Danh mục

Giáo trình Văn học trung đại Việt Nam: Phần 1

Số trang: 54      Loại file: pdf      Dung lượng: 420.17 KB      Lượt xem: 12      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Phí tải xuống: 36,000 VND Tải xuống file đầy đủ (54 trang) 0
Xem trước 6 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

 Giáo trình Văn học trung đại Việt Nam: Phần 1 cung cấp cho bạn đọc một số vấn đề chung về văn học trung đại Việt Nam,  khái quát văn học Lý - Trần,  về tác phẩm “Hịch tướng sĩ” của Trần Quốc Tuấn, khái quát văn học thế kỷ XV, Nguyễn Trãi  - cuộc đời và sự nghiệp,... Đây là tài liệu học tập, tham khảo hữu ích cho sinh viên chuyên ngành Sư phạm Văn và những ngành có liên quan.

 

 

 

 


Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Giáo trình Văn học trung đại Việt Nam: Phần 1 Giáo trình Văn học Trung đại Việt Nam Chương I: MỘT SỐ VẤN ÐỀ CHUNG VỀ VĂN HỌC TRUNG ÐẠI VIỆT NAM I. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU VĂN HỌC TRUNG ĐẠI Xét trong toàn bộ tiến trình văn học dân tộc, văn học trung đại Việt Nam có một vị trí đặc biệt quan trọng, bởi, suốt hàng nghìn năm phát triển, văn học trung đại đã phản ánh được đất nước Việt, con người Việt, đồng thời là ý thức của người Việt về tổ quốc, dân tộc. Nền văn học ấy đã nảy sinh từ chính quá trình đấu tranh dựng nước, giữ nước vĩ đại của dân tộc, đồng thời lại là sức mạnh tham gia vào quá trình đấu tranh này. Chính từ văn học trung đại, những truyền thống lớn trong văn học dân tộc đã hình thành, phát triển và ảnh hưởng rất rõ đến sự vận động của văn học hiện đại. Vì lẽ đó, nghiên cứu văn học trung đại nhằm mục đích: - Tìm về với quá khứ hào hùng của dân tộc trong một nghìn năm dựng nước và giữ nước - Nâng cao lòng tự hào về truyền thống văn hóa của dân tộc - Tìm hiểu những nét đặc sắc trong đời sống vật chất và tinh thần của người Ðại Việt xa xưa - Góp phần lý giải các quy luật phát triển của văn học dân tộc. II. NHỮNG YÊU CẦU CÓ TÍNH PHƢƠNG PHÁP LUẬN KHI NGHIÊN CỨU VHTĐ - Phải đảm bảo yêu cầu trung thực, khách quan, không võ đoán, phiến diện. - Phải có lượng kiến thức phong phú về ngôn ngữ, triết học, sử học.. đặc biệt là những hiểu biết về lịch sử và văn chương Trung Quốc. - Phải đặt văn học trung đại trong mối quan hệ với văn học dân gian và văn học hiện đại để tìm ra sự kế thừa, phát triển. III. NHỮNG KHÓ KHĂN KHI NGHIÊN CỨU VĂN HỌC TRUNG ĐẠI - Kho tàng VHTÐ đã mất mát khá nhiều theo thời gian do nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan: + Do chiến tranh, loạn lạc, sách vở bị thiêu hủy. + Do các vụ án chính trị có dính dáng đến các nho sĩ quan liêu, lực lượng sáng tác chủ yếu của văn học trung đại. + Do công tác bảo tồn, sưu tầm tư liệu chưa được quan tâm đúng mức. - Một số tác phẩm chưa xác định được thời điểm ra đời, tác giả, tính chính xác của văn bản.. - Việc tiếp cận, đánh giá tác phẩm khó tránh khỏi suy diễn, áp đặt do thiếu tư liệu để kiểm chứng. IV. CƠ SỞ HỆ Ý THỨC VÀ QUAN ĐIỂM SÁNG TÁC 1.Cơ sở hệ ý thức: VHTÐ được sáng tác dựa trên cơ sở hệ ý thức Nho- Phật- Lão, chủ yếu là đạo Nho. Ảnh hưởng của các học thuyết triết học này đã dẫn đến việc hình thành những nét đặc thù trong quan niệm của con người trung đại về: + Bản chất của vũ trụ http://diendankienthuc.net 1 Thandieu2 _ Sưu tầm Giáo trình Văn học Trung đại Việt Nam + Không gian và thời gian + Thiên nhiên + Con người Những quan niệm này có quan hệ đến việc hình thành những đặc trưng về nội dung và hình thức nghệ thuật của văn chương trung đại. Vì vậy, muốn lý giải những vấn đề thuộc về bản chất của văn chương trung đại, cái hay, cái đẹp của các tác phẩm thời trung đại, tất yếu, phải dựa trên cơ sở những quan niệm nghệ thuật đặc thù về thế giới và đời sống con người ở thời kỳ trung đại. 2. Về quan niệm sáng tác Văn học viết là sản phẩm của trí thức dân tộc. Ngày xưa, các tầng lớp trí thức luôn chịu ảnh hưởng rõ rệt của Nho học. Từ lâu, Nho gia đã gắn văn với đạo: Văn sở dĩ tải đạo dã. Chu Ðôn Di đời Tống, qua nhận định của mình, thừa nhận một quan niệm rất quan trọng của rất nhiều thế hệ Nho gia trước đó về tính chất và ý nghĩa của văn học. Quan niệm này coi văn là cái hình thức, cái để chứa, để chuyên chở đạo lý. Vì vậy, đạo mới chính là nội dung. Mệnh đề văn dĩ tải đạo và thi ngôn chí có thể khái quát được một cách căn bản quan niệm sáng tác của các nhà văn thời trung đại. Người xưa đời hỏi tác phẩm phải thực sự chân thành, văn học phải là tiếng nói phát ra từ đáy lòng nhưng nội dung đó phải được thống nhất trong một hình thức đẹp để phục vụ, làm cho nội dung thêm hay. Do nhận thức rằng văn là dùng để biểu hiện các chân lý phổ biến, là hình thức đẹp để chuyển tải nội dung đi xa (Ngôn nhi vô văn, hành chi bất viễn- Khổng Tử) nên ở thời kỳ trung đại, phạm vi của văn học được quan niệm rất rộng. Từ công việc chép sử, luận triết học, viết chiếu, chế, biểu, cáo, hịch,.. đều trau chuốt hình thức câu văn sao cho ý đẹp lời hay. Văn dùng để chuyên chở đạo lý nên người xưa rất xem trọng văn chương. Nó có chức năng giáo hóa (giáo dục, làm thay đổi nhân cách của con người theo hướng tốt đẹp hơn) và di dưỡng tính tình (giúp bản thân nhà văn thanh lọc tâm hồn, bày tỏ tâm sự trung quân ái quốc, nuôi dưỡng nhân cách người quân tử). Nhìn chung, quan niệm Văn chở đạo ảnh hưởng rất rõ đến mục đích viết văn, phạm vi đề tài, hình thức thể hiện. Tuy nhiên, càng tách rời khỏi giáo điều Nho gia, càng gần với thực tế cuộc sống dân tộc, các tác giả trung đại càng phát huy được mặt tích cực của quan niệm đó. Xu hướng này thể hiện rất rõ trong suốt chiều dài phát triển của VHTÐ. V. PHÂN KỲ LỊCH SỬ VHTĐ Lịch sử văn học luôn quan hệ mật thiết với vận mệnh dân tộc, đến cuộc ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: