Gió lỡ thì
Số trang: 15
Loại file: pdf
Dung lượng: 123.77 KB
Lượt xem: 6
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Vài năm một lần ông lại “đi công tác xa”, tức là xuống vùng quê nào đó trong bán kính một trăm ki-lô-mét cách trung tâm Hà Nội để, như ghi trong giấy giới thiệu, “sưu tầm văn hóa, văn học dân gian, xin nhờ các tổ chức và cá nhân liên quan hết lòng giúp đỡ”.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Gió lỡ thì Gió lỡ thì.Vài năm một lần ông lại “đi công tác xa”, tức là xuống vùng quê nào đó trong bánkính một trăm ki-lô-mét cách trung tâm Hà Nội để, như ghi trong giấy giới thiệu,“sưu tầm văn hóa, văn học dân gian, xin nhờ các tổ chức và cá nhân liên quan hếtlòng giúp đỡ”. Với ông đó là loại công việc dễ chịu, vì tiếng là đi công tác mà ôngđược tự do tuyệt đối, muốn đi đâu thì đi, làm gì thì làm. Tới nay ông đã sưu tầmđược khối điều thú vị trong lĩnh vực này, là đồng tác giả của mấy cuốn sách nghiêncứu về tục ngữ ca dao và chuyện cổ tích, thậm chí cả dân ca quan họ, dù ông mù tịtvề âm nhạc.Nhưng lần này thì ông lên đường vì mục đích riêng tư và khác hẳn, tất nhiên khi đềnghị cơ quan cấp giấy công tác thì ông vẫn là cán bộ sưu tầm vốn cổ dân tộc, vìông không muốn chi tiền và thời gian của riêng mình, là cái vốn chẳng bao giờ cónhiều.Số là một hôm ngẫu nhiên ông được đồng nghiệp đọc cho nghe bốn câu thơ củamột nhà thơ nào đó mà cả ông lẫn đồng nghiệp đều không biết. Bốn câu lục báthiện đại giản dị và cô đọng, tinh tế như ca dao cứ làm ông bâng quơ suy nghĩ mấyngày liền, và cuối cùng đưa ông đến quyết định ra đi, không phải “sưu tầm” nhưmọi lần mà “đi tìm hiểu thực tế”, tìm hiểu cái gì gì và cách nào thì quả lúc ấy ôngchưa rõ lắm. Bốn câu thơ ấy thế này: Chị đi kháng chiến trở về, Nhà thông thốc ngọn gió quê lỡ thì. Mưa qua đi, nắng qua đi, Nỗi buồn ở lại thầm thì sớm hôm...Nghe xong, ông ngồi lặng người một lúc rồi lên tiếng, không hiểu sao giọng buồnhẳn đi:“Hay! Hay tuyệt! Chỉ mấy câu mà nói hết, nói sâu sắc cái đau của một lớp ngườianh hùng bất hạnh. Tớ nghe mà thấy rồn rộn trong người. Không hiểu bây giờ họthế nào nhỉ, những con người ấy, những cô gái thanh niên xung phong nhỡ thì ấy?”“Ế chồng chứ còn sao nữa, - ông đồng nghiệp nói, giọng cũng xa vời. - Mà họ đâucó một vài người, một vài trăm người. Hàng vạn, hàng chục vạn cơ đấy. Cái đaukhông nói nên lời, “chỉ thoáng nghe trong gió” như lời một bài hát của tay BobDylan người Mỹ, và bây giờ là “ngọn gió quê” của anh nhà thơ này. “Gió lỡ thì”.Tự dưng chẳng lỗi của ai mà mình như có lỗi. Cậu không thấy thế à?”“Thấy”.“Thấy mà chẳng làm gì được. Mà họ sống ngay bên ta, những con người cụ thểbằng xương bằng thịt. Nghe nói có cả những đội sản xuất, những làng toàn phụ nữlỡ thì, những người một thời từng xinh đẹp, trẻ trung, nhí nhảnh yêu đời. Thếmà...”Ông đồng nghiệp nhắc tên một số nơi những cô gái thanh niên xung phong nhỡ thìđang sống.“Thế à?”Ông ngước mắt, hỏi, và chỉ ít phút sau quyết định đi đến với họ.Ông thuộc loại người sởi lởi, chân thành và cả tin. Nếu gọi những người có giađình ba đời sống ở Hà Nội là dân thủ đô thì ông đúng là dân thủ đô. Lịch sự và tếnhị. Nhưng có lẽ vì chính sự lịch sự và tế nhị ấy mà trong mọi chuyện ông cũngcân nhắc, tính toán ra phết. Li dị vợ đã năm năm nay và dù chưa đến năm mưoi, lạiđẹp trai, hào hoa, ông vẫn ngần ngại không đi bước nữa. Bạn bè bảo thế là khôn,vừa được tự do chơi bời lại chẳng phải gắn bó với người nào. Chắc điều này cũngnằm trong tính toán của ông. Kinh nghiệm chẳng mấy vui vẻ với bà vợ trước làmông thấy sợ. Những người phụ nữ ông quan hệ sau này chẳng tìm được cớ gì đểtrách ông, mặc dù ước mơ (và đôi khi cả âm mưu) được làm vợ, ở chung với ôngtrong ngôi nhà mặt tiền phố Hàng Mắm rút cục không thành. Cuối cùng thì họđành chấp nhận “làm bạn” cho đến khi ông chán họ rồi sau đó, dẫu ấm ức tronglòng, vẫn tiếp tục yêu con người lẳng lơ đáng yêu ấy. Còn điều nữa là ông rất dễxúc động. Nhiều khi xem phim một mình ở nhà, ông thút thít khóc, và vì không cóai nên ông cứ để nước mắt tự do lăn trên má. Phim “Những cô gái ngã ba ĐồngLộc” là một thí dụ. Ông khóc suốt từ đầu chí cuối mà chẳng chút xấu hổ vì sự maunước mắt của mình. Tính ông nó vậy. Mấy câu thơ về các cô gái lỡ thì này cũnglàm ông xúc động chân thành, chưa đến mức chảy nước mắt nhưng rất xúc động.Thế là với chiếc túi du lịch trên tay, ông ra đi, lòng xốn xang những ý nghĩ bângquơ cao thượng, cứ như ông đang đến giúp họ bằng cách cưới một trong những côgái tội nghiệp ấy.Nơi ông đến là một xã miền núi ở tỉnh Hòa Bình. Xã mới được thành lập và toàndân miền xuôi được bổ sung từ mấy nông trường bên cạnh đã giải thể. Nó vẻn vẹnchỉ ba làng cách nhau không xa, nằm lọt thỏm trong thung lũng giữa hai ngọn núilớn trên đường từ quốc lộ sáu rẽ vào Kim Bôi. Không thấy bóng chiếc nhà sàn nào,đàn ông, thậm chí trẻ con cũng rất ít. Chỉ trâu bò là nhiều. Chúng nhởn nhơ gặm cỏtrên các mé đồi hoặc hai bên đường. Mặt trời ngả về tây và đang sắp khuất sau núi.Nửa quả đồi xa xa được nắng chiếu sáng có màu vàng rực như trong bức sơn mài“Chiều Tây Bắc” nổi tiếng.Ông chút ít cụt hứng khi thấy chủ tịch xã, người bao giờ ông cũng tìm gặp đầu tiênkhi tới công tác ở địa phương nào đó, là phụ nữ, hơn thế còn khá trẻ, khoảng bamươi lăm, cùng lắm chỉ bốn mươi. Chị chủ tịch (hay cô chủ tịch? ông thầm hỏi vàthấy ng ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Gió lỡ thì Gió lỡ thì.Vài năm một lần ông lại “đi công tác xa”, tức là xuống vùng quê nào đó trong bánkính một trăm ki-lô-mét cách trung tâm Hà Nội để, như ghi trong giấy giới thiệu,“sưu tầm văn hóa, văn học dân gian, xin nhờ các tổ chức và cá nhân liên quan hếtlòng giúp đỡ”. Với ông đó là loại công việc dễ chịu, vì tiếng là đi công tác mà ôngđược tự do tuyệt đối, muốn đi đâu thì đi, làm gì thì làm. Tới nay ông đã sưu tầmđược khối điều thú vị trong lĩnh vực này, là đồng tác giả của mấy cuốn sách nghiêncứu về tục ngữ ca dao và chuyện cổ tích, thậm chí cả dân ca quan họ, dù ông mù tịtvề âm nhạc.Nhưng lần này thì ông lên đường vì mục đích riêng tư và khác hẳn, tất nhiên khi đềnghị cơ quan cấp giấy công tác thì ông vẫn là cán bộ sưu tầm vốn cổ dân tộc, vìông không muốn chi tiền và thời gian của riêng mình, là cái vốn chẳng bao giờ cónhiều.Số là một hôm ngẫu nhiên ông được đồng nghiệp đọc cho nghe bốn câu thơ củamột nhà thơ nào đó mà cả ông lẫn đồng nghiệp đều không biết. Bốn câu lục báthiện đại giản dị và cô đọng, tinh tế như ca dao cứ làm ông bâng quơ suy nghĩ mấyngày liền, và cuối cùng đưa ông đến quyết định ra đi, không phải “sưu tầm” nhưmọi lần mà “đi tìm hiểu thực tế”, tìm hiểu cái gì gì và cách nào thì quả lúc ấy ôngchưa rõ lắm. Bốn câu thơ ấy thế này: Chị đi kháng chiến trở về, Nhà thông thốc ngọn gió quê lỡ thì. Mưa qua đi, nắng qua đi, Nỗi buồn ở lại thầm thì sớm hôm...Nghe xong, ông ngồi lặng người một lúc rồi lên tiếng, không hiểu sao giọng buồnhẳn đi:“Hay! Hay tuyệt! Chỉ mấy câu mà nói hết, nói sâu sắc cái đau của một lớp ngườianh hùng bất hạnh. Tớ nghe mà thấy rồn rộn trong người. Không hiểu bây giờ họthế nào nhỉ, những con người ấy, những cô gái thanh niên xung phong nhỡ thì ấy?”“Ế chồng chứ còn sao nữa, - ông đồng nghiệp nói, giọng cũng xa vời. - Mà họ đâucó một vài người, một vài trăm người. Hàng vạn, hàng chục vạn cơ đấy. Cái đaukhông nói nên lời, “chỉ thoáng nghe trong gió” như lời một bài hát của tay BobDylan người Mỹ, và bây giờ là “ngọn gió quê” của anh nhà thơ này. “Gió lỡ thì”.Tự dưng chẳng lỗi của ai mà mình như có lỗi. Cậu không thấy thế à?”“Thấy”.“Thấy mà chẳng làm gì được. Mà họ sống ngay bên ta, những con người cụ thểbằng xương bằng thịt. Nghe nói có cả những đội sản xuất, những làng toàn phụ nữlỡ thì, những người một thời từng xinh đẹp, trẻ trung, nhí nhảnh yêu đời. Thếmà...”Ông đồng nghiệp nhắc tên một số nơi những cô gái thanh niên xung phong nhỡ thìđang sống.“Thế à?”Ông ngước mắt, hỏi, và chỉ ít phút sau quyết định đi đến với họ.Ông thuộc loại người sởi lởi, chân thành và cả tin. Nếu gọi những người có giađình ba đời sống ở Hà Nội là dân thủ đô thì ông đúng là dân thủ đô. Lịch sự và tếnhị. Nhưng có lẽ vì chính sự lịch sự và tế nhị ấy mà trong mọi chuyện ông cũngcân nhắc, tính toán ra phết. Li dị vợ đã năm năm nay và dù chưa đến năm mưoi, lạiđẹp trai, hào hoa, ông vẫn ngần ngại không đi bước nữa. Bạn bè bảo thế là khôn,vừa được tự do chơi bời lại chẳng phải gắn bó với người nào. Chắc điều này cũngnằm trong tính toán của ông. Kinh nghiệm chẳng mấy vui vẻ với bà vợ trước làmông thấy sợ. Những người phụ nữ ông quan hệ sau này chẳng tìm được cớ gì đểtrách ông, mặc dù ước mơ (và đôi khi cả âm mưu) được làm vợ, ở chung với ôngtrong ngôi nhà mặt tiền phố Hàng Mắm rút cục không thành. Cuối cùng thì họđành chấp nhận “làm bạn” cho đến khi ông chán họ rồi sau đó, dẫu ấm ức tronglòng, vẫn tiếp tục yêu con người lẳng lơ đáng yêu ấy. Còn điều nữa là ông rất dễxúc động. Nhiều khi xem phim một mình ở nhà, ông thút thít khóc, và vì không cóai nên ông cứ để nước mắt tự do lăn trên má. Phim “Những cô gái ngã ba ĐồngLộc” là một thí dụ. Ông khóc suốt từ đầu chí cuối mà chẳng chút xấu hổ vì sự maunước mắt của mình. Tính ông nó vậy. Mấy câu thơ về các cô gái lỡ thì này cũnglàm ông xúc động chân thành, chưa đến mức chảy nước mắt nhưng rất xúc động.Thế là với chiếc túi du lịch trên tay, ông ra đi, lòng xốn xang những ý nghĩ bângquơ cao thượng, cứ như ông đang đến giúp họ bằng cách cưới một trong những côgái tội nghiệp ấy.Nơi ông đến là một xã miền núi ở tỉnh Hòa Bình. Xã mới được thành lập và toàndân miền xuôi được bổ sung từ mấy nông trường bên cạnh đã giải thể. Nó vẻn vẹnchỉ ba làng cách nhau không xa, nằm lọt thỏm trong thung lũng giữa hai ngọn núilớn trên đường từ quốc lộ sáu rẽ vào Kim Bôi. Không thấy bóng chiếc nhà sàn nào,đàn ông, thậm chí trẻ con cũng rất ít. Chỉ trâu bò là nhiều. Chúng nhởn nhơ gặm cỏtrên các mé đồi hoặc hai bên đường. Mặt trời ngả về tây và đang sắp khuất sau núi.Nửa quả đồi xa xa được nắng chiếu sáng có màu vàng rực như trong bức sơn mài“Chiều Tây Bắc” nổi tiếng.Ông chút ít cụt hứng khi thấy chủ tịch xã, người bao giờ ông cũng tìm gặp đầu tiênkhi tới công tác ở địa phương nào đó, là phụ nữ, hơn thế còn khá trẻ, khoảng bamươi lăm, cùng lắm chỉ bốn mươi. Chị chủ tịch (hay cô chủ tịch? ông thầm hỏi vàthấy ng ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Gió lỡ thì truyện ngắn tình yêu tiểu thuyêt Việt Nam tủ truyện ngắn truyện ngắn lãng mạn câu chuyện cuộc sốngGợi ý tài liệu liên quan:
-
Lạ hóa một cuộc chơi - Tiểu thuyết Việt Nam đầu thế kỉ XXI: Phần 1
161 trang 424 13 0 -
Khóa luận tốt nghiệp Văn học: Nhân vật mang tính tự thuật trong tác phẩm của Nam Cao
85 trang 201 0 0 -
totto-chan bên cửa sổ: phần 2 - nxb văn học
54 trang 106 0 0 -
Lạ hóa một cuộc chơi - Tiểu thuyết Việt Nam đầu thế kỉ XXI: Phần 2
103 trang 67 6 0 -
Tiểu thuyết Chuyện tình mùa tạp kỹ của Lê Anh Hoài nhìn từ lí thuyết trò chơi
11 trang 53 1 0 -
Luận án Tiến sĩ Văn học: Văn hóa tâm linh trong tiểu thuyết Việt Nam đương đại
182 trang 46 0 0 -
33 trang 36 0 0
-
234 trang 36 0 0
-
65 trang 35 0 0
-
112 trang 35 0 0