Giáo trình -Trồng trọt đại cương-chương 4
Số trang: 43
Loại file: pdf
Dung lượng: 647.00 KB
Lượt xem: 7
Lượt tải: 0
Xem trước 5 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Chương 4 Các yếu tố khí hậu 1 Định nghĩa Thờitiết: trạng thái chung của khí quyển ở một nơi, một lãnh thổ nhất định và trong một thời gian xác định. Thí dụ: nhiệt độ lạnh 18oC, ẩm độ là 80%, gió mùa đông bắc, mây mù hoặc nói thời tiết đầu mùa xuân. Khí hậu: chế độ thời tiết thịnh hành hay trung bình của một nơi, một lãnh thổ xác định qua một thời kỳ nhiều năm. Thí dụ: khí hậu ôn đới, khí hậu á nhiệt đới, khí hậu nhiệt đới. Khí hậu, thời tiết...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Giáo trình -Trồng trọt đại cương-chương 4Chương 4Các yếu tố khí hậu1 Định nghĩa Thời tiết: trạng thái chung của khí quyển ở một nơi, một lãnh thổ nhất định và trong một thời gian xác định. Thí dụ: nhiệt độ lạnh 18oC, ẩm độ là 80%, gió mùa đông bắc, mây mù hoặc nói thời tiết đầu mùa xuân. Khí hậu: chế độ thời tiết thịnh hành hay trung bình của một nơi, một lãnh thổ xác định qua một thời kỳ nhiều năm. Thí dụ: khí hậu ôn đới, khí hậu á nhiệt đới, khí hậu nhiệt đới.Khí hậu, thời tiết ảnh hưởng lớn đến trên sự biến đổi của đất đai,trên hoạt động của các vi sinh vật và trên sinh trưởng và phát triểncủa cây trồng.Các yếu tố thời tiết ảnh hưởng đến sinh trưởng, phát triển và năngsuất cây trồng gồm chủ yếu các yếu tố: ánh sáng, nhiệt độ, khôngkhí, ẩm độ, gió, mây mù...2. Ánh sáng (bức xạ mặt trời) Ánh sáng ảnh hưởng đến cây trồng bằng 3 thành tố quan trọngcủa nó, đó là: Cường độ bức xạ mặt trời (cường độ ánh sáng) Độ dài ngày hay quang kỳ. Độ dài sóng hay bước sóng của ánh sáng.Cường độ bức xạ mặt trời *Cường độ bức xạ mặt trời (Solar radation intensity) là năng lượngbức xạ chiếu xuống trên một đơn vị diện tích đất vuông góc vớitia tới trong một đơn vị thời gian. Đơn vị thông dụng đo cường độbức xạ mặt trời là cal/cm2.phút, cal/cm2.giờ hoặc Kcal/cm2.năm.*Cường độ bức xạ mặt trời trước gọi là cường độ ánh sáng, đượcdiễn tả bằng đơn vị lux, hay fc (foot candles). Cường độ ánh sángtrong ngày nắng gắt có thể lên đến 100.000 lux; trung bìnhkhoảng 30.000 - 50.000 lux, lúc mây mù nhiều có thể hạ thấpxuống dưới 1.500 lux. (1 fc = 10,8lux; 1 Cal/cm2/phút=66.600lux).Trong ý nghĩa đối với quang hợp trên thực vật, cường độ bức xạmặt trời còn được thể hiện bằng mật độ dòng photon hữu hiệu choquang hợp (photosynthetic photon flux density: PPFD) với đơn vịlà µmol/m2/năm/sec.Tổng lượng bức xạ ở khu vực đồng bằng Bắc Bộ và Nam Bộ lầnlượt là 127 và 145 Kcal/cm2/năm nói chung vượt xa giới hạn yêucầu năng lượng bức xạ của cây trồng.Trung bình một lá cây ngoài đồng phản xạ 10% các tia sáng, hấpthu 70% và truyền lan qua các lớp tế bào lá xuống dưới 20%.Trong số 70% ánh sáng hấp thụ, quang hợp chỉ sử dụng 1% (chủyếu là các tia sáng xanh và đỏ; 49% năng lượng dùng để thoát hơinước và lá sẽ bức xạ lại 20%.Cường độ ánh sáng có ảnh hưởng trực tiếp đến sự quang hợp.Cường độ ánh sáng quá yếu thì sự quang hợp không xảy ra. Ngườita đã xác định được cường độ ánh sáng tối thiểu, tức là cường độánh sáng ở đó cây bắt đầu quang hợp. Cường độ ánh sáng này rấtthấp, ngang với ánh sáng của đèn dầu hay ánh sáng của buổihoàng hôn. Do đó, ta có khái niệm điểm bù ánh sáng tức là điểmcường độ ánh sáng tối thiểu bắt đầu xảy ra quang hợp: Như vậy,điểm bù ánh sáng là điểm cường độ ánh sáng mà tại điểm đó câybắt đầu có thể tiến hành quang hợp và sinh trưởng bình thường. Hình 3.1 Ảnh hưởng của cường độ ánh sáng đến quang hợp của cây lúa A: Điểm bù quang hợp; OB Cường độ hô hấpSự quang hợp thường tăng tỉ lệ thuận với cường độ ánh sáng chođến mức bão hòa. ở mức bão hòa nầy người ta gọi là điểm bãohòa ánh sáng. Điểm bão hoà ánh sáng là cường độ ánh sáng màbắt đầu tại điểm đó cường độ quang hợp không tiếp tục tăng tỉ lệthuận với việc tăng cường độ ánh sáng nữa (hình 3.1). Sau điểmbão hoà ánh sáng, đường biểu diễn đi xuống, có nghĩa là sự quanghợp không tăng mà giảm đi. Điều nầy xảy ra do các diệp lục tố bịphân huỷ, sự mất hoạt tính của hệ thống enzym và do sự dư thừanăng lượng ánh sáng.Một số thực vật không cần cường độ ánh sáng cao, do đó chúngcó thể mọc dưới bóng râm hay tán cây khác, bởi vì chúng có 1điểm bảo hòa ánh sáng thấp (thí dụ: cây kiểng dùng trang trí trongnhà), trong khi các cây khác có điểm ánh sáng cao là những câyưa sáng.Cây trồng có yêu cầu ánh sáng khác nhau tùy theo loại, có thểphân 3 nhóm: 1. Cây ưa bóng râm: phong lan, ca cao, cà phê. 2. Cây ưa sáng: lúa, bắp, thuốc lá, khoai, rau dền, cỏ tranh. 3. Cây trung gian: cây đậu nành.Khi ánh sáng không đầy đủ thì thời gian sinh trưởng của cây kéodài ra, cây yếu, nhánh và chồi ít, màu sắc bị vàng, cây vươn dàira, yếu ớt. Trong canh tác cây trồng người ta ứng dụng đặc tính ưabóng râm hoặc ưa sáng để điều tiết hoặc tận dụng ánh sáng trongcác biện pháp kỹ thuật như sau: Trồng xen hay xen giữa giống cây cao (bắp) và giống cây thấp (đậu nành hoặc đậu xanh) để sử dụng tối đa ánh sáng. Canh tác nhiều tầng trong vườn cây ăn trái như cà phê hoặc dâu dưới tán sầu riêng, mặt đất trồng bạc hà, ngò gai...Hướng hàng trồng theo hướng di chuyển của mặt trời để ánh sángphân bổ đều. Thí dụ: thiết kế vườn hàng theo hướng đông tâyhoặc đông bắc tây nam. Hình 3.2 Trồng cây hàng theo hướng mặt trời di chuyển Điều chỉnh mật độ cây, khoảng cách trồng cho phù hợp với từng giống cây và mùa canh tác. Thí dụ: lúa trồng quá dầy sẽ bị đổ ngã, mùa hè thu có thể ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Giáo trình -Trồng trọt đại cương-chương 4Chương 4Các yếu tố khí hậu1 Định nghĩa Thời tiết: trạng thái chung của khí quyển ở một nơi, một lãnh thổ nhất định và trong một thời gian xác định. Thí dụ: nhiệt độ lạnh 18oC, ẩm độ là 80%, gió mùa đông bắc, mây mù hoặc nói thời tiết đầu mùa xuân. Khí hậu: chế độ thời tiết thịnh hành hay trung bình của một nơi, một lãnh thổ xác định qua một thời kỳ nhiều năm. Thí dụ: khí hậu ôn đới, khí hậu á nhiệt đới, khí hậu nhiệt đới.Khí hậu, thời tiết ảnh hưởng lớn đến trên sự biến đổi của đất đai,trên hoạt động của các vi sinh vật và trên sinh trưởng và phát triểncủa cây trồng.Các yếu tố thời tiết ảnh hưởng đến sinh trưởng, phát triển và năngsuất cây trồng gồm chủ yếu các yếu tố: ánh sáng, nhiệt độ, khôngkhí, ẩm độ, gió, mây mù...2. Ánh sáng (bức xạ mặt trời) Ánh sáng ảnh hưởng đến cây trồng bằng 3 thành tố quan trọngcủa nó, đó là: Cường độ bức xạ mặt trời (cường độ ánh sáng) Độ dài ngày hay quang kỳ. Độ dài sóng hay bước sóng của ánh sáng.Cường độ bức xạ mặt trời *Cường độ bức xạ mặt trời (Solar radation intensity) là năng lượngbức xạ chiếu xuống trên một đơn vị diện tích đất vuông góc vớitia tới trong một đơn vị thời gian. Đơn vị thông dụng đo cường độbức xạ mặt trời là cal/cm2.phút, cal/cm2.giờ hoặc Kcal/cm2.năm.*Cường độ bức xạ mặt trời trước gọi là cường độ ánh sáng, đượcdiễn tả bằng đơn vị lux, hay fc (foot candles). Cường độ ánh sángtrong ngày nắng gắt có thể lên đến 100.000 lux; trung bìnhkhoảng 30.000 - 50.000 lux, lúc mây mù nhiều có thể hạ thấpxuống dưới 1.500 lux. (1 fc = 10,8lux; 1 Cal/cm2/phút=66.600lux).Trong ý nghĩa đối với quang hợp trên thực vật, cường độ bức xạmặt trời còn được thể hiện bằng mật độ dòng photon hữu hiệu choquang hợp (photosynthetic photon flux density: PPFD) với đơn vịlà µmol/m2/năm/sec.Tổng lượng bức xạ ở khu vực đồng bằng Bắc Bộ và Nam Bộ lầnlượt là 127 và 145 Kcal/cm2/năm nói chung vượt xa giới hạn yêucầu năng lượng bức xạ của cây trồng.Trung bình một lá cây ngoài đồng phản xạ 10% các tia sáng, hấpthu 70% và truyền lan qua các lớp tế bào lá xuống dưới 20%.Trong số 70% ánh sáng hấp thụ, quang hợp chỉ sử dụng 1% (chủyếu là các tia sáng xanh và đỏ; 49% năng lượng dùng để thoát hơinước và lá sẽ bức xạ lại 20%.Cường độ ánh sáng có ảnh hưởng trực tiếp đến sự quang hợp.Cường độ ánh sáng quá yếu thì sự quang hợp không xảy ra. Ngườita đã xác định được cường độ ánh sáng tối thiểu, tức là cường độánh sáng ở đó cây bắt đầu quang hợp. Cường độ ánh sáng này rấtthấp, ngang với ánh sáng của đèn dầu hay ánh sáng của buổihoàng hôn. Do đó, ta có khái niệm điểm bù ánh sáng tức là điểmcường độ ánh sáng tối thiểu bắt đầu xảy ra quang hợp: Như vậy,điểm bù ánh sáng là điểm cường độ ánh sáng mà tại điểm đó câybắt đầu có thể tiến hành quang hợp và sinh trưởng bình thường. Hình 3.1 Ảnh hưởng của cường độ ánh sáng đến quang hợp của cây lúa A: Điểm bù quang hợp; OB Cường độ hô hấpSự quang hợp thường tăng tỉ lệ thuận với cường độ ánh sáng chođến mức bão hòa. ở mức bão hòa nầy người ta gọi là điểm bãohòa ánh sáng. Điểm bão hoà ánh sáng là cường độ ánh sáng màbắt đầu tại điểm đó cường độ quang hợp không tiếp tục tăng tỉ lệthuận với việc tăng cường độ ánh sáng nữa (hình 3.1). Sau điểmbão hoà ánh sáng, đường biểu diễn đi xuống, có nghĩa là sự quanghợp không tăng mà giảm đi. Điều nầy xảy ra do các diệp lục tố bịphân huỷ, sự mất hoạt tính của hệ thống enzym và do sự dư thừanăng lượng ánh sáng.Một số thực vật không cần cường độ ánh sáng cao, do đó chúngcó thể mọc dưới bóng râm hay tán cây khác, bởi vì chúng có 1điểm bảo hòa ánh sáng thấp (thí dụ: cây kiểng dùng trang trí trongnhà), trong khi các cây khác có điểm ánh sáng cao là những câyưa sáng.Cây trồng có yêu cầu ánh sáng khác nhau tùy theo loại, có thểphân 3 nhóm: 1. Cây ưa bóng râm: phong lan, ca cao, cà phê. 2. Cây ưa sáng: lúa, bắp, thuốc lá, khoai, rau dền, cỏ tranh. 3. Cây trung gian: cây đậu nành.Khi ánh sáng không đầy đủ thì thời gian sinh trưởng của cây kéodài ra, cây yếu, nhánh và chồi ít, màu sắc bị vàng, cây vươn dàira, yếu ớt. Trong canh tác cây trồng người ta ứng dụng đặc tính ưabóng râm hoặc ưa sáng để điều tiết hoặc tận dụng ánh sáng trongcác biện pháp kỹ thuật như sau: Trồng xen hay xen giữa giống cây cao (bắp) và giống cây thấp (đậu nành hoặc đậu xanh) để sử dụng tối đa ánh sáng. Canh tác nhiều tầng trong vườn cây ăn trái như cà phê hoặc dâu dưới tán sầu riêng, mặt đất trồng bạc hà, ngò gai...Hướng hàng trồng theo hướng di chuyển của mặt trời để ánh sángphân bổ đều. Thí dụ: thiết kế vườn hàng theo hướng đông tâyhoặc đông bắc tây nam. Hình 3.2 Trồng cây hàng theo hướng mặt trời di chuyển Điều chỉnh mật độ cây, khoảng cách trồng cho phù hợp với từng giống cây và mùa canh tác. Thí dụ: lúa trồng quá dầy sẽ bị đổ ngã, mùa hè thu có thể ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
giáo trình đại học trồng trọt chăn nuôi sản xuất cây trồng phương pháp trồng trọt chăm sóc cây trồngGợi ý tài liệu liên quan:
-
Giáo trình phân tích một số loại nghiệp vụ mới trong kinh doanh ngân hàng quản lý ngân quỹ p5
7 trang 469 0 0 -
MARKETING VÀ QUÁ TRÌNH KIỂM TRA THỰC HIỆN MARKETING
6 trang 280 0 0 -
QUY CHẾ THU THẬP, CẬP NHẬT SỬ DỤNG CƠ SỞ DỮ LIỆU DANH MỤC HÀNG HÓA BIỂU THUẾ
15 trang 187 1 0 -
BÀI GIẢNG KINH TẾ CHÍNH TRỊ MÁC - LÊNIN - TS. NGUYỄN VĂN LỊCH - 5
23 trang 186 0 0 -
Giáo trình chứng khoán cổ phiếu và thị trường (Hà Hưng Quốc Ph. D.) - 4
41 trang 179 0 0 -
Giáo trình hướng dẫn phân tích các thao tác cơ bản trong computer management p6
5 trang 171 0 0 -
HỌC VIỆN CÔNG NGHỆ BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG - NGÂN HÀNG ĐỀ THI HẾT HỌC PHẦN HỌC PHẦN: TOÁN KINH TẾ
9 trang 157 0 0 -
BÀI GIẢNG LÝ THUYẾT MẠCH THS. NGUYỄN QUỐC DINH - 1
30 trang 156 0 0 -
Giáo trình phân tích giai đoạn tăng lãi suất và giá trị của tiền tệ theo thời gian tích lũy p10
5 trang 152 0 0 -
Báo cáo thực hành Môn: Công nghệ vi sinh
15 trang 150 0 0