972-85 giới hạn độ nghiêng cho phép ở mức 15- 6 20mm cho nhà khung - vách cứng lắp ghép và 30mm cho nhà khung - vách cứng đổ tại chỗ. Cuối cùng cần phải lý giải rõ thế nào là độ nghiêng của một toà nhà cao tầng. Chúng ta đều biết rằng, để xây dựng một toà nhà cao tầng thì trên mặt sàn của mỗi tầng đều phải xây dựng một hệ thống lưới trục. Các trục này được dựng trong một hệ toạ độ thống nhất. Khi chiếu tất cả các lưới trục này xuống mặt bằng cơ sở (mặt bằng tầng 1), nếu tất cả các trục này đều chồng khít lên nhau thì có nghĩa là toà nhà cao tầng của chúng ta được xây dựng thẳng đứng. Sự không trùng khít của các lưới trục khi chi ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: