Danh mục

GIÁO TRÌNH TRIẾT HỌC MÁC - LÊNIN - PGS.TS. VŨ TÌNH - 4

Số trang: 24      Loại file: pdf      Dung lượng: 663.49 KB      Lượt xem: 13      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Xem trước 3 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Chủ nghĩa Tôma mới. Về nhận thức luận: Trong sự phân tích đối với tri thức, chủ nghĩa Tôma mới một mặt thừa nhận tính khách quan của nhận thức và tính đúng đắn của các phán đoán khoa học, mặt khác lại mưu toan dùng nguyên tắc tương đồng loại suy để từ chỗ thừa nhận bản thể của thế giới hiện thực mà xác nhận bản thể của Chúa. Vì bản thể do Chúa sáng tạo ra ắt phải chứng minh cho bản thể của Chúa nên trong sự tồn tại hữu hạn của thế giới hiện thực...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
GIÁO TRÌNH TRIẾT HỌC MÁC - LÊNIN - PGS.TS. VŨ TÌNH - 4Chủ nghĩa Tôma mới. Về nhận thức luận: Trong sự phân tích đối với tri thức, chủ nghĩa Tôma mớimột mặt thừa nhận tính khách quan của nhận thức và tính đúng đắn của các phán đoánkhoa học, mặt khác lại mưu toan dùng nguyên tắc tương đồng loại suy để từ chỗ thừanhận bản thể của thế giới hiện thực mà xác nhận bản thể của Chúa. Vì bản thể do Chúasáng tạo ra ắt phải chứng minh cho bản thể của Chúa nên trong sự tồn tại hữu hạn củathế giới hiện thực phải có phần của sự tồn tại vô hạn của Chúa. Từ đó rút ra kết luận làtri thức lý tính phù hợp với đức tin của con người. Về triết học tự nhiên: Chủ nghĩa Tôma mới quả quyết rằng, các khoa học tự nhiênkhi nghiên cứu thế giới vật chất tất nhiên phải đề cập các vấn đề triết học như kết cấu vànguồn gốc của vật chất, v.v. do đó phải lấy học thuyết về hình thức và vật chất củaArixtốt là cơ sở lý luận cho triết học tự nhiên. Theo đó, vật chất là bản nguyên hoàntoàn thụ động, là khả năng; hình thức là chủ động, là hiện thực; vật chất không thể tồntại độc lập, nó cần có hình thức mới giành được tính quy định của nó, mới thực hiệnđược sự tồn tại của nó. Chính nhờ hình thức nên mới xuất hiện tính đa dạng của phươngthức tồn tại của vật chất. Bởi vì Chúa là hình thức tối cao, là hình thức của các hình thứccho nên việc nghiên cứu của khoa học tự nhiên là quá trình không ngừng phát hiện raChúa, khẳng định Chúa và không phủ nhận Chúa. Vậy là khoa học và thần học đã hợptác rất hoà thuận để phát hiện và chứng minh sự tồn tại vĩnh hằng của Chúa. Về lý luận chính trị xã hội: Chủ nghĩa Tôma mới phủ nhận sự tồn tại của các giaicấp, chủ trương thuyết tính người trừu tượng, coi trần thế là tạm thời, cuộc sống tương laimới là vĩnh hằng. Chủ nghĩa Tôma mới chú ý đến sự kết hợp với thời đại mới, biết nắmlấy những vấn đề bức xúc của xã hội để tôn giáo có thể phát huy vai trò của mình trongthời đại mới. Họ cho rằng, xã hội hiện nay đang đứng trước những vấn đề nghiêm trọng.Bản thân khoa học, kỹ thuật không đủ đảm bảo sự tiến bộ và hạnh phúc của nhân loại.Khi con người ra sức chinh phục giới tự nhiên thì họ mất đi ý thức về cuộc sống và tìnhyêu đối với Chúa. Sự băng hoại về đạo đức đã trực tiếp uy hiếp cuộc sống con người.Để cứu lấy nhân loại người ta phải nhờ đến đức tin, đến Chúa. Như vậy, Chủ nghĩa Tôma mới đã sử dụng những mâu thuẫn có thực trong xã hội tưbản hiện đại để tuyên truyền cho Chúa, đề cao vai trò của đức tin tôn giáo. Chủ nghĩa Tôma mới cũng giống như chủ nghĩa Tôma thời trung cổ, vẫn lấy Chúalàm nguyên tắc tối cao, làm điểm xuất phát và điểm kết của mọi sự vật. Chỗ khác nhaugiữa hai chủ nghĩa đó là: để thích ứng với nhu cầu thời đại, chủ nghĩa Tôma mới đã thừanhận ở mức độ nhất định vai trò của khoa học, đã đi sâu hơn vào nhận thức luận và triếthọc tự nhiên để luận chứng cho sự nhất trí giữa tri thức và đức tin, khoa học và thầnhọc. 5. Chủ nghĩa thực dụng Chủ nghĩa thực dụng, với tư cách là một trường phái triết học, đã ra đời trong các 72năm 1871 - 1874, khi Câu lạc bộ siêu hình học ở trường Đại học Cambrit được thànhlập. Đó là một hội học thuật do một số giáo viên của trường tổ chức ra. Người sáng lậpra chủ nghĩa thực dụng là Piếcxơ và trong số những thành viên của nó, người sau đótrở thành một trong những đại biểu chủ yếu là Giêmxơ. Nguyên tắc căn bản trong phương pháp luận của chủ nghĩa thực dụng là lấy hiệuquả, công dụng làm tiêu chuẩn. Một đặc điểm làm cho chủ nghĩa thực dụng khác với triếthọc truyền thống là nó đi vào triết học từ phương pháp. Người đại biểu chủ yếu của nócó lúc đã quy triết học chỉ còn là vấn đề phương pháp, tuyên bố chủ nghĩa thực dụngkhông phải là lý luận triết học có hệ thống, mà chỉ là lý luận về phương pháp. Về nhận thức luận: Chủ nghĩa thực dụng nói đến một phương thức tư duy đặc thù.Phương thức tư duy đó không xem xét khái niệm ở bản thân khái niệm mà đi sâu nghiêncứu xem khi được sử dụng thì nó sản sinh ra hậu quả gì. Khái niệm và lý luận khôngphải là sự giải đáp về thế giới. Các cuộc tranh luận giữa chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩaduy tâm trong triết học truyền thống là các cuộc đấu tranh có tính chất siêu hình, chẳngcó ý nghĩa gì. Lấy hiệu quả thực tế mà xét thì dù thế giới là vật chất hay là tinh thầncũng chẳng có sự khác biệt gì. Nếu xuất phát từ hiệu quả để khẳng định giá trị của tôngiáo và khoa học thì niềm tin khoa học và tín ngưỡng tôn giáo đều có giá trị thiết thực vìcả hai đều là công cụ để đạt đến mục đích của đời sống con người. Quan niệm về chân lý của chủ nghĩa thực dụng: Lý luận về chân lý của chủ nghĩathực dụng có quan hệ mật thiết với kinh nghiệm luận của nó. Lý luận này cho rằng tưduy của con người chỉ là một cách thức của kinh nghiệm, là hành vi thích ứng và chứcnăng phản ứng của con người. Nó không đưa lại một hình ảnh chủ quan về thế giớikhách quan. Muốn xét một quan niệm nào đó có phải là chân lý hay không, thì khôngcần phải xem nó có phù hợp với thực tế khách quan hay không, mà phải xem nó có đemlại hiệu quả hữu dụng hay không. Như vậy, hữu dụng và vô dụng đã trở thành tiêuchuẩn để phân biệt chân lý với sai lầm. Hữu dụng là chân lý đó là quan điểm căn bảncủa Giêmxơ về chân lý. Quan điểm của Điâuy coi chân lý là công cụ, về thực chất nhất trí với quan điểmcủa Giêmxơ về chân lý. Điâuy nhận định rằng tính chân lý của quan niệm, khái niệm, lýluận, v.v. không phải là ở chỗ chúng có phù hợp với thực tế khách quan hay không màlà ở chỗ chúng có gánh vác được một cách hữu hiệu nhiệm vụ làm công cụ cho hành vicủa con người hay không, xem chúng chỉ là những giả thuyết do con người tùy ý lựachọn căn cứ vào chỗ chúng có thuận tiện, có ít tốn sức cho mình hay không; chỉ cầnchúng có tác dụng thỏa mãn mục đích mà họ dự định thì có thể tuyên bố chúng là chânlý đã được chứng thực, nếu ngược lại chúng là sai lầm. Chủ ngh ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: