![Phân tích tư tưởng của nhân dân qua đoạn thơ: Những người vợ nhớ chồng… Những cuộc đời đã hóa sông núi ta trong Đất nước của Nguyễn Khoa Điềm](https://timtailieu.net/upload/document/136415/phan-tich-tu-tuong-cua-nhan-dan-qua-doan-tho-039-039-nhung-nguoi-vo-nho-chong-nhung-cuoc-doi-da-hoa-song-nui-ta-039-039-trong-dat-nuoc-cua-nguyen-khoa-136415.jpg)
Giáo trình Truyền thông đối ngoại: Phần 2
Số trang: 162
Loại file: pdf
Dung lượng: 2.80 MB
Lượt xem: 27
Lượt tải: 0
Xem trước 10 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Nối tiếp nội dung phần 1, phần 2 cuốn giáo trình "Truyền thông đối ngoại" trình bày các nội dung: Thực trạng công tác thông tin đối ngoại của Việt Nam từ năm 2010 đến nay; phương hướng và giải pháp nâng cao chất lượng công tác thông tin đối ngoại, truyền thông đối ngoại giai đoạn mới. Đây là tài liệu hữu ích, cung cấp những kiến thức, kỹ năng cơ bản cho người làm công tác truyền thông đối ngoại cũng như giảng viên và sinh viên chuyên ngành truyền thông đối ngoại.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Giáo trình Truyền thông đối ngoại: Phần 2 Chương IV HOẠT ĐỘNG TRUYỀN THÔNG ĐỐI NGOẠI CỦA ĐẠI SỨ QUÁN VIỆT NAM Ở NƯỚC NGOÀI VÀ MỘT SỐ KỸ NĂNG TÁC NGHIỆP Mục tiêu đào tạo - Cung cấp cho học viên những kiến thức tổng quát về hoạt động truyền thông đối ngoại của Đại sứ quán Việt Nam ở nước ngoài với sự phân công uyển chuyển, phù hợp với quân số, sở trường cán bộ, tầm quan trọng của địa bàn... - Phần cốt lõi, chủ yếu phân tích và luyện tập thực hành một cách sáng tạo một số kỹ năng chính để phục vụ truyền thông đối ngoại tại cơ quan đại diện ngoại giao Việt Nam ở nước ngoài. Trong khi thực hành, có lồng ghép với yêu cầu đánh giá, kết luận các chủ đề thảo luận. - Kết thúc Chương IV, người học sẽ nắm vững một số phương pháp, nguyên tắc xuyên suốt trong truyền thông đối ngoại để vận dụng nhuần nhuyễn vào các kỹ năng truyền thông đối ngoại hiệu quả, phục vụ công tác đối ngoại của cơ quan đại diện ngoại giao và của ngành chủ quản; tránh được các sai sót trong nghiệp vụ công tác. 227 I. PHƯƠNG PHÁP TRUYỀN THÔNG VÀ TRUYỀN THÔNG ĐỐI NGOẠI Trước khi nghiên cứu hoạt động thông tin đối ngoại của cơ quan đại diện ngoại giao Việt Nam ở nước ngoài với một số kỹ năng tác nghiệp thông dụng, tác giả không tập trung vào phần lý luận về truyền thông đã được nghiên cứu từ các chương trước, Chương này học viên sẽ tiếp cận theo hướng áp dụng các luận cứ về phương pháp truyền thông và thông tin đối ngoại, nguyên tắc truyền thông trong thông tin đối ngoại để giải quyết các vấn đề thực tiễn trong truyền thông đối ngoại. - Căn cứ vào phương thức tiến hành truyền thông: Với cách truyền thông khác nhau, có truyền thông trực tiếp và truyền thông gián tiếp. Tùy trường hợp sẽ phải dùng tới một trong hai phương pháp đó và có lúc kết hợp cả hai. Truyền thông trực tiếp: Có sự tiếp xúc trực tiếp mặt đối mặt giữa những người tham gia vào quá trình truyền thông bao gồm truyền thông 1 cá nhân - 1 cá nhân, truyền thông 1 cá nhân với 1 nhóm, truyền thông 1 nhóm với 1 nhóm khác... Truyền thông gián tiếp: là hoạt động truyền thông trong đó những chủ thể truyền thông không tiếp xúc trực tiếp với đối tượng tiếp nhận mà qua các phương tiện truyền thông khác như truyền hình, quảng cáo, sách báo, thư thông điệp, điện ảnh... 228 Như vậy, cán bộ chuyên trách truyền thông đối ngoại phải thành thạo các kỹ năng nói, viết, phân tích, tổng hợp, am hiểu các đối tượng công chúng để lựa chọn xây dựng thông điệp và cách thức, phương pháp chuyển tải phù hợp nhất. - Căn cứ vào phạm vi tham gia và chịu ảnh hưởng của truyền thông, có 4 loại: Truyền thông nội cá nhân: là quá trình truyền thông diễn ra trong mỗi cá nhân do tác động của môi trường bên ngoài. Trong truyền thông đối ngoại, phải chú ý tới môi trường xã hội như công luận, các yếu tố tâm lý xã hội có thể tác động trực tiếp hay gián tiếp đến chủ thể truyền thông đối ngoại thông qua gia đình, bạn bè, người thân. Truyền thông liên cá nhân: là một loại hoạt động truyền thông phổ biến nhất bao gồm hoạt động giao tiếp thường ngày của tất cả mọi người. Chủ thể truyền thông đối ngoại cần rèn luyện để có kỹ năng giao tiếp tốt, nhất là giao tiếp với người nước ngoài để có lợi cho công việc của mình. Đối với đối tượng xuất phát từ quốc gia đối địch phải cẩn trọng, giữ nguyên tắc, khi tiếp xúc nên có thêm đồng nghiệp hỗ trợ, cảnh giác đúng mực với giới truyền thông khi có họ tham gia. Truyền thông nhóm: là loại hoạt động truyền thông được thực hiện và tạo ảnh hưởng trong phạm vi từng nhóm nhỏ hoặc các nhóm xã hội cụ thể. “Buôn có bạn, bán có phường”, khi tác nghiệp, cán bộ truyền thông đối ngoại 229 luôn cần đến sự tương hỗ, giúp đỡ từ bạn bè qua thử thách, đã xây dựng thành “Net working” có thể tin cậy. Truyền thông đại chúng: đây là phương pháp truyền thông thông qua các phương tiện truyền thông đại chúng như internet, truyền hình, phát thanh, sách báo, quảng cáo, phim ảnh,... Là phương pháp truyền thông rộng rãi nhất nên chủ thể truyền thông đối ngoại cần tìm cho mình một sở trường để rèn giũa có thể sử dụng nhuần nhuyễn khi cần thiết. Ví dụ, người có tài ăn nói, tư duy nhanh nhạy, phản ứng chính xác, khi lên hình dễ gây thiện cảm thì có thể tham gia truyền thông đối ngoại trên phát thanh, truyền hình. Người giỏi viết báo, chụp ảnh thì nên dùng sách, báo, tạp chí để truyền thông điệp của mình. II. CÁC NGUYÊN TẮC TRUYỀN THÔNG CẦN LƯU Ý ĐỐI VỚI TRUYỀN THÔNG ĐỐI NGOẠI 1. Không thể rút lại hay đảo ngược thông điệp Trong mọi tình huống, không thể rút lại thông điệp đã gửi đi, chính vì thế không nên gửi một thông điệp gây phản cảm, tức giận, dễ hiểu lầm cho người nhận mà không cân nhắc trước hậu quả có thể xảy ra. Người xưa nói “Một lời đã trót nói ra. Dẫu rằng tứ mã khó mà đuổi theo”. Lời nói dù giao tiếp trực tiếp, gián tiếp hay đã qua quá trình “sản xuất” biến thành thông điệp qua kênh truyền thông hiện đại thì vẫn để lại hậu quả to 230 lớn. Không thể đảo ngược và không thể “rút lại” thông điệp đã phát đi vì thế chủ thể truyền thông đối ngoại luôn phải ghi nhớ điều này. Cũng chính vì lý do này nên cán bộ truyền thông đối ngoại cần luôn lên kế hoạch cẩn thận, chi tiết về các cuộc phỏng vấn hoặc những bài phát biểu trước công chúng, các bài tin cần đăng tải trên phương tiện thông tin đại chúng, internet và phương tiện truyền thông mới. 2. Không thể tránh được Trong xã hội, truyền thông là một quá trình liên tục tiếp diễn, không thể ngừng lại, như mạch máu truyền sự sống nuôi cơ thể. Quá trình truyền thông, giao tiếp xã hội xảy ra mọi lúc, kể cả khi chúng ta có muốn giao tiếp hay không, ví dụ trên đường phố đài truyền thanh phát tin; trên sân ga, sân bay có bảng tin, tivi đều được bật trong những thời gian nào đó để ai cũng có thể biết tin tức. Ngay cả khi không có, không cần dùng đến phương tiện ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Giáo trình Truyền thông đối ngoại: Phần 2 Chương IV HOẠT ĐỘNG TRUYỀN THÔNG ĐỐI NGOẠI CỦA ĐẠI SỨ QUÁN VIỆT NAM Ở NƯỚC NGOÀI VÀ MỘT SỐ KỸ NĂNG TÁC NGHIỆP Mục tiêu đào tạo - Cung cấp cho học viên những kiến thức tổng quát về hoạt động truyền thông đối ngoại của Đại sứ quán Việt Nam ở nước ngoài với sự phân công uyển chuyển, phù hợp với quân số, sở trường cán bộ, tầm quan trọng của địa bàn... - Phần cốt lõi, chủ yếu phân tích và luyện tập thực hành một cách sáng tạo một số kỹ năng chính để phục vụ truyền thông đối ngoại tại cơ quan đại diện ngoại giao Việt Nam ở nước ngoài. Trong khi thực hành, có lồng ghép với yêu cầu đánh giá, kết luận các chủ đề thảo luận. - Kết thúc Chương IV, người học sẽ nắm vững một số phương pháp, nguyên tắc xuyên suốt trong truyền thông đối ngoại để vận dụng nhuần nhuyễn vào các kỹ năng truyền thông đối ngoại hiệu quả, phục vụ công tác đối ngoại của cơ quan đại diện ngoại giao và của ngành chủ quản; tránh được các sai sót trong nghiệp vụ công tác. 227 I. PHƯƠNG PHÁP TRUYỀN THÔNG VÀ TRUYỀN THÔNG ĐỐI NGOẠI Trước khi nghiên cứu hoạt động thông tin đối ngoại của cơ quan đại diện ngoại giao Việt Nam ở nước ngoài với một số kỹ năng tác nghiệp thông dụng, tác giả không tập trung vào phần lý luận về truyền thông đã được nghiên cứu từ các chương trước, Chương này học viên sẽ tiếp cận theo hướng áp dụng các luận cứ về phương pháp truyền thông và thông tin đối ngoại, nguyên tắc truyền thông trong thông tin đối ngoại để giải quyết các vấn đề thực tiễn trong truyền thông đối ngoại. - Căn cứ vào phương thức tiến hành truyền thông: Với cách truyền thông khác nhau, có truyền thông trực tiếp và truyền thông gián tiếp. Tùy trường hợp sẽ phải dùng tới một trong hai phương pháp đó và có lúc kết hợp cả hai. Truyền thông trực tiếp: Có sự tiếp xúc trực tiếp mặt đối mặt giữa những người tham gia vào quá trình truyền thông bao gồm truyền thông 1 cá nhân - 1 cá nhân, truyền thông 1 cá nhân với 1 nhóm, truyền thông 1 nhóm với 1 nhóm khác... Truyền thông gián tiếp: là hoạt động truyền thông trong đó những chủ thể truyền thông không tiếp xúc trực tiếp với đối tượng tiếp nhận mà qua các phương tiện truyền thông khác như truyền hình, quảng cáo, sách báo, thư thông điệp, điện ảnh... 228 Như vậy, cán bộ chuyên trách truyền thông đối ngoại phải thành thạo các kỹ năng nói, viết, phân tích, tổng hợp, am hiểu các đối tượng công chúng để lựa chọn xây dựng thông điệp và cách thức, phương pháp chuyển tải phù hợp nhất. - Căn cứ vào phạm vi tham gia và chịu ảnh hưởng của truyền thông, có 4 loại: Truyền thông nội cá nhân: là quá trình truyền thông diễn ra trong mỗi cá nhân do tác động của môi trường bên ngoài. Trong truyền thông đối ngoại, phải chú ý tới môi trường xã hội như công luận, các yếu tố tâm lý xã hội có thể tác động trực tiếp hay gián tiếp đến chủ thể truyền thông đối ngoại thông qua gia đình, bạn bè, người thân. Truyền thông liên cá nhân: là một loại hoạt động truyền thông phổ biến nhất bao gồm hoạt động giao tiếp thường ngày của tất cả mọi người. Chủ thể truyền thông đối ngoại cần rèn luyện để có kỹ năng giao tiếp tốt, nhất là giao tiếp với người nước ngoài để có lợi cho công việc của mình. Đối với đối tượng xuất phát từ quốc gia đối địch phải cẩn trọng, giữ nguyên tắc, khi tiếp xúc nên có thêm đồng nghiệp hỗ trợ, cảnh giác đúng mực với giới truyền thông khi có họ tham gia. Truyền thông nhóm: là loại hoạt động truyền thông được thực hiện và tạo ảnh hưởng trong phạm vi từng nhóm nhỏ hoặc các nhóm xã hội cụ thể. “Buôn có bạn, bán có phường”, khi tác nghiệp, cán bộ truyền thông đối ngoại 229 luôn cần đến sự tương hỗ, giúp đỡ từ bạn bè qua thử thách, đã xây dựng thành “Net working” có thể tin cậy. Truyền thông đại chúng: đây là phương pháp truyền thông thông qua các phương tiện truyền thông đại chúng như internet, truyền hình, phát thanh, sách báo, quảng cáo, phim ảnh,... Là phương pháp truyền thông rộng rãi nhất nên chủ thể truyền thông đối ngoại cần tìm cho mình một sở trường để rèn giũa có thể sử dụng nhuần nhuyễn khi cần thiết. Ví dụ, người có tài ăn nói, tư duy nhanh nhạy, phản ứng chính xác, khi lên hình dễ gây thiện cảm thì có thể tham gia truyền thông đối ngoại trên phát thanh, truyền hình. Người giỏi viết báo, chụp ảnh thì nên dùng sách, báo, tạp chí để truyền thông điệp của mình. II. CÁC NGUYÊN TẮC TRUYỀN THÔNG CẦN LƯU Ý ĐỐI VỚI TRUYỀN THÔNG ĐỐI NGOẠI 1. Không thể rút lại hay đảo ngược thông điệp Trong mọi tình huống, không thể rút lại thông điệp đã gửi đi, chính vì thế không nên gửi một thông điệp gây phản cảm, tức giận, dễ hiểu lầm cho người nhận mà không cân nhắc trước hậu quả có thể xảy ra. Người xưa nói “Một lời đã trót nói ra. Dẫu rằng tứ mã khó mà đuổi theo”. Lời nói dù giao tiếp trực tiếp, gián tiếp hay đã qua quá trình “sản xuất” biến thành thông điệp qua kênh truyền thông hiện đại thì vẫn để lại hậu quả to 230 lớn. Không thể đảo ngược và không thể “rút lại” thông điệp đã phát đi vì thế chủ thể truyền thông đối ngoại luôn phải ghi nhớ điều này. Cũng chính vì lý do này nên cán bộ truyền thông đối ngoại cần luôn lên kế hoạch cẩn thận, chi tiết về các cuộc phỏng vấn hoặc những bài phát biểu trước công chúng, các bài tin cần đăng tải trên phương tiện thông tin đại chúng, internet và phương tiện truyền thông mới. 2. Không thể tránh được Trong xã hội, truyền thông là một quá trình liên tục tiếp diễn, không thể ngừng lại, như mạch máu truyền sự sống nuôi cơ thể. Quá trình truyền thông, giao tiếp xã hội xảy ra mọi lúc, kể cả khi chúng ta có muốn giao tiếp hay không, ví dụ trên đường phố đài truyền thanh phát tin; trên sân ga, sân bay có bảng tin, tivi đều được bật trong những thời gian nào đó để ai cũng có thể biết tin tức. Ngay cả khi không có, không cần dùng đến phương tiện ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Giáo trình Truyền thông đối ngoại Truyền thông đối ngoại Thông tin đối ngoại Công tác thông tin đối ngoại Nhân viên truyền thông đối ngoạiTài liệu liên quan:
-
Tổng quan về báo chí & Thông tin đối ngoại
8 trang 38 0 0 -
Sử dụng báo chí ngoại giao trong công tác thông tin đối ngoại của Hồ Chí Minh tại Tuyên Quang
7 trang 37 0 0 -
Giáo trình Truyền thông đối ngoại: Phần 1
228 trang 32 0 0 -
Nghị quyết số 47/NQ-CP năm 2024
14 trang 21 0 0 -
7 trang 20 0 0
-
225 trang 20 0 0
-
Quyết định 27/2019/QĐ-UBND tỉnh Hưng Yên
13 trang 19 0 0 -
27 trang 17 0 0
-
3 trang 17 0 0
-
9 trang 16 0 0