Danh mục

Giáo trình Vận tải mỏ: Phần 1 - Trường ĐH Công nghiệp Quảng Ninh

Số trang: 70      Loại file: pdf      Dung lượng: 2.84 MB      Lượt xem: 7      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 7,000 VND Tải xuống file đầy đủ (70 trang) 0
Xem trước 7 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Phần 1 của giáo trình "Vận tải mỏ" cung cấp cho học viên những nội dung về: vị trí, nhiệm vụ, đặc điểm, yêu cầu của công tác vận tải mỏ; vận tải bằng trọng lực; vận tải bằng máng cào; vận tải bằng băng tải; vận tải bằng đường sắt;... Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Giáo trình Vận tải mỏ: Phần 1 - Trường ĐH Công nghiệp Quảng Ninh BỘ CÔNG THƢƠNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP QUẢNG NINH Phạm Ngọc Huynh Nguyễn Đình Gián Giáo trình VẬN TẢI MỎ (Lưu hành nội bộ) Dùng cho bậc Đại học - Ngành Khai thác Mỏ Quảng Ninh - Năm 2012 1 LỜI NÓI ĐẦU Giáo trình “Vận tải mỏ” (lƣu hành nội bộ) dùng cho đào tạo bậc Đại học ngành Khai thác mỏ hầm lò tại trƣờng Đại học Công Nghiệp Quảng Ninh. Giáo trình này dùng làm tài liệu giảng dạy cho các giảng viên và làm tài liệu học tập, tham khảo, nghiên cứu khoa học cho sinh viên ngành khai thác mỏ và các ngành khác có liên quan. Trong quá trình biên soạn chúng tôi đã bám sát vào chƣơng trình đào tạo, đề cƣơng chi tiết của học phần đã đƣợc phê duyệt. Với kinh nghiệm trên một chục năm đào tạo của các giảng viên trong và ngoài bộ môn Khai thác hầm lò cùng tham gia giảng dạy học phần này, đã tham khảo ý kiến của các chuyên gia giàu kinh nghiệm trong thực tế và tham khảo các tài liệu của những tác giả đi trƣớc ở trong và ngoài nƣớc cập nhật các Văn bản Thông tƣ hƣớng dẫn của Cơ quan có thẩm quyền Nhà nƣớc. Nội dung chính của giáo trình gồm có 9 chƣơng: Chương 1: Mở đầu. Chương 2: Vận tải bằng trọng lực Chương 3: Vận tải bằng máng cào Chương 4: Vận tải bằng băng tải Chương 5: Vận tải bằng đƣờng sắt Chương 6: Vận tải bằng tời trục Chương 7: Vận tải bằng trục tải Chương 8: Vận tải bằng Ôtô Chương 9: Các thiết bị phối hợp Trong mỗi chƣơng thể hiện đƣợc ƣu nhƣợc điểm, phạm vi ứng dụng của từng thiết bị vận tải. Các cơ sở tính toán để có thể lựa chọn đƣợc thiết bị vận tải cho từng điều kiện cụ thể. Để hoàn thành giáo trình này chúng tôi xin chân thành cảm ơn sự đóng góp ý kiến các giảng viên trong Bộ môn Khai thác hầm lò và các giảng viên đã tham gia giảng dậy học phần. Do biên soạn lần đầu tiên chắc chắn còn nhiều thiếu sót về nội dung, cấu trúc, quan điểm khoa học, chế bản và ấn loát, rất mong nhận đƣợc sự đóng góp của các bạn đọc để đƣợc chỉnh biên, sửa chữa trong lần tái bản về sau đƣợc hoàn chỉnh hơn (các ý kiến đóng góp xin gửi về Bộ môn Khai thác Hầm lò, Khoa Mỏ và Công trình, Trƣờng Đại học Công nghiệp Quảng Ninh). Chúng tôi xin chân thành cảm ơn và tiếp thu ý kiến góp ý hữu ích của độc giả! Quảng Ninh, ngày 06 tháng 6 năm 2012 Nhóm tác giả 2 Chương 1 Mở Đầu 1.1. Vị trí, nhiệm vụ, đặc điểm, yêu cầu của công tác vận tải mỏ 1.1.1. Vị trí của công tác vận tải Vận tải là một khâu phục vụ sản xuất quan trọng trong dây chuyền công nghệ khai thác mỏ, nó có một vị trí đặc biệt quan trọng trong dây chuyền khai thác (nó quyết định tới năng suất lao động và sản lƣợng của mỏ). Là cầu nối giữa khai thác, chế biến và tiêu thụ sản phẩm. Qua thực tế sản xuất ở các mỏ cho thấy số lƣợng công nhân phục vụ cho công tác vận tải chiếm từ 40  50% số công nhân trực tiếp sản xuất. Chi phí vận tải chiếm 30  40% giá thành sản phẩm. Công tác vận tải nhằm mục đích đảm bảo cho sản xuất liên tục, tạo điều kiện cho sản xuất phát triển, giải phóng sức lao động trên cơ sở cơ khí hoá, tự động hoá, đổi mới công nghệ, áp dụng các công nghệ vận tải tiên tiến. Điều đó nói lên ý nghĩa to lớn của việc lựa chọn đúng đắn quy trình công nghệ vận tải và sử dụng có hiệu quả năng lực của các thiết bị đó. 1.1.2. Nhiệm vụ của công tác vận tải Vận tải khoáng sản từ nơi sản xuất đến nhà máy sàng tuyển, kho bãi hoặc các nơi tiêu thụ. Chở đất đá từ các đƣờng lò khi đào, từ mỏ lộ thiên, các nhà máy tuyển đƣa ra bãi thải hoặc nơi sử dụng. Chở nguyên vật liệu, thiết bị từ ngoài vào vị trí sản xuất, từ nơi sản xuất này đến nơi sản xuất khác hoặc ra ngoài. Chở ngƣời từ ngoài vào các vị trí làm việc và ngƣợc lại hoặc từ vị trí làm việc này đến vị trí làm việc khác. 1.1.3. Đặc điểm của công tác vận tải Các thiết bị làm việc trong điều kiện hết sức khó khăn, vị trí, không gian vận tải chật hẹp, thƣờng xuyên thay đổi theo các mặt công tác, tuyến vận tải (quanh co, lên xuống, nhiều nhánh, nhiều điểm dỡ và chất tải trung gian…) làm hạn chế năng lực và khả năng đồng bộ hoá - cơ giới hoá thiết bị vận tải. Vật liệu vận tải có tính mài mòn mạnh, nhiệt độ, độ ẩm của môi trƣờng cao, nƣớc mỏ có tính ăn mòn, môi trƣờng vận tải có khí độc, khí nổ hàm lƣợng lớn. Khối lƣợng vật liệu vận tải không liên tục, có tính chu kỳ, chờ đợi nên dễ gây ra hiện tƣợng quá tải và sự cố kỹ thuật, diện vận tải rộng. Vận chuyển nhiều loại vật liệu khác nhau về qui cách và phẩm chất. Cƣờng độ vận tải mang tính thời gian nên dễ quá tải và sự cố. 1.1.4. Yêu cầu của công tác vận tải Công tác vận tải nó quyết định tới sản lƣợng của mỏ, năng suất lao động của công nhân, khi tổ chức không hợp lý có thể dẫn tới ách tắc sản xuất, ảnh hƣởng tới dây chuyền sản xuất chung của cả mỏ. Vì vậy cần tổ chức vận tải phải khoa học, hợp lý hạn chế sự lãng phí về sức ngƣời, nâng cao hiệu quả sử dụng thiết bị. Khi lựa chọn thiết bị vận tải cần lựa chọn loại thiết bị có kích thƣớc nhỏ gọn, có độ bền cao đối với điều kiện môi trƣờng mỏ, đảm bảo an toàn khi sử dụng, có khả năng phòng nổ, dễ tháo lắp thay thế, sử dụng dễ dàng. Có khả năng đồng bộ hoá, cơ giới hoá hệ thống vận tải, cũng nhƣ là với công nghệ khai thác tiên tiến của mỏ. Vốn đầu tƣ không quá lớn. 3 1.2. Vật liệu vận tải Trong khai thác mỏ, vật liệu vận tải đƣợc chia làm hai dạng: ở thể tơi vụn (khoáng sản có ích, đất đá thải, vật liệu xây dựng...) và ở thể nguyên khối (máy móc thiết bị, vật liệu chống lò và một số loại vật li ...

Tài liệu được xem nhiều: