Danh mục

Giáo trình - Y pháp - Chương 3

Số trang: 14      Loại file: pdf      Dung lượng: 877.03 KB      Lượt xem: 13      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

16Chương 3THƯƠNG TÍCH HỌC Y PHÁP CHẤN THƯƠNGChấn thương bao gồm mọi tổn thương do các vật bên ngoài tác động vào cơ thể. Hình thái của tổn thương phụ thuộc vào loại vật tác động, trọng lượng, áp lực của vật và vị trí giải phẫu. Thương tích do các vật gây nên là bằng chứng thực thể mà giám định viên dựa vào để đánh giá mức độ tác hại đối với cơ thể nạn nhân, giúp cơ quan pháp luật định đúng mức án đối với hung thủ.I. NHỮNG TỔN THƯƠNG CƠ BẢN CỦA THƯƠNG TÍCH1. Tổn...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Giáo trình - Y pháp - Chương 3 16Chương 3 THƯƠNG TÍCH HỌC Y PHÁP CHẤN THƯƠNG Chấn thương bao gồm mọi tổn thương do các vật bên ngoài tác động vào cơ thể. Hìnhthái của tổn thương phụ thuộc vào loại vật tác động, trọng lượng, áp lực của vật và vị trí giảiphẫu. Thương tích do các vật gây nên là bằng chứng thực thể mà giám định viên dựa vào đểđánh giá mức độ tác hại đối với cơ thể nạn nhân, giúp cơ quan pháp luật định đúng mức án đốivới hung thủ.I. NHỮNG TỔN THƯƠNG CƠ BẢN CỦA THƯƠNG TÍCH1. Tổn thương phần mềm Mức độ tổn thương của phần mềm phụ thuộc vào vật, lực tác động vì vậy tổn thương ởphần mềm có các mức độ khác nhau.1.1. Vết xây xát Tổn thương này có thể thấy ở ngoài da hoặc trong phủ tạng, dưới hình thức vết hoặc mảng xây xát, là tổn thương làm mất một phần biểu bì da,thanh mạc hoặc vỏ bao các phủ tạng. Lúc đầu,vết xây xát đỏ rướm máu hoặc không, có màu hơisẫm, có vảy khô che phủ, cứng. Qua kính hiển vithấy đọng hồng cầu, phía trên phủ một lớp huyết Hình 4. Vết xây xát datương, từ 7 đến 12 ngày vảy bong.1.2. Bầm máu Tổn thương này làm vỡ các mạch máunhỏ dưới da hoặc trong phủ tạng. Ðặc điểmcủa vết bầm máu là nơi tổn thương vẫn bằngphẳng, có màu tím nhạt hoặc sẫm. Sự hiệndiện của vết bầm máu chứng tỏ thương tích Hình 5. Bầm máu hai mắtnày xảy ra khi còn sống. Tổn thương này cần phân biệt với hoen tử thi hay vết xuất huyết củamột số bệnh về máu như bệnh ưa chảy máu (hemophilie), bệnh bạch cầu (leucemie). Dựa vàosự thay đổi màu sắc của vết bầm máu (mảng bầm máu trên 1cm2), ta có thể ước đoán đượcthời gian xảy ra thương tích: - Màu tím: Tổn thương xảy ra khoảng một vài giờ. - Màu đen: Tổn thương xảy ra khoảng 2 đến 3 ngày. - Màu xanh đậm:Tổn thương xảy ra khoảng 3 đến 6 ngày. - Màu xanh lá mạ: Tổn thương xảy ra khoảng 7 đến 12 ngày. 17 - Màu vàng: Tổn thương xảy ra khoảng 13 đến 25 ngày. - Sau 25 ngày, thương tích mất dấu vết. Sự thay đổi màu sắc này là do hiện tượng thoái hóa của huyết sắc tố.1.3. Tụ máu Tổn thương này làm dập vỡ các mạch máu vừa hoặc lớn, làm máu tràn vào tổ chức, tạonên các cục máu đông. Ðặc điểm là nơi tổn thương gồ cao lên, màu tím và tổn thương này chỉxảy ra khi còn sống.1.4. Vết thủng Tổn thương này được tạo nên bởi các loại vật nhọn. Ðặc điểm của tổn thương là hình khehoặc lỗ thủng với đường hầm tụ máu. Nếu tổn thương ở ngực, bụng thì kèm theo tổn thương ởnội tạng.1.5. Vết cắt hoặc vết đứt Tổn thương này làm mất tính liên tụccủa tổ chức, tổ chức bị tách rời ra nhưng khôngmất đi. Ðặc điểm của tổn thương là: - Mép vết đứt sắc gọn, có thể nham nhở Hình 6. Vết thương do vật sắcnếu hung khí cùn. - Tổ chức vết thương bầm máu nhẹ, không tụ máu ở mép vết đứt mặc dù xảy rakhi nạn nhân còn sống. - Vết thương hở miệng.1.6. Vết chém hoặc băm bổ Tổn thương được tạo nên do các vật có diện rộng, trọng lượng lớn, tác dụng mạnh vàocơ thể như dao rựa, rìu, búa... với các đặc điểm của tổn thương là: - Vết thương dài, diện rộng và nông. - Xung quanh mép vết thương có các vết xước da. - Nếu vết thương sâu, ở đáy thường thấy có cầu nối tổ chức hoặc vết mẻ xương. - Nếu hung khí cùn thì thương tích tạo nên vừa có dạng vật chém vừa có dạng vật tày.1.7. Dập nát Tổn thương này gây nên do lực đè ép biểu hiện rách da, tụ máu. Tụ máu phần mềm dướida, tổ chức cơ và các phủ tạng. Loại tổn thương này do vật tày gây nên như: giày xéo, vùi lấp,ngã cao...2. Tổn thương phần cứng Khác với tổn thương ở phần mềm, tổn thương ở phần cứng tồn tại được rất lâu và khôngbị quá trình hư thối xóa mờ dấu vết. Các hình thái tổn thương xương có thể gặp là:2.1. Rạn xương Là tổn thương thường gặp, được biểu hiện dưới nhiều hình thức khác nhau: - Ðường rạn đơn độc ngắn hoặc dài. 18 - Ðường rạn tỏa nhánh hình nan hoa hay nan quạt. - Nhiều đường rạn bắt chéo nhau. - Ðường rạn kèm theo vỡ và lún xương.2.2. Lún xương Gồm một hoặc nhiều mảnh xương vỡ bị đẩy vào phía trong, thường gặp trong chấnthương xương sọ.2.3. Thủng xương Thường do các vật nhọn tạo nên như: Ðường đạn, mũi giáo, tuốc - ne - vít (tournevis)...Thủng xương ít khi đơn độc mà có kèm theo rạn xương hoặc vỡ xương.2.4. Gãy xương Thường gặp ở các xương dài, là tổn thương làm mất tính liên tục của xương, có thể bịgãy làm hai hoặc nhiều mảnh, tách rời hoặc dính liền nhau. Có hai loại gãy xương là gãy xương trực tiếp và gãy xương gián tiếp.2.5. Vỡ xương ...

Tài liệu được xem nhiều: