Giáo trình Văn hóa doanh nghiệp: Phần 1 - PGS.TS. Đỗ Thị Phi Hoài
Số trang: 177
Loại file: pdf
Dung lượng: 1.08 MB
Lượt xem: 16
Lượt tải: 0
Xem trước 10 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Giáo trình Văn hóa doanh nghiệp: Phần 1 cung cấp cho người đọc những kiến thức như: tổng quan về văn hóa và văn hóa doanh nghiệp; các dạng văn hóa doanh nghiệp; đạo đức kinh doanh. Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Giáo trình Văn hóa doanh nghiệp: Phần 1 - PGS.TS. Đỗ Thị Phi Hoài BỘ TÀI CHÍNH HỌC VIỆN TÀI CHÍNH PGS.TS. Đỗ Thị Phi Hoài GIÁO TRÌNH VĂN HÓA DOANH NGHIỆP NHÀ XUẤT BẢN TÀI CHÍNH 1 2 LỜI NÓI ĐẦU Hội nhập kinh tế quốc tế đã mang lại cơ hội cho các doanh nghiệp Việt Nam cùng với những khó khăn thử thách đòi hỏi các doanh nghiệp phải nhanh chóng thay đổi, định hình phong cách, bản sắc của mình. Các triết lý, quy tắc và phương pháp phù hợp với xu hướng có ý nghĩa quan trọng không chỉ giúp giải quyết những vấn đề về quản lý mà còn để hạn chế việc phải khắc phục những hậu quả của các quyết định sai lầm có thể mắc phải. Đó chính là quá trình xây dựng văn hóa doanh nghiệp. Văn hóa doanh nghiệp trở thành giá trị cốt lõi để xác định thương hiệu doanh nghiệp, thương hiệu hàng hóa. Việc xây dựng văn hóa doanh nghiệp trở nên cần thiết hơn bao giờ hết để các doanh nghiệp phát triển bền vững. Môn học Văn hóa doanh nghiệp cần được đưa vào giảng dạy ở các trường đại học, cao đẳng khối kinh tế nói chung và Học viện Tài chính nói riêng. Thực hiện chủ trương đổi mới mục tiêu đào tạo, nội dung, chương trình, giáo trình của Bộ Giáo dục và Đào tạo và của Học viện Tài chính; được sự đồng ý của Hội đồng Khoa học Học viện, chúng tôi biên soạn giáo trình Văn hóa doanh nghiệp nhằm đáp ứng yêu cầu đào tạo. Cuốn sách cũng là tài liệu bổ ích giúp các doanh nghiệp xây dựng văn hóa doanh nghiệp của riêng mình. Với mục tiêu trên, giáo trình Văn hóa doanh nghiệp được biên soạn thành 5 chương với những nội dung chính như sau: Chương 1: Trình bày những kiến thức tổng quan về văn hóa và văn hóa doanh nghiệp: Khái niệm, các yếu tố cấu thành, những nét đặc trưng của văn hóa; các mức độ văn hóa doanh nghiệp, tác động của văn hóa doanh nghiệp và sự hình thành văn hóa doanh nghiệp. Chương 2: Trình bày các dạng văn hóa doanh nghiệp: Các biểu hiện, cách phân loại văn hóa doanh nghiệp và nhận dạng văn hóa doanh nghiệp. 3 Chương 3: Trình bày tổng quan về đạo đức kinh doanh: Khái niệm, vai trò của đạo đức kinh doanh trong quản trị doanh nghiệp; các biểu hiện của đạo đức kinh doanh và xây dựng đạo đức kinh doanh. Chương 4: Trình bày những nội dung cơ bản về văn hóa doanh nhân: Khái niệm, vai trò của doanh nhân và một số quan điểm trong cách nhìn nhận của xã hội đối với doanh nhân; những lý luận cơ bản về văn hóa doanh nhân và hệ thống tiêu chuẩn đánh giá văn hóa doanh nhân. Chương 5: Việc nghiên cứu văn hóa doanh nghiệp, doanh nhân và đạo đức kinh doanh để được vận dụng trong các hoạt động kinh doanh. Đó là, văn hóa ứng xử trong nội bộ doanh nghiệp, trong xây dựng và phát triển thương hiệu, trong hoạt động marketing, trong đàm phán và thương lượng, trong định hướng tới khách hàng. Cuốn sách do PGS., TS. Đỗ Thị Phi Hoài làm chủ biên. Tham gia biên soạn là các giảng viên Khoa Quản trị Kinh doanh - Học viện Tài chính gồm Th.S Đỗ Khắc Hưởng và Th.S Lê Việt Anh. Trong quá trình biên soạn và hoàn thành cuốn sách các tác giả đã nghiên cứu, tham khảo nhiều tài liệu trong và ngoài nước về vấn đề văn hóa doanh nghiệp, về đạo đức kinh doanh và văn hóa trong các hoạt động của doanh nghiệp để đảm bảo chất lượng khoa học cao nhất. Tuy nhiên, đây là giáo trình lần đầu biên soạn và môn học mới được đưa vào giảng dạy tại Học viện nên cuốn sách không thể tránh khỏi những thiếu sót nhất định. Học viện Tài chính và tập thể tác giả mong nhận được nhiều ý kiến đóng góp chân thành của bạn đọc để cuốn sách ngày càng bổ ích hơn cho sinh viên và bạn đọc. Hà Nội, tháng 5 năm 2011 PGS, TS. Đỗ Thị Phi Hoài 4 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ VĂN HÓA VÀ VĂN HÓA DOANH NGHIỆP Mục tiêu chính: Sau khi học xong Chương 1, sinh viên sẽ nắm được những nội dung chính như sau: - Nắm được những kiến thức chung về văn hóa và văn hóa doanh nghiệp; - Hiểu được những tác động của văn hóa doanh nghiệp đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp; - Nắm được sự phát triển của văn hóa doanh nghiệp qua từng thời kỳ; - Nắm rõ được những tác động của sự thay đổi văn hóa doanh nghiệp đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. 1. Khái quát về văn hóa 1.1. Khái niệm Văn hóa gắn liền với sự ra đời của nhân loại. Phạm trù văn hóa rất đa dạng và phức tạp. Nó là một khái niệm có rất nhiều nghĩa được dùng để chỉ những khái niệm có nội hàm khác nhau về đối tượng, tính chất, và hình thức biểu hiện. - Theo nghĩa gốc của từ Ở phương Tây, văn hóa - culture (trong tiếng Anh, tiếng Pháp) hay kultur (tiếng Đức)… đều xuất xứ từ chữ Latinh - cultus có nghĩa là khai hoang, trồng trọt, trông nom cây lương thực. Sau đó từ cultus được mở rộng nghĩa, dùng trong lĩnh vực xã hội chỉ sự vun trồng, giáo dục, đào tạo và phát triển mọi khả năng của con người. 5 Ở Phương Đông, trong tiếng Hán cổ, từ văn hóa bao hàm ý nghĩa “văn” là vẻ đẹp của nhân tính, cái đẹp của tri thức, trí tuệ con người có thể đạt được bằng sự tu ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Giáo trình Văn hóa doanh nghiệp: Phần 1 - PGS.TS. Đỗ Thị Phi Hoài BỘ TÀI CHÍNH HỌC VIỆN TÀI CHÍNH PGS.TS. Đỗ Thị Phi Hoài GIÁO TRÌNH VĂN HÓA DOANH NGHIỆP NHÀ XUẤT BẢN TÀI CHÍNH 1 2 LỜI NÓI ĐẦU Hội nhập kinh tế quốc tế đã mang lại cơ hội cho các doanh nghiệp Việt Nam cùng với những khó khăn thử thách đòi hỏi các doanh nghiệp phải nhanh chóng thay đổi, định hình phong cách, bản sắc của mình. Các triết lý, quy tắc và phương pháp phù hợp với xu hướng có ý nghĩa quan trọng không chỉ giúp giải quyết những vấn đề về quản lý mà còn để hạn chế việc phải khắc phục những hậu quả của các quyết định sai lầm có thể mắc phải. Đó chính là quá trình xây dựng văn hóa doanh nghiệp. Văn hóa doanh nghiệp trở thành giá trị cốt lõi để xác định thương hiệu doanh nghiệp, thương hiệu hàng hóa. Việc xây dựng văn hóa doanh nghiệp trở nên cần thiết hơn bao giờ hết để các doanh nghiệp phát triển bền vững. Môn học Văn hóa doanh nghiệp cần được đưa vào giảng dạy ở các trường đại học, cao đẳng khối kinh tế nói chung và Học viện Tài chính nói riêng. Thực hiện chủ trương đổi mới mục tiêu đào tạo, nội dung, chương trình, giáo trình của Bộ Giáo dục và Đào tạo và của Học viện Tài chính; được sự đồng ý của Hội đồng Khoa học Học viện, chúng tôi biên soạn giáo trình Văn hóa doanh nghiệp nhằm đáp ứng yêu cầu đào tạo. Cuốn sách cũng là tài liệu bổ ích giúp các doanh nghiệp xây dựng văn hóa doanh nghiệp của riêng mình. Với mục tiêu trên, giáo trình Văn hóa doanh nghiệp được biên soạn thành 5 chương với những nội dung chính như sau: Chương 1: Trình bày những kiến thức tổng quan về văn hóa và văn hóa doanh nghiệp: Khái niệm, các yếu tố cấu thành, những nét đặc trưng của văn hóa; các mức độ văn hóa doanh nghiệp, tác động của văn hóa doanh nghiệp và sự hình thành văn hóa doanh nghiệp. Chương 2: Trình bày các dạng văn hóa doanh nghiệp: Các biểu hiện, cách phân loại văn hóa doanh nghiệp và nhận dạng văn hóa doanh nghiệp. 3 Chương 3: Trình bày tổng quan về đạo đức kinh doanh: Khái niệm, vai trò của đạo đức kinh doanh trong quản trị doanh nghiệp; các biểu hiện của đạo đức kinh doanh và xây dựng đạo đức kinh doanh. Chương 4: Trình bày những nội dung cơ bản về văn hóa doanh nhân: Khái niệm, vai trò của doanh nhân và một số quan điểm trong cách nhìn nhận của xã hội đối với doanh nhân; những lý luận cơ bản về văn hóa doanh nhân và hệ thống tiêu chuẩn đánh giá văn hóa doanh nhân. Chương 5: Việc nghiên cứu văn hóa doanh nghiệp, doanh nhân và đạo đức kinh doanh để được vận dụng trong các hoạt động kinh doanh. Đó là, văn hóa ứng xử trong nội bộ doanh nghiệp, trong xây dựng và phát triển thương hiệu, trong hoạt động marketing, trong đàm phán và thương lượng, trong định hướng tới khách hàng. Cuốn sách do PGS., TS. Đỗ Thị Phi Hoài làm chủ biên. Tham gia biên soạn là các giảng viên Khoa Quản trị Kinh doanh - Học viện Tài chính gồm Th.S Đỗ Khắc Hưởng và Th.S Lê Việt Anh. Trong quá trình biên soạn và hoàn thành cuốn sách các tác giả đã nghiên cứu, tham khảo nhiều tài liệu trong và ngoài nước về vấn đề văn hóa doanh nghiệp, về đạo đức kinh doanh và văn hóa trong các hoạt động của doanh nghiệp để đảm bảo chất lượng khoa học cao nhất. Tuy nhiên, đây là giáo trình lần đầu biên soạn và môn học mới được đưa vào giảng dạy tại Học viện nên cuốn sách không thể tránh khỏi những thiếu sót nhất định. Học viện Tài chính và tập thể tác giả mong nhận được nhiều ý kiến đóng góp chân thành của bạn đọc để cuốn sách ngày càng bổ ích hơn cho sinh viên và bạn đọc. Hà Nội, tháng 5 năm 2011 PGS, TS. Đỗ Thị Phi Hoài 4 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ VĂN HÓA VÀ VĂN HÓA DOANH NGHIỆP Mục tiêu chính: Sau khi học xong Chương 1, sinh viên sẽ nắm được những nội dung chính như sau: - Nắm được những kiến thức chung về văn hóa và văn hóa doanh nghiệp; - Hiểu được những tác động của văn hóa doanh nghiệp đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp; - Nắm được sự phát triển của văn hóa doanh nghiệp qua từng thời kỳ; - Nắm rõ được những tác động của sự thay đổi văn hóa doanh nghiệp đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. 1. Khái quát về văn hóa 1.1. Khái niệm Văn hóa gắn liền với sự ra đời của nhân loại. Phạm trù văn hóa rất đa dạng và phức tạp. Nó là một khái niệm có rất nhiều nghĩa được dùng để chỉ những khái niệm có nội hàm khác nhau về đối tượng, tính chất, và hình thức biểu hiện. - Theo nghĩa gốc của từ Ở phương Tây, văn hóa - culture (trong tiếng Anh, tiếng Pháp) hay kultur (tiếng Đức)… đều xuất xứ từ chữ Latinh - cultus có nghĩa là khai hoang, trồng trọt, trông nom cây lương thực. Sau đó từ cultus được mở rộng nghĩa, dùng trong lĩnh vực xã hội chỉ sự vun trồng, giáo dục, đào tạo và phát triển mọi khả năng của con người. 5 Ở Phương Đông, trong tiếng Hán cổ, từ văn hóa bao hàm ý nghĩa “văn” là vẻ đẹp của nhân tính, cái đẹp của tri thức, trí tuệ con người có thể đạt được bằng sự tu ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Giáo trình Văn hóa doanh nghiệp Văn hóa doanh nghiệp Đạo đức kinh doanh Yếu tố cấu thành văn hóa Phân loại văn hóa doanh nghiệp Nhận dạng văn hóa doanh nghiệpGợi ý tài liệu liên quan:
-
Bài tiểu luận: Đạo đức kinh doanh và trách nhiệm xã hội của Tập đoàn TH True Milk
28 trang 812 2 0 -
63 trang 287 0 0
-
Chuyên đề Trách nhiệm xã hội: Trách nhiệm xã hội doanh nghiệp tại Công ty CP NANO
23 trang 238 0 0 -
Giáo trình Nghệ thuật đàm phán trong kinh doanh - PGS.TS. Đoàn Thị Hồng Vân
22 trang 215 0 0 -
Tiểu luận giao tiếp trong kinh doanh: Nghiên cứu môi trường văn hóa Trung Quốc
30 trang 169 0 0 -
49 trang 161 0 0
-
Bài giảng Văn hóa doanh nghiệp - Vũ Hữu Kiên
88 trang 159 3 0 -
Đề cương chi tiết học phần: Văn hoá kinh doanh - ĐH Kinh tế-Kỹ thuật Công nghiệp
13 trang 157 0 0 -
Khoá luận tốt nghiệp: Xây dựng kế hoạch truyền thông cho công ty cổ phần MISA
98 trang 149 0 0 -
Tiểu luận Văn hoá doanh nghiệp: Phân tích biểu hiện văn hoá doanh nghiệp trong tập đoàn FPT
19 trang 135 0 0