Danh mục

Giới thiệu 'HÀNH TRÌNH ĐẾN CÙNG TRỜI CUỐI ĐẤT'

Số trang: 5      Loại file: pdf      Dung lượng: 2.25 MB      Lượt xem: 8      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Phí lưu trữ: miễn phí Tải xuống file đầy đủ (5 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Tôi biết Trần Thế Dũng từ lâu bởi anh là người có tên tuổi và dày dặn kinh nghiệm trong lĩnh vực lữ hành và hướng dẫn du lịch. Nhưng đến khi cầm tập bản thảo Hành trình đến cùng trời cuối đất của anh tôi mới ngỡ ngàng như nhìn thấy một Trần Thế Dũng mới, Trần Thế Dũng - nhà báo - nhà văn. Tập bản thảo là tập hợp các bài viết về các chuyến đi khảo sát, thám hiểm, các ghi chép và tâm sự của anh về nghề nghiệp, về đất nước và con người...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Giới thiệu “HÀNH TRÌNH ĐẾN CÙNG TRỜI CUỐI ĐẤT”Giới thiệu “HÀNH TRÌNH ĐẾN CÙNG TRỜI CUỐI ĐẤT”Tôi biết Trần Thế Dũng từ lâu bởi anh là người có tên tuổi và dày dặn kinh nghiệmtrong lĩnh vực lữ hành và hướng dẫn du lịch. Nhưng đến khi cầm tập bản thảo Hànhtrình đến cùng trời cuối đất của anh tôi mới ngỡ ngàng như nhìn thấy một Trần ThếDũng mới, Trần Thế Dũng - nhà báo - nhà văn.Tập bản thảo là tập hợp các bài viết về các chuyến đi khảo sát, thám hiểm, các ghichép và tâm sự của anh về nghề nghiệp, về đất nước và con người Việt Nam. Tôi đãđọc một mạch bản thảo, không thể dứt ra được vì bị lôi cuốn bởi những khát vọngkhám phá cháy bỏng và những vùng đất và con người mới, bởi tình yêu tha thiết vớingành du lịch, với nghề hướng dẫn của anh.Là người phụ trách công tác lữ hành và hướng dẫn du lịch, tôi cũng đã đặt chân đến tấtcả các tỉnh của cả nước, đã cùng các doanh nghiệp lữ hành quốc tế đi khảo sát hàngtrăm điểm du lịch trong và ngoài nước; nhưng khi đọc Hành trình đến cùng trời cuốiđất tôi mới ngộ ra là còn nhiều vùng đất mình chưa đặt chân tới, còn nhiều cái hay, cáiđẹp của nhiều dân tộc anh em mà mình chưa được chiêm ngưỡng và thưởng thức, vàcó lẽ cả những cảm xúc về những thiên nhiên bao la, hùng vĩ của đất nước còn chưa đủđộ sâu để tuôn trào trên ngòi bút như Trần Thế Dũng.Tôi thật sự xúc động và cảm phục khi đọc đoạn leo núi Phanxipăng trong cơn giôngbão của anh, hay một đêm thức trắng để cảm thông với nỗi đau và hạnh phúc của bàmẹ rùa khi sinh ra tới 102 quả trứng. Làm nghề lữ hành là phải đi, phải khám phá đểxây dựng các sản phẩm du lịch mới hấp dẫn cho du khách. Nhưng đi nhiều như Dũng,khảo sát kỹ như Dũng và hòa mình với thiên nhiên và con người như Dũng thì chắcchắn không nhiều. Đọc tác phẩm của anh, tôi không chỉ trân t rọng thành quả lao độngcủa anh mà còn nhận thấy anh đã vươn tới đỉnh cao của sự đam mê nghề nghiệp, đạttới độ hài hòa của kiến thức và kinh nghiệm hành nghề.Với một giọng văn bình dị, chân thực, Trần Thế Dũng đã lôi cuốn người đọc đi tớicùng trời cuối đất với anh, nghe anh kể chuyện, tâm sự về ngành du lịch, về nghề lữhành và hướng dẫn. Đọc sách của anh, chắc chắn mọi người sẽ hiểu hơn, sẽ cảm thôngvà chia sẻ nhiều hơn với những người hoạt động trong ngành du lịch. Mong sao trongngành du lịch có nhiều người tâm huyết như anh, không chỉ giỏi trong nghề nghiệp màcòn có khả năng truyền cảm cho người khác bằng các bài viết, cuốn sách về du lịch.Tôi tin tưởng rằng cuốn sách Hành trình đến cùng trời cuối đất của Trần Thế Dũng sẽkhông chỉ thu hút anh em trong ngành du lịch mà còn hấp dẫn những ai say mê khámphá và yêu du lịch.VŨ THẾ BÌNH(Vụ trưởng Vụ Lữ hành, Tổng cục Du lịch Bộ Văn hóa - Thể thao - Du lịch)=======================================================Đến cầu sông KWAINăm 12 tuổi, tôi thường la cà các rạp chiếu bóng thường trực ở Sài Gòn, chọn xemnhững phim chiến tranh, đấm đá để thỏa mãn tính hiếu động của trẻ con hơn là chú ýđến nội dung, chủ đề của phim.Trường hợp phim Cầu sông Kwai có phần ngoại lệ, vì khi rời khỏi rạp trong lòng đứatrẻ là tôi nặng trĩu nỗi buồn khi nhớ đến viên chỉ huy tù binh đã xả thân nhằm ngănchận cảm tử quân đánh mìn phá hủy công trình cầu sông Kwai, kết quả lao động giankhổ của hàng chục nghìn tù binh Đồng minh đang chịu sự giam cầm của quân phát xítNhật.Cái ấn tượng đó đã đọng lại trong ký ức của chúng tôi suốt 40 năm, để ngày hôm naykhi có cơ hội thì cuộc hành trình đến với chiếc cầu huyền thoại đó đã được thực hiện.Thực ra, chuyến đi nằm ngoài dự kiến, bởi tôi hoàn toàn không ngờ cầu sông Kwainằm rất gần thủ đô Bangkok của Thái Lan, giao thông đường bộ lại khá thuận lợi. Vàđiều kỳ diệu ấy đã xảy ra khi tôi ngẫu nhiên mua được một cuốn guide book tại phốdu lịch balô Khao Sang.Khởi hành từ bến xe miền nam Bangkok, xe vượt qua chặng đường dài 128 km đếntỉnh Kanchanaburi, sau đó tôi tiếp tục đi honda ôm vào cầu sông Kwai cách trung tâmtỉnh 3km. Thay cho hình ảnh cánh rừng già hoang dã như đã thấy trong phim, bây giờở khu vực chiếc cầu nổi tiếng là các văn phòng du lịch, nhà hàng, khách sạn, cửa hàngđá quí ồn ào. Tuy nhiên nỗi thất vọng ấy chỉ thoáng qua: ngay sau đó, đập vào mắt tôilà hai chiếc đầu xe lửa thời Thế chiến II được trưng bày ngoài trời tại khu vực trungtâm; và kia rồi - chiếc cầu bằng sắt đen mốc, lồ lộ dưới ánh nắng gay gắt. Ngoài ra,người ta còn xếp đặt thêm ở đầu cầu hai trái bom rỗng ruột, cắm đầu xuống đất nh ưmuốn nhắc lại di tích này từng bị bom đạn hủy diệt.Cầu sông Kwai hay còn được gọi là “cầu đường ray tử thần”, hoàn toàn bình thườngnhư những chiếc cầu cổ kính khác, cũng kết cấu nhịp vòng cung, cũng hành lang bảovệ nằm trên những ụ ximăng kiên cố. Giữa cầu, hai đường ray xe lửa chạy suốt chiềudài nối liền hai bờ đông - tây sông Khwae (cách viết khác của Kwai), một nhánh củasông lớn Maeklong. Khác với nét bình yên, lãng mạn cố hữu của dòng sông, chiếc cầulại có số phận đáng kinh ngạc đối với người quan tâm đến lị ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: