Danh mục

Giáo trình Triệu chứng bệnh học ngoại tiết niệu: Phần 1

Số trang: 216      Loại file: pdf      Dung lượng: 6.36 MB      Lượt xem: 13      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Xem trước 10 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Giáo trình Triệu chứng bệnh học ngoại tiết niệu: Phần 1 trình bày giải phẫu và sinh lý hệ tiết niệu; các triệu chứng và hội chứng của bệnh lý tiết niệu. Mời các bạn cùng tham khảo giáo trình để nắm chi tiết kiến thức, hỗ trợ quá trình học tập và nghiên cứu.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Giáo trình Triệu chứng bệnh học ngoại tiết niệu: Phần 1 PHẦN 1 GIẢI PHẪUVÀ SINH LÝ HỆ TIẾT NIỆU 13 GIẢI PHẪU HỆ TIẾT NIỆU VÀ CƠ QUAN SINH DỤC NAM Hệ tiết niệu và cơ quan sinh dục nam bao gồm hai thận, hai niệu quản, bàngquang, niệu đạo, tuyến tiền liệt, tinh hoàn và mào tinh hoàn, dương vật. Các tạngnày liên quan mật thiết với nhau cả về giải phẫu và hoạt động chức năng. 1. Thận. 1.1. Hình thể và liên quan: Mỗi người có hai thận nằm phía sau phúc mạc, ở 2 bên cột sống. Thận bênphải thấp hơn thận bên trái. Cực trên thận ngang mức đốt sống D XI (bên tráingang bờ trên DXI, bên phải ngang bờ dưới DXI). Cực dưới thận ngang mức mỏmngang cột sống LIII (bên trái ngang bờ trên mỏm ngang LIII, bên phải ngang bờdưới mỏm ngang LIII). Mỗi thận có trọng lượng trung bình 130 - 135 g, kíchthước trung bình 12 x 6 x 3 cm. Thận nằm trong một ổ, được giới hạn bởi 2 lá: lá trước và lá sau, trong đó látrước được tăng cường bởi mạc Told; lá sau dính vào cột sống. Trong ổ thận cólớp mỡ quanh thận. Thận liên quan phía trước với phúc mạc và các tạng trong ổ bụng như đạitràng lên, đoạn 2 tá tràng, gan (với thận phải); đại tràng xuống, đuôi tụy, lách(với thận trái) Phía sau xương sườn 12 bắt chéo ngang qua thận, chia thận làm 2 phần: tầngngực liên quan với phổi và khoang màng phổi; tầng bụng liên quan với thànhlưng. Do thận nằm một nửa tầng bụng, một nửa tầng ngực nên bình thường khikhám thận chỉ sờ thấy cực dưới thận. Khi thận to vượt ra khỏi vòm hoành thìkhám phát hiện thận dễ dàng hơn. 1.2. Cấu tạo của thận: + Thận là một tạng đặc, có nhu mô dày 1,5 - 1,8 cm, bao phủ ngoài nhu môthận là vỏ thận dai và chắc. - Nhu mô thận được chia 2 vùng: . Vùng tủy chứa các tháp Malpyghi, mỗi tháp Malpyghi tương ứng một đàinhỏ, có đỉnh hướng về đài nhỏ, trong đó chứa hệ thống ống góp trước khi đổ vàođài thận.14 . Vùng vỏ thận là nơi chứa các đơn vị chức năng thận (nephron). Mỗi thậnchứa 1 - 1,5 triệu nephron, tập trung chủ yếu ở vùng vỏ, chỉ 10 - 20% số nephronnằm vùng tủy thận. + 1/3 giữa của thận rỗng gọi là xoang thận, xoang thận chứa động mạch, tĩnhmạch, hệ thống đài - bể thận, thần kinh và bạch huyết. + Rốn thận là nơi cuống thận đi vào thận, là nơi phẫu thuật vào trong thận.Nếu rốn thận rộng, phẫu thuật thuận lợi hơn các trường hợp rốn thận hẹp. + Cuống thận: được tính từ bờ ngoài của động mạch chủ (bên trái) hay tĩnhmạch chủ (bên phải) tới rốn thận, cuống thận dài từ 2 - 9 cm. Nằm trong cuốngthận bao gồm: động mạch thận, tĩnh mạch thận, thần kinh và bạch huyết; trongđó tĩnh mạch nằm trước dưới động mạch. Hình 1.1: Hình dạng, mạch máu và cấu tạo của thận. A - Mặt trước thận phải, B - Mặt sau thận phải. 15 Bình thường thận di động theo nhịp thở lên trên và xuống dưới, thận di động1/2 thân đốt sống. Nếu cuống thận dài thì phẫu thuật thận dễ hơn, nhưng nếucuống thận dài quá mà các dây chằng giữ thận không tốt thì sẽ gây bệnh thận sa. 1.2. Phân chia động mạch thận: + Động mạch thận được bắt nguồn từ động mạch chủ bụng, ngang sụn liênđốt sống LI - LII (98%). Thường mỗi thận có một động mạch tới cấp máu (67 -78%). + Từ nguyên uỷ, động mạch thận dài khoảng 3 cm đi trong cuống thận, sauđó chia làm 2 ngành trước và sau bể thận, ngang mức rốn thận. - Ngành động mạch trước bể thận chia 3 - 4 ngành bên và một ngành cùngthường ở ngoài rốn thận, các ngành này che phủ kín mặt trước bể thận. Ngànhđộng mạch sau bể cũng tách ra 3 - 4 nhánh nhưng ở sâu trong xoang thận và chỉche phủ một phần sau của bể thận, do đó phẫu thuật vào mặt sau bể thận ít nguyhiểm hơn mặt trước bể thận. Các nhánh của động mạch sau bể thận và trước bểthận là các động mạch phân thùy thận (segment), mỗi động mạch phân thùy táchcho 6 - 10 động mạch thùy (lobe). Mỗi động mạch thùy đảm nhiệm một thùy(hay một tháp Malpyghi) và vùng vỏ tương ứng. - Phần ranh giới phạm vi cấp máu giữa động mạch trước và sau bể thậnthường nằm ở góc sau dưới rốn thận và chạy dọc bờ ngoài thận dịch về saukhoảng 1cm. Đó là vùng nhu mô có ít mạch máu, thường được sử dụng trongphẫu thuật có mở nhu mô thận. Động mạch thận không có sự nối thông (động mạch tận), do đó khi tổnthương một nhánh động mạch thì sẽ thiếu máu hoại tử cả một vùng nhu mô cấpmáu. Nếu thiếu máu cấp tính cả động mạch thận hay nhánh lớn thì sẽ gây cơnđau quặn thận. 1.3. Phân chia tĩnh mạch thận: Máu từ mỗi tháp Malpyghi và vùng vỏ tương ứng đổ về tĩnh mạch thùy ởđỉnh tháp, các tĩnh mạch này nối thông với nhau tạo thành một hệ thống maomạch quanh các cổ đài, sau đó chúng tập trung lại thành các tĩnh mạch phân thùyđi vào trong xoang thận. Tĩnh mạch phân thuỳ là các nhánh tĩnh mạch chính có thể tìm thấy xungqu ...

Tài liệu được xem nhiều: