Danh mục

Giáo trình Vi sinh chuyên khoa (Nghề: Bảo vệ thực vật - Cao đẳng): Phần 2 - Trường Cao đẳng Cộng đồng Đồng Tháp

Số trang: 74      Loại file: pdf      Dung lượng: 3.44 MB      Lượt xem: 10      Lượt tải: 0    
Jamona

Phí tải xuống: 2,000 VND Tải xuống file đầy đủ (74 trang) 0
Xem trước 8 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Giáo trình Vi sinh chuyên khoa với mục tiêu giúp các bạn có thể trình bày được vị trí của lớp nấm trong hệ thống phân loại; Cung cấp kiến thức về tầm quan trọng của nấm đối với đời sống con người và sản xuất nông nghiệp; Trình bày được những đặc điểm cấu tạo hình thái của lớp nấm. Mời các bạn cùng tham khảo nội dung phần 2 giáo trình sau đây.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Giáo trình Vi sinh chuyên khoa (Nghề: Bảo vệ thực vật - Cao đẳng): Phần 2 - Trường Cao đẳng Cộng đồng Đồng Tháp Chƣơng 5 ZYGOMYCETES (LỚP NẤM TIẾP HỢP) Mục tiêu: giúp sinh viên nắm được các đặc điểm chung của lớp nấm tiếp hợp và biết một số loài nấm có liên quan đến ngành bảo vệ thực vật thuộc lớp nấm tiếp hợp. 5.1. Đặc tính chung của lớp nấm tiếp hợp Chúng được gọi là lớp nấm tiếp hợp vì sinh sản hữu tính bằng cách tạo ra bào tử tiếp hợp. Đây là kết quả của quá trình kết hợp của 2 sợi nấm khác dấu. Chúng thường sống kí sinh trên thực vật, động vật và trên các loài nấm khác. Hình thái sợi nấm: Sợi nấm có màu nâu, xám, trắng phát triển và phân nhánh mạnh. Màng tế bào cấu tạo chủ yếu bằng chitosan – chitin. Sinh sản Sinh sản vô tính: Chúng sinh sản vô tính bằng cách tạo thành các bào tử túi (nằm trong túi bào tử) hoặc bào tử đính. Đôi khi cũng tạo thành bào tử vách dày giúp chúng tồn tại qua các giai đoạn bất lợi của môi trường. Sinh sản hữu tính: Chúng sinh sản hữu tính bằng cách tạo thành các bào tử tiếp hợp. Bào tử tiếp hợp là kết quả của quá trình kết hợp 2 giao tử của 2 sợi nấm khác dấu nhau. Chúng có vách rất dày nên chịu được khô hạn cao và có màu sắc đặc trưng cho từng loài. 5.2. Phân loại Lớp nấm tiếp hợp chỉ có 3 bộ là bộ Mucorales, bộ Entomophthorales và bộ Zoopagales. 5.2.1. Bộ Mucorales Các chi trong bộ này gây ra một số bệnh trên khoai tây, dâu, táo, và nhiều loại trái cây khác. Chúng chủ yếu sống trong đất, không khí, trên xác bã thực vật, một số 65 loài cũng có ích cho con người như nhiều loài trong chi Rhizopus và Mucor được dùng để sản xuất rượu;1 số loài của chi Blakeslea được dùng để tổng hợp β-carotene; nhiều loài trong bộ này có khả năng ký sinh trên nhiều loài nấm khác; loài R. stolonifer được dùng sản xuất corticoid. Đặc điểm hình thái: Sợi nấm phân nhánh và có vách ngăn ngang, tế bào còn chứa thêm túi chứa dịch có nhiệm vụ giống như bộ máy Golgi. 5.2.1.1. Chi Rhizopus Chi Rhizopus thuộc bộ Mucorales, họ Mucoraceae. Chi Rhizopus là 1 trong 2 chi quan trọng nhất của họ Mucoraceae và đây cũng là họ quan trọng nhất trong bộ nấm Mucorales. Chúng có khoảng 120 loài, hầu hết chúng sống hoại sinh, một số ít kí sinh gây bệnh cho thực vật và động vật. Cấu trúc bên trong của khuẩn ty Khuẩn ty có cấu trúc hình ống, không có vách ngăn ngang, có vách bằng kitin, chất nguyên sinh gồm có hạt dự trữ, ti thể, ribôxôm, mạng lưới nội chất, không bào và nhiều nhân. Chúng tập trung nhiều ở định sinh trưởng và đầu khuẩn ty (Hình 5.1). Hình 5.1 Đỉnh sinh trưởng của khuẩn ty nấm Rhizopus sp. Hầu hết các sợi khuẩn ty có dạng như sợi bông vải khi còn non (Hình 5.2), sau đó phát triển sâu vào cơ chất thì phân chia thành 3 dạng khuẩn ty là khuẩn căn, khuẩn căn ngang và cọng mang túi bào tử (Hình 5.3) 66 Hình 5.2 Nấm Rhizopus phát triển trên quả cà chua Hình 5.3 Ba loại khuẩn ty của nấm Rhizopus - Khuẩn căn là sợi nấm ăn sâu vào cơ chất tương tự như rễ cây ăn sâu vào đất nhưng chúng phát triển cạn hơn và là nơi hấp thụ thức ăn cho nấm. - Khuẩn căn ngang cũng là sợi nấm nhưng chúng lại phát triển theo chiều ngang, trên bề mặt cơ chất. 67 - Cọng mang túi bào tử là sợi nấm mọc thẳng lên trên, chúng phát triển từ trung tâm điểm xuất phát của khuẩn căn và khuẩn căn ngang, mỗi cọng mang túi bào tử chứa 1 túi bào tử lớn. Dinh dƣỡng Khuẩn căn tổng hợp và phóng thích nhiều enzym trong đó có những enzym phân hủy tinh bột thành đường đơn; môi trường với nhiều nitơ hữu cơ và vô cơ sẽ giúp Rhizopus tổng hợp nhiều protein hơn. Sinh sản vô tính Các loài trong chi Rhizopus sinh sản vô tính bằng cách tạo thành túi bào tử màu đen (nên hay được gọi là mốc đen) nằm trên cuống bào tử (cọng mang túi bào tử). Bào tử vô tính không có roi, gần như tròn, đồng nhất, đa nhân (Hình 5.4) và đính chặt vào cuống bào tử. Hình 5.4 Bào tử vô tính nấm Rhizopus sp. Sinh sản hữu tính Cũng như các loài khác thuộc lớp nấm tiếp hợp, các loài thuộc chi Rhizopus sp. sinh sản hữu tính bằng cách tiếp hợp. Hai sợi nấm kéo dài rồi tiếp xúc với nhau, rồi hình thành 2 giao tử; sau đó, 2 giao tử bắt đầu dung hợp tế bào chất và tạo thành hợp tử. Có 2 kiểu tiếp hợp là tiếp hợp đồng tản và tiếp hợp dị tản. Tiếp hợp dị tản: do sự kết hợp giao tử từ 2 khuẩn ti thể khác nhau, chúng kết hợp lại với nhau thành thể nhị bội và phát triển thành túi giao tử non gọi là thể tiếp hợp (Hình 5.5). 68 Hình 5.5 Sinh sản hữu tính với trường hợp dị tản ở nấm Rhizopus sp. Tiếp hợp đồng tản do sự kết hợp 2 giao tử ở cùng một khuẩn ti thể hợp lại với nhau thành bào tử tiếp hợp như ở loài R. sexualis (Hình 5.6) Hình 5.6 Sinh sản hữu tính đồng tản ở nấm R. sexualis Bào tử tiếp hợp nảy mầm bằng cách phá vỡ vỏ bào tử (Hình 5.7) phát triển thành một khuẩn ty hình ống mọc thẳng lên không gọi là tiền khuẩn ty. Sau đó, tiền khuẩn ty bắt đầu giảm phân để cho các nhân đơn bội (n NST) và hình thành túi bào tử ở tận ngọn chứa cả hai loại bào tử + và -. 2 loại bào tử sẽ hình 69 thành 2 loại khuẩn ty mang tính + và -, đến giai đoạn sinh sản chúng lại tiếp xúc với nhau tạo ra các bào tử tiếp hợp. Hình 5.7 Bào tử nảy mầm cho ra các tiền khuẩn ty và bào tử đơn bội Hình 5.8 Cọng mang bọc bào tử với 1 bọc bào tử ở chi Rhizopus Vòng đời nấm tiếp hợp diễn ra như sau (Hình 5.9): Các bào tử đơn bội (n) nằm trong các túi bào tử khi g ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: