Danh mục

Giáo trình Triết học Mác Lênin - Khoa Lý Luận Chính Trị

Số trang: 303      Loại file: pdf      Dung lượng: 2.03 MB      Lượt xem: 14      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Xem trước 10 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Triết học ra đời ở cả phương Đông và phương Tây vào khoảng từ thế kỷ thứ VIII đến thế kỷ VI trước Công nguyên tại một số trung tâm văn minh cổ đại của nhân loại như Trung Quốc, Ấn Độ và Hy Lạp. Người Trung Quốc hiểu triết học là sự truy tìm bản chất của đối tượng, triết học chính là trí, là sự hiểu biết sâu sắc của con người.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Giáo trình Triết học Mác Lênin - Khoa Lý Luận Chính Trị BÀI 1 TRIẾT HỌC VÀ VAI TRÒ CỦA NÓ TRONG ĐỜI SỐNG XÃ HỘI I. TRIẾT HỌC LÀ GÌ ? 1. Triết học và đối tượng của triết học a) Khái niệm triết học; nguồn gốc của triết học Triết học ra đời ở cả phương Đông và phương Tây vào khoảng từ thếkỷ thứ VIII đến thế kỷ VI trước Công nguyên tại một số trung tâm vănminh cổ đại của nhân loại như Trung Quốc, Ấn Độ và Hy Lạp. NgườiTrung Quốc hiểu triết học là sự truy tìm bản chất của đối tượng, triết họcchính là trí, là sự hiểu biết sâu sắc của con người. Người Ấn Độ hiểu triết học là con đường suy ngẫm để dẫn dắt conngười đến với lẽ phải. Ở Phương Tây, thuật ngữ triết học có nguồn gốc từ tiếng Hy Lạp, cónghĩa là “yêu thích (philos) sự thông thái (sophia)”. Với người Hy Lạp,philosophia vừa mang tính định hướng, vừa nhấn mạnh đến khát vọng tìmkiếm chân lý của con người. Như vậy là ở cả phương Đông và phương Tây, ngay từ đầu, triết họcđã là hoạt động tinh thần, thể hiện khả năng nhận thức, đánh giá của conngười, nó tồn tại với tư cách là một hình thái ý thức xã hội. Có nhiều cách định nghĩa khác nhau về triết học, song chung quy lại :Triết học là hệ thống tri thức lý luận chung nhất của con người về thế giớivà về vị trí, vai trò của con người trong thế giới ấy. Triết học là hệ thống tri thức lý luận chung nhất ở trình độ trừu tượnghoá của con người với trình độ cao nhất định, cho nên nó không thể xuấthiện cùng sự xuất hiện của xã hội loài người. 5 Từ buổi bình minh của nhân loại, để tồn tại, con người đã tiến hànhhoạt động lao động sản xuất và những hoạt động khác nhau. Điều đó đemlại cho con người những tri thức nhất định về thế giới xung quanh và vềbản thân con người, song đây mới chỉ là những tri thức rời rạc, còn ở dạnghuyền thoại, chưa có hệ thống. Hệ thống tri thức lý luận triết học chỉ có thểxuất hiện trong những diều kiện nhất định. Đó là: - Con người đã tích luỹ được những tri thức, đạt đến khả năng rút rađược những quan niệm chung về thế giới và vị trí của con người trong thếgiới đó. - Xã hội đã phát triển đến thời kỳ xuất hiện tầng lớp lao động trí óc.Chính tầng lớp này đã nghiên cứu, hệ thống hoá những tri thức rời rạcthành hệ thống, thành lý luận và triết học ra đời. Những điều trên cho thấy: Triết học ra đời từ thực tiễn, xuất phát từnhu cầu của thực tiễn; nó có nguồn gốc nhận thức và nguồn gốc xã hội. Về nguồn gốc nhận thức, đó là lúc nhận thức của con người đạt đếntrình độ trừu tượng hoá, khái quát hoá, hệ thống hoá để xây dựng nên cáchọc thuyết, thành lý luận. Về nguồn gốc xã hội, đó là lúc lao động đã phân chia thành lao độngchân tay và lao động trí óc, tức là xã hội phát triển đến mức đã phân chiathành giai cấp, có Nhà nước, và chế độ chiếm hữu nô lệ đã thay thế chế độcông xã nguyên thuỷ. Vì vậy, ngay từ khi ra đời, triết học đã mang tính giaicấp, nghĩa là nó phục vụ cho lợi ích của những giai cấp, những tầng lớp,những lực lượng xã hội nhất định. Những nguồn gốc trên có quan hệ với nhau và sự phân chia nói trêncũng chỉ mang tính tương đối. b) Đối tượng của triết học, sự biến đổi đối tượng của triết học quacác giai đoạn lịch sử. Đối tượng của triết học thay đổi theo từng giai đoạn phát triển của lịch sử. 6 Triết học thời cổ đại được gọi là triết học tự nhiên, bao hàm tri thứcvề tất cả các lĩnh vực, không có đối tượng riêng. Đây là nguyên nhân sâuxa làm nảy sinh quan niệm về sau này cho rằng triết học là khoa học củamọi khoa học. Thời kỳ cổ đại, triết học đã đạt đựơc nhiều thành tựu rực rỡcả ở phương Đông và phương Tây, mà ảnh hưởng của nó còn in đậm đốivới sự phát triển của tri thức thời hiện đại, trong toán học, vật lý học, hoáhọc, thiên văn học và cả trong mỹ học, đạo đức học, dân tộc học, xã hộihọc ... Thời kỳ trung cổ, ở Tây Âu khi quyền lực của Giáo hội bao trùm mọilĩnh vực đời sống xã hội, triết học trở thành nô lệ của thần học. Triết họcchỉ còn nhiệm vụ lý giải, chứng minh, biện hộ cho những tín điều trongKinh thánh. Triết học tự nhiên bị thay bằng triết học kinh viện. Triết họcthời kỳ này phát triển một cách chậm chạp trong đêm trường trung cổ. Đến thế kỷ XV, XVI, ở Tây Âu, xã hội bước vào thời kỳ quá độ từchế độ phong kiến sang chế độ tư bản. Do yêu cầu của sự phát triển lựclượng sản xuất, nhất là trong công nghiệp, các bộ môn khoa học chuyênngành đặc biệt là khoa học thực nghiệm đã ra đời với tính cách là nhữngkhoa học độc lập. Sự hình thành và phát triển quan hệ sản xuất tư bản chủnghĩa, những phát hiện lớn về địa lý và thiên văn cùng những thành tựukhác của cả khoa học tự nhiên và khoa học xã hội đã mở ra một thời kỳmới cho sự phát triển triết học. Triết học duy vật có cơ sở tri thức là cáckhoa học thực nghiệm đã phát triển nhanh ...

Tài liệu được xem nhiều: