![Phân tích tư tưởng của nhân dân qua đoạn thơ: Những người vợ nhớ chồng… Những cuộc đời đã hóa sông núi ta trong Đất nước của Nguyễn Khoa Điềm](https://timtailieu.net/upload/document/136415/phan-tich-tu-tuong-cua-nhan-dan-qua-doan-tho-039-039-nhung-nguoi-vo-nho-chong-nhung-cuoc-doi-da-hoa-song-nui-ta-039-039-trong-dat-nuoc-cua-nguyen-khoa-136415.jpg)
Giáo trình Trắc địa công trình xây dựng dân dụng và công nghiệp (Nghề: Trắc địa công trình - CĐ/TC): Phần 2 - Trường Cao đẳng nghề Xây dựng
Số trang: 63
Loại file: pdf
Dung lượng: 1.31 MB
Lượt xem: 12
Lượt tải: 0
Xem trước 7 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Nối tiếp phần 1, phần 2 của giáo trình "Trắc địa công trình xây dựng dân dụng và công nghiệp (Nghề: Trắc địa công trình - CĐ/TC)" tiếp tục cung cấp cho học viên những nội dung về: chuyển trục bố trí vào bên trong công trình; lắp đặt, điều chỉnh kết cấu xây dựng và thiết bị kỹ thuật; công tác trắc địa trong quy hoạch và xây dựng thành phố; quan trắc biến dạng lún công trình; quan trắc biến dạng nghiêng công trình;... Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Giáo trình Trắc địa công trình xây dựng dân dụng và công nghiệp (Nghề: Trắc địa công trình - CĐ/TC): Phần 2 - Trường Cao đẳng nghề Xây dựng BÀI 6. CHUYỂN CÁC TRỤC BỐ TRÍ VÀO BÊN TRONG CÔNG TRÌNH Hệ thống các trục bố trí đã được đánh dấu trên khung định vị và được cố định bằng các mốc chôn ở bên ngoài công trình sẽ dần dần bị mất tác dụng do các bức tường được xây cao dần. Để tiếp tục các công tác bố trí và lắp ráp thiết bị về sau, cần phải chuyển các trục chính từ ngoài vào bên trong công trình. Việc chuyển các trục bố trí cần được làm ngay từ lúc còn có thể ngắm thông suốt giữa các điểm đối diện của trục, có nghĩa là lúc chiều cao của các bức tường bao được xây chưa quá 1m. Việc chuyển trục được tiến hành bằng máy kinh vĩ theo cách dóng hướng các điểm cùng tên trên các cạnh đối diện của khung định vị phía ngoài và đánh dấu lại trên các mốc trắc địa phía trong toà nhà. Tuỳ thuộc vào kích thước của công trình và độ chính xác cần thiết của việc lắp ráp các thiết bị mà trục phía trong nhà được đánh dấu bằng các kiểu mốc khác nhau: + Với toà nhà không lớn lắm thì chỉ cần gắn vào tường những mấu sắt và đánh dấu vị trí trục lên đó. Nếu căng một sợi dây thép nhỏ giữa các điểm đánh dấu trục trên các mấu sắt đó, ta sẽ có trục dọc và ngang để dựa vào đó tiến hành các công tác xây lắp tiếp theo. Thông thường người ta đánh dấu các trục bên trong tòa nhà bằng các dấu trục kim loại gắn lên mặt bê tông của sàn nhà tại vị trí có thể bảo toàn được lâu dài và có thể đặt được máy kinh vĩ trên dấu mốc đó. + Với những toà nhà công nghiệp lớn, việc bố trí lắp ráp bên trong phức tạp và yêu cầu độ chính xác cao thì những trục chính quan trọng cần được cố định bằng những mốc chôn ngầm dưới mặt nền nhà và phía trên có nắp bảo vệ. Đồng thời với việc đánh dấu và chôn các mốc cố định vị trí trục, người ta còn chuyển vào bên trong toà nhà những dấu mốc độ cao. Chúng được đặt ở những vị trí nền móng vững chắc nhất hoặc đặt chung với các mốc mặt bằng chôn dưới nền móng tòa nhà... 3.4. THÀNH LẬP LƯỚI KHỐNG CHẾ TRẮC ĐỊA TRÊN MẶT SÀN MÓNG Lưới khống chế trắc địa trên mặt bằng móng được thành lập trong xây dựng các nhà cao tầng dân dụng và công nghiệp. Lưới này dùng cho công tác bố trí trên tầng đầu tiên của ngôi nhà, các điểm lưới được chiếu lần lượt theo thẳng đứng lên các mặt sàn xây dựng tạo thành hệ thống lưới trục, đảm bảo công tác bố trí chi tiết trên từng tầng. Hệ thống các mốc cố định các trục ở phía ngoài toà nhà sẽ dần bị mất tác dụng khi công trình được xây cao khỏi mặt đất, che khuất hướng ngắm thông giữa các mốc cùng một trục nằm trên 2 phía đối diện của công trình. Do vậy ngay khi hoàn thành việc đổ bê tông mặt sàn tầng trệt (còn gọi là mặt bằng gốc). Cần phải nhanh chóng thành lập ngay trên đó một lưới bố trí cơ sở nằm ở phía trong công trình. Lưới này dùng cho công tác bố trí trên tầng đầu tiên của toà nhà, các điểm của lưới được chiếu lần lượt theo phương thẳng đứng lên các mặt sàn xây dựng tạo thành hệ thống lưới trục, đảm bảo công tác bố trí chi tiết trên 50 từng tầng. Các mạng lưới khống chế bên ngoài móng và trên mặt bằng móng được tính trong cùng một hệ toạ độ vuông góc giả định. Lưới khống chế trên mặt bằng móng có dạng phù hợp với hình dạng mặt bằng của công trình và thường thành lập theo các đồ hình: lưới tứ giác trắc địa đơn, tứ giác trắc địa kép, đa giác trung tâm, có thể sử dụng số liệu gốc tối thiểu của lưới khống chế thi công móng ở bên ngoài công trình. Các cạnh của lưới được bố trí song song và cách trục chính của công trình từ 0,5 1,0m phụ thuộc vào kích thước của cột sao cho tại các điểm của lưới thuận lợi cho việc đặt máy và thao tác. Chiều dài cạnh của lưới thường từ 20 50m tuỳ thuộc vào kích thước và hình dạng của công trình. Sử dụng các chương trình lập sẵn theo thuật toán bình sai gián tiếp để ước tính độ chính xác của các phương án đo lưới tương tự như lưới khống chế bên ngoài móng. Độ chính xác đo các yếu tố của lưới được xác định dựa trên tiêu chuẩn sai số trung phương vị trí tương hỗ tại vị trí yếu nhất của lưới khoảng 1,5 2mm. Thành lập lưới khống chế trên mặt bằng móng nên áp dụng phương pháp tam giác đo góc cạnh với thiết bị sử dụng là máy toàn đạc điện tử. Ngoài lưới khống chế mặt bằng, cần lập các điểm khống chế độ cao làm cơ sở cho công tác bố trí trên mặt bằng móng, đồng thời độ cao các điểm này cũng được chuyền lên các tầng xây dựng để phục vụ công tác bố trí và đo vẽ hoàn công phần trên mặt đất của công trình. Các mốc khống chế độ cao có thể gắn trên móng trong quá trình đổ bê tông hoặc đánh dấu lên các cột nhà tại tầng một của công trình. Để kiểm tra, các tuyến đo nối độ cao cần tạo thành các vòng khép. Công việc tiếp theo được tiến hành tuần tự như sau: 3.4.1 . Chọn điểm sơ bộ đánh dấu trên mặt bằng cơ sở. Vị trí các điểm của lưới trên mặt bằng móng được bố trí từ các điểm khống chế bên ngoài công trình. Có thể chọn các điểm này tại các vị trí hố kỹ thuật của toà nhà để thuận tiện cho việc chiếu lên các tầng. Do đặc điểm mặt bằng móng của toà nhà cao tầng thường không lớn lắm nên chúng ta có thể sơ bộ bố trí các điểm lưới này bằng mắt và thước thép sao cho các điểm được chọn này gần với giá trị thiết kế. Các điểm đã được chọn cần được đánh dấu cẩn thận bằng cách khoan và gắn trực tiếp trên sàn bê tông bằng các dấu mốc kim loại hoặc đục dấu chữ thập mảnh trên tấm kim loại đã được gắn chặt vào sàn bê tông. 3.4.2 . Đo đạc các yếu tố trong của lưới. Vì mạng lưới có các cạnh ngắn, cho nên cần có biện pháp để hạn chế tối đa ảnh hưởng của sai số định tâm máy, tiêu ngắm và gương phản xạ. các cạnh của lưới được đo bằng thước thép chính xác đã kiểm nghiệm hoặc máy đo dài độ chính xác cao. Độ chính xác đo cạnh cỡ 0,5mm, với sai số trung phương tương đối là 1:50000. Quá trình đo yêu cầu phải là người có chuyên môn thực hiện và phải tuân thủ các quy định ghi trong tiêu chuẩn và quy phạm ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Giáo trình Trắc địa công trình xây dựng dân dụng và công nghiệp (Nghề: Trắc địa công trình - CĐ/TC): Phần 2 - Trường Cao đẳng nghề Xây dựng BÀI 6. CHUYỂN CÁC TRỤC BỐ TRÍ VÀO BÊN TRONG CÔNG TRÌNH Hệ thống các trục bố trí đã được đánh dấu trên khung định vị và được cố định bằng các mốc chôn ở bên ngoài công trình sẽ dần dần bị mất tác dụng do các bức tường được xây cao dần. Để tiếp tục các công tác bố trí và lắp ráp thiết bị về sau, cần phải chuyển các trục chính từ ngoài vào bên trong công trình. Việc chuyển các trục bố trí cần được làm ngay từ lúc còn có thể ngắm thông suốt giữa các điểm đối diện của trục, có nghĩa là lúc chiều cao của các bức tường bao được xây chưa quá 1m. Việc chuyển trục được tiến hành bằng máy kinh vĩ theo cách dóng hướng các điểm cùng tên trên các cạnh đối diện của khung định vị phía ngoài và đánh dấu lại trên các mốc trắc địa phía trong toà nhà. Tuỳ thuộc vào kích thước của công trình và độ chính xác cần thiết của việc lắp ráp các thiết bị mà trục phía trong nhà được đánh dấu bằng các kiểu mốc khác nhau: + Với toà nhà không lớn lắm thì chỉ cần gắn vào tường những mấu sắt và đánh dấu vị trí trục lên đó. Nếu căng một sợi dây thép nhỏ giữa các điểm đánh dấu trục trên các mấu sắt đó, ta sẽ có trục dọc và ngang để dựa vào đó tiến hành các công tác xây lắp tiếp theo. Thông thường người ta đánh dấu các trục bên trong tòa nhà bằng các dấu trục kim loại gắn lên mặt bê tông của sàn nhà tại vị trí có thể bảo toàn được lâu dài và có thể đặt được máy kinh vĩ trên dấu mốc đó. + Với những toà nhà công nghiệp lớn, việc bố trí lắp ráp bên trong phức tạp và yêu cầu độ chính xác cao thì những trục chính quan trọng cần được cố định bằng những mốc chôn ngầm dưới mặt nền nhà và phía trên có nắp bảo vệ. Đồng thời với việc đánh dấu và chôn các mốc cố định vị trí trục, người ta còn chuyển vào bên trong toà nhà những dấu mốc độ cao. Chúng được đặt ở những vị trí nền móng vững chắc nhất hoặc đặt chung với các mốc mặt bằng chôn dưới nền móng tòa nhà... 3.4. THÀNH LẬP LƯỚI KHỐNG CHẾ TRẮC ĐỊA TRÊN MẶT SÀN MÓNG Lưới khống chế trắc địa trên mặt bằng móng được thành lập trong xây dựng các nhà cao tầng dân dụng và công nghiệp. Lưới này dùng cho công tác bố trí trên tầng đầu tiên của ngôi nhà, các điểm lưới được chiếu lần lượt theo thẳng đứng lên các mặt sàn xây dựng tạo thành hệ thống lưới trục, đảm bảo công tác bố trí chi tiết trên từng tầng. Hệ thống các mốc cố định các trục ở phía ngoài toà nhà sẽ dần bị mất tác dụng khi công trình được xây cao khỏi mặt đất, che khuất hướng ngắm thông giữa các mốc cùng một trục nằm trên 2 phía đối diện của công trình. Do vậy ngay khi hoàn thành việc đổ bê tông mặt sàn tầng trệt (còn gọi là mặt bằng gốc). Cần phải nhanh chóng thành lập ngay trên đó một lưới bố trí cơ sở nằm ở phía trong công trình. Lưới này dùng cho công tác bố trí trên tầng đầu tiên của toà nhà, các điểm của lưới được chiếu lần lượt theo phương thẳng đứng lên các mặt sàn xây dựng tạo thành hệ thống lưới trục, đảm bảo công tác bố trí chi tiết trên 50 từng tầng. Các mạng lưới khống chế bên ngoài móng và trên mặt bằng móng được tính trong cùng một hệ toạ độ vuông góc giả định. Lưới khống chế trên mặt bằng móng có dạng phù hợp với hình dạng mặt bằng của công trình và thường thành lập theo các đồ hình: lưới tứ giác trắc địa đơn, tứ giác trắc địa kép, đa giác trung tâm, có thể sử dụng số liệu gốc tối thiểu của lưới khống chế thi công móng ở bên ngoài công trình. Các cạnh của lưới được bố trí song song và cách trục chính của công trình từ 0,5 1,0m phụ thuộc vào kích thước của cột sao cho tại các điểm của lưới thuận lợi cho việc đặt máy và thao tác. Chiều dài cạnh của lưới thường từ 20 50m tuỳ thuộc vào kích thước và hình dạng của công trình. Sử dụng các chương trình lập sẵn theo thuật toán bình sai gián tiếp để ước tính độ chính xác của các phương án đo lưới tương tự như lưới khống chế bên ngoài móng. Độ chính xác đo các yếu tố của lưới được xác định dựa trên tiêu chuẩn sai số trung phương vị trí tương hỗ tại vị trí yếu nhất của lưới khoảng 1,5 2mm. Thành lập lưới khống chế trên mặt bằng móng nên áp dụng phương pháp tam giác đo góc cạnh với thiết bị sử dụng là máy toàn đạc điện tử. Ngoài lưới khống chế mặt bằng, cần lập các điểm khống chế độ cao làm cơ sở cho công tác bố trí trên mặt bằng móng, đồng thời độ cao các điểm này cũng được chuyền lên các tầng xây dựng để phục vụ công tác bố trí và đo vẽ hoàn công phần trên mặt đất của công trình. Các mốc khống chế độ cao có thể gắn trên móng trong quá trình đổ bê tông hoặc đánh dấu lên các cột nhà tại tầng một của công trình. Để kiểm tra, các tuyến đo nối độ cao cần tạo thành các vòng khép. Công việc tiếp theo được tiến hành tuần tự như sau: 3.4.1 . Chọn điểm sơ bộ đánh dấu trên mặt bằng cơ sở. Vị trí các điểm của lưới trên mặt bằng móng được bố trí từ các điểm khống chế bên ngoài công trình. Có thể chọn các điểm này tại các vị trí hố kỹ thuật của toà nhà để thuận tiện cho việc chiếu lên các tầng. Do đặc điểm mặt bằng móng của toà nhà cao tầng thường không lớn lắm nên chúng ta có thể sơ bộ bố trí các điểm lưới này bằng mắt và thước thép sao cho các điểm được chọn này gần với giá trị thiết kế. Các điểm đã được chọn cần được đánh dấu cẩn thận bằng cách khoan và gắn trực tiếp trên sàn bê tông bằng các dấu mốc kim loại hoặc đục dấu chữ thập mảnh trên tấm kim loại đã được gắn chặt vào sàn bê tông. 3.4.2 . Đo đạc các yếu tố trong của lưới. Vì mạng lưới có các cạnh ngắn, cho nên cần có biện pháp để hạn chế tối đa ảnh hưởng của sai số định tâm máy, tiêu ngắm và gương phản xạ. các cạnh của lưới được đo bằng thước thép chính xác đã kiểm nghiệm hoặc máy đo dài độ chính xác cao. Độ chính xác đo cạnh cỡ 0,5mm, với sai số trung phương tương đối là 1:50000. Quá trình đo yêu cầu phải là người có chuyên môn thực hiện và phải tuân thủ các quy định ghi trong tiêu chuẩn và quy phạm ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Giáo trình Trắc địa công trình xây dựng Trắc địa công trình xây dựng dân dụng Trắc địa công trình xây dựng công nghiệp Trắc địa công trình Công tác trắc địa quy hoạch xây dựng thành phố Quan trắc biến dạng lún công trình Quan trắc biến dạng nghiêng công trìnhTài liệu liên quan:
-
Quy hoạch đường và đô thị - Trắc địa: Phần 1
132 trang 224 0 0 -
11 trang 78 1 0
-
76 trang 73 0 0
-
Giáo trình Kinh tế trắc địa (Nghề: Trắc địa công trình - Cao đẳng) - Trường Cao đẳng nghề Xây dựng
41 trang 68 0 0 -
107 trang 65 0 0
-
Giáo trình Đo đạc: Phần 2 - NXB Xây dựng
51 trang 58 0 0 -
Giáo trình Vẽ kỹ thuật (Nghề: Trắc địa công trình - CĐ/TC) - Trường Cao đẳng nghề Xây dựng
70 trang 41 0 0 -
Đề thi và đáp án môn Kỹ thuật thi công
2 trang 41 0 0 -
Đề thi môn kỹ thuật điện công trình - ĐH Dân Lập Văn Lang
2 trang 40 0 0 -
Bài thuyết trình Kỹ thuật địa chính - Chuyên đề 4: Xử lý nền
38 trang 39 0 0