Danh mục

Giáo trình Vẽ kỹ thuật - CĐ Nghề Công Nghiệp Hà Nội (Lê Thị Hoa)

Số trang: 222      Loại file: pdf      Dung lượng: 8.79 MB      Lượt xem: 12      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 36,000 VND Tải xuống file đầy đủ (222 trang) 0
Xem trước 10 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

(NB) Giáo trình Vẽ kỹ thuật cung cấp cho người học các kiến thức: Tiêu chuẩn về trình bày bản vẽ kỹ thuật, vẽ hình học, hình chiếu vuông góc, giao tuyến, các loại hình biểu diễn, hình chiếu trục đo;...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Giáo trình Vẽ kỹ thuật - CĐ Nghề Công Nghiệp Hà Nội (Lê Thị Hoa)TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ CÔNG NGHIỆP HÀ NỘI KHOA CƠ KHÍ LÊ THỊ HOA GIÁO TRÌNH VẼ KỸ THUẬT (Lưu hành nội bộ) Hà Nội năm 2012 VẼ KỸ THUẬT - Giáo trình nội bộ Tuyên bố bản quyền Giáo trình này sử dụng làm tài liệu giảng dạy nội bộ trong trườngcao đẳng nghề Công nghiệp Hà Nội Trường Cao đẳng nghề Công nghiệp Hà Nội không sử dụng vàkhông cho phép bất kỳ cá nhân hay tổ chức nào sử dụng giáo trình này vớimục đích kinh doanh. Mọi trích dẫn, sử dụng giáo trình này với mục đích khác hay ở nơikhác đều phải được sự đồng ý bằng văn bản của trường Cao đẳng nghềCông nghiệp Hà Nội VẼ KỸ THUẬT - Giáo trình nội bộ CHƯƠNG I TIÊU CHUẨN VỀ TRÌNH BÀY BẢN VẼ KỸ THUẬT I. VẬT LIỆU- DỤNG CỤ VẼ 1. Vật liệu vẽ 1.1. Giấy vẽ Giấy dùng để vẽ các bản vẽ kĩ thuật gọi là giấy vẽ (giấy crôki). Đó là loại giấydày, hơi cứng có mặt phải nhẵn và mặt trái ráp. Khi vẽ bằng chì hay mực đều dùngmặt phải của giấy vẽ. Giấy dùng để lập các bản vẽ phác thường là giấy kẻ li hay giấy kẻ ô vuông. 1.2. Bút chì Bút chì dùng để vẽ các bản vẽ kĩ thuật là bút chì đen. Bút chì đen có loại cứng, kýhiệu bằng chữ H và loại mềm ký hiệu bằng chữ B. Kèm theo mỗi chữ đó có chữ sốđứng ở trước làm hệ số để chỉ độ cứng hoặc độ mềm khác nhau. Hệ số càng lớn thì bútchì có độ cứng hoặc độ mềm càng lớn. Ví dụ: Loại bút chì cứng H, 2H, 3H; loại bútchì mềm: B, 2B, 3B.Bút chì loại vừa có ký hiệu là HB. Trong vẽ kỹ thuật, thường dùng loại bút chì có ký hiệu là H, 2H để vẽ nét mảnhvà dùng loại bút chì có ký hiệu HB, B để vẽ các nét đậm hoặc để viết chữ. Bút chì được vót nhọn hay vót theo hình lưỡi đục như ở hình 1-1. Hình 1-1 Ngoài giấy vẽ và bút chì ra, còn cần có một số vật liệu khác như tẩy dùng để tẩychì hay tẩy mực, giấy nhám để mài bút chì, đinh mũ dùng để cố định bản vẽ trên cácván vẽ. 2. Dụng cụ vẽ và cách sử dụng Dụng cụ vẽ thường gồm: Ván vẽ, thước chữ T, Êke, compa chì, compa đo, thướccong. 2.1. Ván vẽ Ván vẽ hình 1-2 làm bằng gỗ mềm, mặt ván phẳng và nhẵn, hai biên trái và phảiván vẽ thường nẹp bằng gỗ cứng để mặt ván không bị vênh. Mặt biên trái ván vẽ phảipẳng và nhẵn để trượt thước chữ T một cách dễ dàng. Kích thước ván vẽ được xácđịnh tuỳ theo loại khổ bản vẽ. Ván vẽ được dặt lên bàn để có thể điều chỉnh được độdốc. VẼ KỸ THUẬT - Giáo trình nội bộ Hình 1-2 2.2. Thước chữ T Thước chữ T hình 1-3 làm bằng gỗ hay chất dẻo. Thước chữ T gồm thân ngangmỏng và đầu chữ T. Mép trược của đầu vuông với mép trái của than ngang. Hình 1-3 Thước chữ T dùng để vẽ các đường nằm ngang. Khi vẽ bút chì được vạch theomép trên của thanh ngang. Để vẽ các đường nằm ngang song song với nhau ta trượtmép của đầu thước chữ T dọc theo biên trái của ván vẽ hình 1-4. Hình 1-4 Khi cố định giấy vẽ lên mặt ván vẽ phải đặt sao cho một cạnh của tờ giấy songsong với thân ngang của thước chữ T. 2.3. Êke. Êke dùng để vẽ thường là một bộ gồm hai chiếc, một chiếc có hình tam giácvuông cân hình 1-5a gọi là Êke 450 và một chiếc có hình nữa tam giác đều hình 1-5bgọi là Êke 600. Êke làm bằng gỗ hoặc chất dẻo. VẼ KỸ THUẬT - Giáo trình nội bộ Hình 1-5a Hình 1-5b Êke phối hợp với thước chữ T hay hai êke phối hợp với nhau để vạch các đườngthẳng đứng hay các đường nghiêng hoặc để vẽ các góc. Hình 2.4. Compa chì1-6a Hình 1-6b Com pa chì dùng để vẽ các đường tròn: - Compa thường dùng để vẽ các đường tròn có đường kích từ 12 mm trở lên. - Nếu vẽ những đường tròn có đường kính lớn hơn 150 mm thì chắp thêm cầnnối. - Khi vẽ các đường tròn có đường kính VẼ KỸ THUẬT - Giáo trình nội bộ Hình 1 - 7 Thước cong làm bằng gỗ hoặc chất dẻo và có nhiều loại khác nhau. Khi vẽ đường cong trước hết cần xác định được một số điểm của đường cong, sauđó dùng thước cong nối các điểm này lại với nhau sao cho đường cong vẽ ra trơn đều. 3. Trình tự hoàn thành bản vẽ Muốn hoàn thành một bản vẽ bằng chì hay bằng mực, cần vẽ theo một trình tựnhất định có sắp đặt trước. Trước khi vẽ phải chuẩn bị đầy đủ các vật liệu, dụng cụ vẽ và những tài liệu cầnthiết. Khi vẽ thường chia làm hai bước: a.Vẽ mờ: Dùng loại bút chì cứng H, 2H hoặc HB để vẽ mờ, nét vẽ phải đủ rõ vàchính xác. Sau khi vẽ mờ xong phải kiểm tra lại bản vẽ, tẩy xoá sạch những nét mờ ...

Tài liệu được xem nhiều: