Danh mục

Giáo trình về kinh tế xây dựng - Chương 8

Số trang: 22      Loại file: pdf      Dung lượng: 509.68 KB      Lượt xem: 15      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Phí tải xuống: 3,000 VND Tải xuống file đầy đủ (22 trang) 0
Xem trước 3 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ, SO SÁNH PHƯƠNG ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG ĐÔ THỊ 8.1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ ĐẦU TƯ XÂY DỰNG VÀ CƠ SỞ KINH TẾ TRONG THIẾT KẾ QUY HOẠCH ĐÔ THỊ. 8.1.1. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG: 1. Khái niệm về đầu tư xây dựng đô thị: Đầu tư xây dựng đô thị là việc sử dụng nguồn vốn vào việc xây dựng các cơ sở hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội trong các khu vực đô thị nhằm đạt được mục đích phục vụ sinh hoạt vật chất và tinh thần của...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Giáo trình về kinh tế xây dựng - Chương 8 PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ, SO SÁNH Chương 8: (10 tiết) PHƯƠNG ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG ĐÔ THỊ 8.1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ ĐẦU TƯ XÂY DỰNG VÀ CƠ SỞ KINH TẾ TRONG THIẾT KẾ QUY HOẠCH ĐÔ THỊ. 8.1.1. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG: 1. Khái niệm về đầu tư xây dựng đô thị: Đầu tư xây dựng đô thị là việc sử dụng nguồn vốn vào việc xây dựng các cơ sở hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội trong các khu vực đô thị nhằm đạt được mục đích phục vụ sinh hoạt vật chất và tinh thần của cư dân đô thị ngày càng tốt hơn, đồng thời kết hợp với mục đích phát triển sản xuất và kinh doanh có lãi. Theo nghĩa rộng hơn, đầu tư xây dựng đô thị còn bao gồm cả đầu tư xây dựng các công trình sản xuất và dịch vụ khác. 2. Các đối tượng cần đầu tư xây dựng trong đô thị: Trong quá trình hình thành đô thị có rất nhiều công trình cần được đầu tư xây dựng. Các công trình trong đô thị phần lớn mang tính chất phục vụ lợi ích công cộng, một số công trình kết hợp kinh doanh như: dịch vụ thương mại, thể dục-thể thao, vui chơi-giải trí. Trong nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung, hầu hết các công trình phục vụ công cộng đều là đối tượng do Nhà Nước đầu tư. Hiện nay chuyển sang cơ chế thị trường, Nhà Nước chủ trương xã hội hoá đầu tư các công trình phục vụ công cộng trong thành phố. Đồng thời khuyến kích các nhà đầu tư bỏ vốn vào các công trình phục vụ công cộng với điều kiện kinh doanh có lãi như các công trình dịch vụ thương mại, thể dục-thể thao, vui chơi-giải trí và một số lãnh vức công nghiệp phù hợp. Các đối tượng chủ yếu cần thiết phải đầu tư trong đô thị bên cạnh các cơ sở công nghiệp và dịch vụ có tính chất kinh doanh là hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội. a. Cơ sở hạ tầng kỹ thuật bao gồm: - Hệ thống đường giao thông đối nội và đối ngoại. - Các phương tiện giao thông vận tải hàng hóa và hành khách. - Hệ thống các công trình cấp điện đô thị. - Hệ thống kinh doanh nước sạch. - Hệ thống thoát nướcthải. - Hệ thống các công trình bưu chính viễn thông. - Hệ thống các công trình kỹ thuật bảo vệ môi trường. - Hệ thống kho tàng, bến cảng, sân bay. - Các cơ sở hạ tầng kỹ thuật khác. b. Cơ sở hạ tầng xã hội bao gồm: - Các khu nhà ở. - Trụ sở các cơ quan hành chính sự nghiệp. - Các cơ sở giáo dục, đào tạo. - Các công trình phục vụ hoạt động văn hóa, nghệ thuật, bảo tàng. - Các cơ sở y tế và vệ sinh, môi trường. - Các khu công viên vui chơi giải trí. - Cơ sở nghỉ ngơi an dưỡng. - Các công trình thể dục-thể thao. - Các cơ sở kinh doanh dịch vụ thương mại. - Các cơ sở hạ tầng xã hội khác. 3. Các loại dự án quy hoạch và xây dựng đô thị: Nghị định 91/CP ngày 17-08-1994 của Chính phủ quy định: “Tất cả các đô thị đều phải được xây dựng phát triển theo quy hoạch và các quy định của pháp luật nhằm phục vụ cho mục tiêu chính trị, kinh tế, văn hóa và an ninh quốc phòng”. Trên cơ sở quyết định này, công tác quy hoạch phát triển đô thị ở nước ta được chia làm các loại dự án sau: a. Dự án chiến lược quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội cho cả nước. Đây là dự án chủ đạo làm căn cứ cho các ngành, các địa phương lập các dự án chuyên ngành. b. Dự án chiến lược phát triển mạng lưới đô thị quốc gia dài hạn đến năm 2020 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt theo quyết định số 10/1998/QĐ-TTg ngày 23-01-1999. Đây là căn cứ xác định phương hướng xây dựng và phát triển mạng lưới đô thị Quốc gia trên địa bàn cả nước và các vùng đặc trưng. Nó là cơ sở để các ngành, các cấp chính quyền lập quy hoạch, kế hoạch xây dựng đô thị, lâp dự án đầu tư cụ thể phù hợp với chính sách phát triển đô thị của quốc gia. c. Dự án quy hoạch phát triển vùng. Đây là cơ sở để lập dự án quy hoạch xây dựng các đô thị và các khu công nghiệp, các điểm dân cư trong vùng, đồng thời vạch kế hoạch phát triển cơ sở hạ tầng và bảo vệ môi trường trong vùng. Dự án quy hoạch xây dựng vùng dựa trên cơ sở quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội của cả nước, có thời hạn từ 10 - 20 năm. d. Dự án quy hoạch chung xây dựng đô thị. Đây là dự án cụ thể hóa dự án quy hoạch phát triển vùng, nhằm xác định phương hướng cải tạo và xây dựng đô thị về phát triển không gian, về xây dựng cơ sở hạ tầng, về đảm bảo môi trường sinh thái. Dự án này có thể lập cho một đô thị riêng biệt hoạc một chuổi đô thị dọc theo hành lang giao thông hoặc cho một thành phố mở. Thời hạn của dự án này từ 10 - 20 năm. e. Dự án quy hoạch chi tiết: là dự án cụ thể hóa dự án quy hoạch chung xây dựng đô thị. f. Dự án đầu tư xây dựng từng công trình cụ thể trong đô thị. 4. Phân cấp lập dự án quy hoạch đô thị: a. Đối với dự án chiến lược quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội cho cả nước do Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Viện chiến lược Phát triển chủ trì và phối hợp với các Bộ, ngành, các địa phương nghiên cứu dự thảo. b. Đối với dự án chiến lược phát triển mạng lưới đô thị quốc gia do Bộ Xây dựng chủ trì và phối hợp với các Bộ, ngành, các địa phương nghiên cứu dự thảo. c. Đối với dự án quy hoạch phát triển vùng do Bộ Xây dựng chủ trì và phối hợp với các Bộ, ngành. d. Đối với dự án quy hoạch chung xây dựng đô thị của các thành phố lớn do Viện Quy hoạch Đô thị và Nông thôn của Bộ Xây dựng hoặc văn phòng kiến trúc sư trưởng các thành phố lớn chủ trì nghiên cứu. e. Đối với các thị xã, thị trấn có th ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: