Danh mục

Giáo trình Trợ giúp xã hội (Nghề: Công tác xã hội) - CĐ Cơ Giới Ninh Bình

Số trang: 90      Loại file: doc      Dung lượng: 477.00 KB      Lượt xem: 7      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Xem trước 9 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Giáo trình Trợ giúp xã hội cung cấp cho người học các kiến thức: Những vấn đề cơ bản về trợ giúp xã hội; Các đối tượng và chính sách trợ giúp xã hội; Vai trò tổ chức và quản lý hoạt động trợ giúp xã hội. Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Giáo trình Trợ giúp xã hội (Nghề: Công tác xã hội) - CĐ Cơ Giới Ninh Bình BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN TRƯỜNG CAO ĐẲNG CƠ GIỚI NINH BÌNH GIÁO TRÌNH MÔN HỌC: TRỢ GIÚP XàHỘI NGHỀ: CÔNG TÁC XàHỘI TRÌNH ĐỘ: CAO ĐẲNG/TRUNG CẤP Ban hành kèm theo Quyết định số:    /QĐ­TCĐCGNB ngày…….tháng….năm   2018 của Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Cơ giới Ninh Bình Ninh Bình, năm 2018 TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể  được pháp dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và  tham khảo. Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử  dụng với mục đích  kinh doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm. MỤC LỤC LỜI NÓI ĐẦU Chương 1: Những vấn đề cơ bản về trợ giúp xã hội 1. Tính tất yếu khách quan của trợ giúp xã hội 2. Lịch sử hình thành và phát triển của trợ giúp xã hội ở Việt Nam 3. Khái niệm trợ giúp xã hội và các khái niệm có liên quan 4. Đối tượng, chức năng, nhiệm vụ  và phương pháp luận của môn  học trợ giúp xã hội 5. Cách tiếp cận nghiên cứu hệ thống chính sách trợ giúp xã hội Chương 2: Các đối tượng và chính sách trợ giúp xã hội 1. Các đối tượng trợ giúp thường xuyên 2. Các đối tượng trợ giúp xã hội đột xuất 3. Chính sách trợ giúp xã hội đối với đối tượng của tệ nạn xã hội Chương 3: Vai trò tổ chức và quản lý hoạt động trợ giúp xã hội 1. Vai trò quản lý nhà nước trong hoạt động trợ giúp xã hội  2. Vai trò của cộng đồng, các tổ chức xã hội và cá nhân trong hoạt động trợ  giúp xã hội 3. Hệ thống chỉ tiêu giám sát và đánh giá hoạt động trợ giúp xã hội 4. Nguồn lực trợ giúp xã hội  TÀI LIỆU THAM KHẢO LỜI NÓI ĐẦU Hiện nay  ở  nước ta, hệ  thống chính sách, pháp luật liên quan đến trợ  giúp xã hội cũng như  bộ  máy tổ  chức nhà nước, tổ  chức kinh tế  mọi thành  phần, hệ thống dịch vụ xã hội về trợ giúp xã hội khá phát triển.  Trợ giúp xã hội là môn học chuyên ngành quan trọng của chương trình   đào tạo nghề  Công tác xã hội có liên quan đến hoạt động trợ  giúp bảo vệ  quyền con người và cung cấp dịch vụ xã hội cho đối tượng hưởng các chính  sách về trợ giúp xã hội. Để góp phần đào tạo được một đội ngũ những người  có lý luận và có kỹ  năng làm việc trên các lĩnh vực của trợ  giúp xã hội,  Trường Cao đẳng Cơ  giới Ninh Bình tổ  chức biên soạn giáo trình này. Giáo  trình được bố cục theo 3 chương:  Chương I: Những vấn đề cơ bản về trợ giúp xã hội  Chương II: Các đối tượng và chính sách trợ giúp xã hội Chương III: Vai trò tổ chức và quản lý hoạt động trợ giúp xã hội Do biên soạn lần đầu, giáo trình này không thể  tránh khỏi những hạn  chế    về  nội dung cũng như  hình thức thể  hiện, tác giả  mong muốn nhận   được sự  đóng góp của đông đảo người đọc để  tài liệu được hoàn chỉnh hơn  trong những lần xuất bản khác. Nhóm biên soạn: GIÁO TRÌNH MÔN HỌC  Tên môn học: Trợ giúp xã hội Mã số môn học: MH 16 Vị trí, tính chất của môn học ­  Vị   trí:   Trợ   giúp xã  hội là  môn học chuyên  ngành  quan  trọng của   chương trình đào tạo nghề  Công tác xã hội có liên quan đến hoạt động trợ  giúp bảo vệ  quyền con người và cung cấp dịch vụ  xã hội cho đối tượng  hưởng các chính sách về trợ giúp xã hội. ­ Tính chất: Là môn học chuyên môn nghề bắt buộc.  Mục tiêu của môn học ­ Về kiến thức:  + Trình bàyđược các vấn đề cơ bản về trợ giúp xã hội. + Phân tích được đối tượng và chính sách trợ giúp các đối tượng; + Phân tích được các nguồn lực trợ giúp xã hội; vai trò của các tổ chức cá   nhân đối với hoạt động trợ giúp. ­ Về kỹ năng: + Xác định được các đối tượng trợ giúp cụ thể; + Lựa chọn được các chính sách trợ  giúp đối tượng, huy động được  nhân lực và nguồn lực trợ giúp phù hợp với từng đối tượng. ­ Năng lực tự chủ và trách nhiệm:  + Tích cực rèn luyện đức tính tốt trong học tập như sự chăm chỉ, sáng   tạo, nâng cao năng lực tự học bồi dưỡng kiến thức; + Nhìn nhận đúng đắn hơn về  các trường hợp được hưởng trợ  giúp xã   hội; + Tích cực tuyên truyền, vận động, phối hợp với gia đình và xã hội  trong can thiệp và giúp đỡ các đối tượng liên quan. Nội dung môn học: CHƯƠNG 1 NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ TRỢ GIÚP XàHỘI  Mục tiêu: ­ Kiến thức: + Phân tích được tính tất yếu khách quan của trợ giúp xã hội; + Nêu được đối tượng, chức năng và phương pháp nghiên cứu của môn   học; + Trình bày được một số khái niệm liên quan đến môn học; + Nêu được lịch sử hình thành và phát triển của trợ giúp xã hội ở Việt  Nam. ­ Kỹ  năng: Xác định được vị  trí của môn học trong chương trình đào  tạo nghề công tác xã hộ ...

Tài liệu được xem nhiều: