Danh mục

Giáo trình Truyền động điện (Nghề: Điện công nghiệp - Trình độ CĐ/TC) - Trường Cao đẳng Nghề An Giang

Số trang: 64      Loại file: pdf      Dung lượng: 1.89 MB      Lượt xem: 11      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Xem trước 7 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Giáo trình Truyền động điện gồm các nội dung chính sau: Cơ học truyền động điện; Các đặc tính và trạng thái làm việc của động cơ điện; Truyền động điện dùng động cơ một chiều kích từ độc lập hoặc song song; Truyền động điện dùng động cơ một chiều kích từ nối tiếp; Truyền động điện dùng động cơ không đồng bộ; Chọn công suất động cơ cho hệ truyền động điện. Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Giáo trình Truyền động điện (Nghề: Điện công nghiệp - Trình độ CĐ/TC) - Trường Cao đẳng Nghề An Giang ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH AN GIANG TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ AN GIANG GIÁO TRÌNHMÔN HỌC/MÔ ĐUN: TRUYỀN ĐỘNG ĐIỆNNGÀNH/ NGHỀ : ĐIỆN CÔNG NGHIỆPTRÌNH ĐỘ : Cao đẳng và Trung cấp (Ban hành theo Quyết định số:630/QĐ-CĐN, ngày 5 tháng 4 năm2022 của Hiệu trưởng trường Cao đẳng nghề An Giang) An Giang, Năm ban hành: 2022 TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể được phép dùngnguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo. Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh thiếulành mạnh sẽ bị nghiêm cấm. LỜI MỞ ĐẦU Truyền động điện là một trong các môn học cơ sở kỹ thuật của các chuyên ngànhđiện công nghiệp, tự động hóa, cơ điện,...Nhằm cung cấp cho người học những kiến thứccơ bản về các phương pháp điều khiển tốc độ của hệ truyền động điện, tính chọn được độngcơ điện cho các hệ truyền động, phân tích được cấu tạo, nguyên lý của một số thiết bị điểnhình như: soft stater, inverter, các bộ biến đổi, cũng như lựa chọn được các bộ biến đổiphù hợp với yêu cầu hệ truyền động. Với mục tiêu trên, nội dung môn học được chia thành 6 bài như sau: - Bài 1: Cơ học truyền động điện. - Bài 2: Các đặc tính và trạng thái làm việc của động cơ điện. - Bài 3: Truyền động điện dùng động cơ một chiều kích từ độc lập hoặc song song - Bài 4: Truyền động điện dùng động cơ một chiều kích từ nối tiếp. - Bài 5: Truyền động điện dùng động cơ không đồng bộ. - Bài 6: Chọn công suất động cơ cho hệ truyền động điện. Các bài học trên được sắp xếp theo trình tự phù hợp với nhận thức và phát triểnnhận thức của người học nghề. Tuy nhiên để đạt được hiệu quả cao hơn khi đọc giáotrình này, người học cần nắm vững các kiến thức cơ bản của các môn học cơ sở khác,đặc biệt là các môn như: máy điện, mạch điện, điện tử công suất, trang bị điện. Giáo trình cung cấp kiến thức cơ bản làm cơ sở để phát triển nhận thức của ngườihọc. Tuy nhiên trong các bài giảng cần tăng cường liên hệ, so sánh với các cơ cấu sản xuất,các hệ thống truyền động trong công nghiệp để người học có cái nhìn tổng thể hơn. Trong quá trình biên soạn, mặc dù đã cố gắng tham khảo nhiều tài liệu và giáotrình khác nhưng tác giả không khỏi tránh được những thiếu sót và hạn chế. Tác giả chânthành mong đợi những nhận xét, đánh giá và góp ý để cuốn giáo trình ngày một hoàn thiệnhơn. An Giang, ngày 15 tháng 05 năm 2021 Tác giả biên soạn Lý Đa Tạo 1 MỤC LỤCĐề mục TrangLỜI MỞ ĐẦU 1MỤC LỤC 2CHƯƠNG TRÌNH MÔN HỌC: TRUYỀN ĐỘNG ĐIỆN 3BÀI 1: CƠ HỌC TRUYỀN ĐỘNG ĐIỆN 8BÀI 2: CÁC ĐẶC TÍNH VÀ TRẠNG THÁI LÀM VIỆC CỦA ĐỘNG CƠ ĐIỆN 16BÀI 3: TRUYỀN ĐỘNG ĐIỆN DÙNG ĐỘNG CƠ MỘT CHIỀU KÍCH TỪ ĐỘC LẬP HOẶC SONG SONG 29BÀI 4: TRUYỀN ĐỘNG ĐIỆN DÙNG ĐỘNG CƠ MỘT CHIỀU KÍCH TỪ NỐI TIẾP 40BÀI 5: TRUYỀN ĐỘNG ĐIỆN DÙNG ĐỘNG CƠ KHÔNG ĐỒNG BỘ 43BÀI 6: CHỌN CÔNG SUẤT ĐỘNG CƠ CHO HỆ TRUYỀN ĐỘNG ĐIỆN 50 2 CHƯƠNG TRÌNH MÔN HỌC Tên môn học: TRUYỀN ĐỘNG ĐIỆN Mã môn học: MH 19 Thời gian thực hiện môn học: 60 giờ (Lý thuyết: 45 giờ, thực hành, thí nghiệm, thảoluận: 0 giờ, bài tập: 12 giờ, kiểm tra: 3 giờ). I. VỊ TRÍ, TÍNH CHẤT CỦA MÔN HỌC 1. Vị trí: Môn học này học sau các môn học, mô đun: mạch điện, trang bị điện, máyđiện. 2. Tính chất: là môn học cung cấp kiến thức về hệ thống truyền động điện, đọc hiểuvà xây dựng được các sơ đồ tự động dùng rờ le, contactor,...của hệ thống truyền động điện. II. MỤC TIÊU CỦA MÔN HỌC 1. Về kiến thức: - Nhận dạng được tổ hợp các thiết bị điện cơ trong hệ truyền động điện. - Trình bày được nguyên tắc và biện pháp điều khiển tốc độ của hệ truyền động điện. - Tính chọn được động cơ điện cho hệ truyền động không điều chỉnh. - Phân tích được cấu tạo, nguyên lý của một số thiết bị điển hình như: soft stater,inverter, các bộ biến đổi. 2. Về kỹ năng: - Kết nối mạch điều khiển tốc độ của các loại động cơ điện một chiều và xoay chiều. - Kết nối mạch điều khiển, vận hành hệ thống truyền động điện. - Tính toán các thông số k ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: